Bài giảng Kiểm toán: Chương 2 Kiểm toán các toán phải thu và nghiệp vụ bán hàng
lượt xem 28
download
Chương học này trình bày về: nội dung và đặc điểm kiểm toán vốn bằng các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng, đặc điểm kiểm toán vốn bằng các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng, kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng, kiểm toán khoản mục phải thu và nghiệp vụ bán hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán: Chương 2 Kiểm toán các toán phải thu và nghiệp vụ bán hàng
- MÔN KIỂM TOÁN
- Chương 2: Kiểm toán các toán phải thu và nghiệp vụ bán hàng 2.2.1. Nội dung và đặc điểm kiểm toán vốn bằng các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng. 2.2.1.1 Nội dung Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần A “tài sản ngắn hạn”, gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi số âm. Do đó, hiệu số giữa nợ phải thu khánh hàng và dự phong phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần, tức giá trị thuần có thể hiện được. Riêng các khoản nợ phải thu dài hạn được trình bày trong phần B” Tài sản dài hạn”.
- 2.2.1.2 Đặc điểm kiểm toán vốn bằng các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng - Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những giạn lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô. - Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. - Nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi cho nợ phải thu khách hàng thường dựa vào sự ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.
- 2.2.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng - Các khoản nợ phải thu khánh hàng đã ghi chép có thực tại thời điểm lập báo cáo (hiện hữu). - Tất cả các khoản nợ phải thu có thực điều được ghi nhận đầy đủ( đầy đủ). - Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thu ộc về đ ơn vị( quyền sỡ hữu) - Những khoản nợ phải thu khánh hàng phải dược ghi chép đúng số tiền gộp trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu khách hàng với sổ cái( ghi chép chính xác) - Các khoản dự phòng được tính toán hợp lý để giá trị thuần của nợ phải thu khách hàng gần đúng với giá thuần có thể thực hiện được( đánh giá) - Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải thu, bao gồm việc trình đúng đắn các khoản nợ phải thu, cũng như công bố đ ầy đủ những vấn đề cí liên quan như cầm cố, thế chấp…( trình bày và công bố)
- 2.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng 2.2.3.1 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ Nếu đơn vị không xây dựng hệ thống kiểm soát nội bbooj hữu hiệu đối với chu trình bán hàng thì việc không thu hồi được các khoản nợ của khách hàng là điều khó tránh khỏi, mặt khác báo cáo tài chính cũng có khả năng không phản ánh đúng các khoản nợ phải thu khách hàng của đơn vị. Chẳng hạn do đơn vị bán chịu cho các khách hàng không khả năng thanh toán; hoặc sổ sách thoe dõi không chặt chẽ nên dẫn đến thất thoát công nợ, hay dẫn trong thoe dõi chi tiết đối với từng khách hàng…
- 2.2.3 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu về chu trình bán hàng thường đòi hỏi phải tách biệt các chức năng, phân nhiệm cho những cá nhân hay bộ phận khác nhau phụ trách. Tùy theo quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà cách tổ chức cụ thể về kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng có thể rất khác nhau. Để có thể nghiên cứu đầy đủ về các thủ tục kiểm soát trong chu trình này,phần dưới đây sễ trình bày một cách thức tổ chức chu trình bán hàng đối với các doamh nghiệp có quy mô tương đối lớn và chủ yếu thực hiện bán chịu. Thường trong những đơn vị này, chu trình bán hàng được phân chia thành các chức năng như sau: 1. Lập lệnh bán hàng( phiếu xuất kho) 2. Xét duyệt bán chịu 3. Xuất kho 4. Gữi hàng đi bán 5. Lập và kiểm toán hóa đơn 6. Theo dõi thanh toán 7. Xét duyệt hàng bán bị trả lại, hay giảm giá 8. Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được
- 2.2.4 Kiểm toán khoản mục phải thu và nghiệp vụ bán hàng 2.2.4.1 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 2.2.4.1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nộ bộ Kiểm soát nộ bộ đối với khoản mục này gồm có các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, hóa đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu khách hàng, cho đến khi được khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ.
- Trả lời Câu hỏi Không áp Có không Yếu kém Ghi chú dụng Quan Thứ yếu trọng 1. Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi hàng hay không 2. Các chứng từ gửi hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không 3. Các số hóa đơn bán hàng có được đánh giá liên tục trước khi sử dụng hay không 4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để bảo vệ rằng mọi hàng hóa gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không? 5. Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền hóa đơn hay không? 6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không?
- 2.2.4.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Trên cơ sở các hiểu biết về kiểm toán nộ bộ, kiểm toán viên đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Cần lưu ý khi đánh giá rủi ro kiểm toán thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên phải chứng minh điiều này bằng các thử nghiệm kiểm soát.
- 2.2.4.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm toán mà mình dự định là sẽ giảm các thủ nghiệm cơ bản. Dưới đây là một số thứ nghiệm kiểm toán thường được sử dụng: a) Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng b) Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan c) Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng hóa bị trả lại hay bị hư hỏng
- 2.2.4.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm toán và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản Sau khi thực hiện các thử nghiệm trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, kiểm toán viên nên nhận diện những điểm yếu của kiểm toán nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.
- 2.2.5 Thử nghiệm cơ bản 2.2.5.1 Thực hiện thủ tục phân tích Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu Tính số vòng quay nợ phải thu So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số nợ phải thu
- 2.2.5.2 Thử nghiệm chi tiết Thu nhập hay lập bảng số dư cuối dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái Gữi thư xin xác nhận đến khách hàng Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi Kiểm tra việc khóa đối với nghiệp bán hàng Xem xét về khoản nợ phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp Đánh giá chung về sự trình bày và công khoản nợ phải thu của khách hàng trên báo cáo tài chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán đại cương: Chương 2 - Nguyễn Thị Thanh Hương
44 p | 178 | 30
-
Bài giảng Kiểm toán: Chương 2 - ĐH Kinh tế
90 p | 186 | 22
-
Bài giảng Kiểm toán - Chương 2: Môi trường kiểm toán
23 p | 275 | 21
-
Giáo án điện tử Kiểm toán: Chương 2 - Lê Thị Lan Hương
39 p | 124 | 20
-
Tập bài giảng Kiểm toán tài chính
213 p | 64 | 13
-
Bài giảng Kiểm toán đại cương: Chương 2 - Trần Phan Khánh Trang
67 p | 114 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán: Chương 2 - GV. Nguyễn Thị Chinh Lam
35 p | 125 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
54 p | 119 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
25 p | 104 | 8
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - ĐH Thương Mại
0 p | 96 | 8
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 39 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 1: Kiểm toán doanh thu và thu nhập
16 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 2: Kiểm toán chi phí
18 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán - Chương 2: Môi trường kiểm toán (Đại học Kinh tế TP. HCM)
21 p | 50 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 2: Kiểm toán tài sản ngắn hạn
22 p | 25 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 3: Kiểm toán lưu chuyển tiền tệ
18 p | 10 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
6 p | 13 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 4: Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
20 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn