Bài giảng Kiểm toán tài chính: Bài 3 - TS. Đoàn Thanh Nga
lượt xem 3
download
"Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 3: Quy trình kiểm toán tài chính" cung cấp đến các bạn sinh viên kiến thức để lập kế hoạch kiểm toán tài chính; thực hiện kế hoạch kiểm toán tài chính; kết thúc kiểm toán tài chính
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán tài chính: Bài 3 - TS. Đoàn Thanh Nga
- BÀI 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TS. Đoàn Thanh Nga ThS. Hà Hồng Hạnh ThS. Tạ Thu Trang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0016101206 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Halvorson Co., là một công ty kiểm toán nhỏ bắt đầu tạo dựng được ít nhiều danh tiếng. Năm nay Halvorson được công ty Machinetron mời thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Al Trent, giám đốc công ty, đang có ý định niêm yết cổ phần của Machinetron trên thị trường chứng khoán và tiếp cận với nhiều nhà đầu tư hơn. Sản phẩm của Machinetron đều là máy móc có kết cấu phức tạp, trọng tải và giá trị lớn. Mỗi giao dịch bán hàng đều được thực hiện trực tiếp bởi Al Trent và được khách hàng thanh toán làm nhiều kỳ. Việc khách hàng thanh toán làm nhiều kỳ dẫn đến khả năng các bút toán ghi nhận doanh thu có thể có sai phạm trọng yếu. Trưởng nhóm kiểm toán, Bob Lehman, là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhận ra những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình ghi nhận doanh thu. Lehman yêu cầu tất cả các khoản phải thu cuối năm phải đối chiếu với khách hàng. Anh nhận ra rằng các khoản phải thu liên quan đến giao dịch bán hàng đều được đối chiếu và xác nhận bằng fax. v1.0016101206 2
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG (tiếp theo) Vào ngày kiểm toán cuối cùng, trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán, Lehman khăng khăng yêu cầu việc xác nhận các khoản phải thu cần phải được thực hiện bằng văn bản. Al Trent vô cùng tức giận và không đồng ý với yêu cầu trên của kiểm toán viên. Luật sư của Machinetron đề nghị sẽ ban hành một văn bản trong đó cam kết rằng bản fax hoàn toàn đầy đủ giá trị pháp lý để xác nhận các khoản phải thu. Lehman cảm thấy quá áp lực, đành chấp nhận với đề nghị và đồng ý phát hành ý kiến chấp nhận toàn phần với báo cáo tài chính của Machintron. Với tình huống như trên, với danh nghĩa là kiểm toán viên, các bạn sẽ xử lý như thế nào trước khi đưa ra ý kiến (kết luận) kiểm toán. v1.0016101206 3
- MỤC TIÊU • Giúp sinh viên hiểu được được các công việc và yêu cầu thực hiện từng công việc trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán tài chính; • Giúp sinh viên nắm bắt được yêu cầu của lập kế hoạch kiểm toán và các công việc thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; • Giúp sinh viên nhận thức được cách thức thực hiện các loại thủ tục kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán; • Giúp sinh viên thấy rõ được các yếu tố cấu thành báo cáo kiểm toán và các dạng ý kiến kiểm toán khác nhau được kiểm toán viên sử dụng trong quá trình lập báo cáo kiểm toán. v1.0016101206 4
- NỘI DUNG Lập kế hoạch kiểm toán tài chính Thực hiện kế hoạch kiểm toán tài chính Kết thúc kiểm toán tài chính v1.0016101206 5
- 1. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán v1.0016101206 6
- 1.1. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG QUÁT 1.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 1.1.2. Thu thập thông tin cơ sở 1.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 1.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích 1.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 1.1.6. Nghiên cứu KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát v1.0016101206 7
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán b. Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng c. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán d. Lập hợp đồng kiểm toán v1.0016101206 8
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp theo) a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán • Đánh giá khả năng kiểm toán bao gồm các công việc sau: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng Khi xem xét, KTV thường dựa trên các yếu tố: Khả năng phục vụ tốt khách hàng của công ty kiểm toán. Tính độc lập của KTV. Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc khách hàng KTV cần dựa vào phán đoán chủ quan của mình để đánh giá tính liêm chính của Ban Giám đốc. Nếu Ban Giám đốc thiếu liêm chính, KTV không nên dựa vào bất kỳ bản giải trình nào của Ban Giám đốc hoặc các tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. Nếu những lo ngại về tính liêm chính của Ban Giám đốc quá nghiêm trọng, KTV có thể kết luận: không chấp nhận khách hàng kiểm toán. v1.0016101206 9
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp theo) • KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động kiểm toán và có ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của công ty kiểm toán hay không. • Đánh giá khả năng kiểm toán bao gồm các công việc sau: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng. Xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc khách hàng. Liên lạc với KTV tiền nhiệm. v1.0016101206 10
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp theo) Liên lạc với KTV tiền nhiệm Khách hàng truyền thống: KTV phải cập nhật các thông tin về khách hàng và lưu ý tới những rủi ro kiểm toán và nếu rủi ro ở mức cao thì KTV nên đưa ra kết luận không tiến hành kiểm toán. Đối với khách hàng mới và khách hàng tiềm năng: – Khách hàng trước kia chưa từng được kiểm toán bởi bất kỳ công ty kiểm toán nào: KTV cần thu thập các thông tin thông qua: » Nghiên cứu tài liệu của ngành liên quan hoạt động của công ty. » Liên hệ với các bên có liên quan: Ngân hàng, chủ nợ, nhà đầu tư… » Liên hệ với cố vấn pháp luật của đơn vị khách hàng. – Khách hàng trước đây đã được kiểm toán bởi một công ty khác: KTV cần tìm hiểu những thông tin: » Lý do thay đổi KTV; » Thông tin về tính liêm chính của Ban Giám đốc. v1.0016101206 11
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp theo) b. Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng • Lý do kiểm toán thường được thể hiện rõ trong thư mời kiểm toán hoặc kế hoạch kiểm toán và để nắm rõ lý do, KTV có thể phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc hoặc Ủy ban kiểm toán. Trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV sẽ thu thập thêm thông tin để nắm rõ hơn lý do kiểm toán của khách hàng. • Lý do kiểm toán của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và mức độ tin cậy của bằng chứng. v1.0016101206 12
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp theo) c. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán • Trong nhóm kiểm toán phải có người có khả năng giám sát các nhân viên mới. • Các công ty kiểm toán nên tránh thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm. • Lựa chọn KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. v1.0016101206 13
- 1.1.1. CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp theo) d. Lập hợp đồng kiểm toán • Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. • Nội dung chính của hợp đồng kiểm toán: Mô tả được mục tiêu và phạm vi kiểm toán. Trách nhiệm của các bên có liên quan (Ban giám đốc và KTV). Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có). Thời gian tiến hành kiểm toán. Căn cứ tính giá phí cho cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán. v1.0016101206 14
- 1.1.2. THU THẬP THÔNG TIN CƠ SỞ • Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng như: những hiểu biết chung về nền kinh tế, những hiểu biết về lĩnh vực hoạt động, dây truyền công nghệ, cơ cấu tổ chức,… • Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung, nhằm theo dõi các chính sách của công ty, bản chất của các số liệu cũng như sự biến động của chúng trên BCTC. • Quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: KTV sẽ nắm được quy trình sản xuất kinh doanh những nhận định ban đầu về phong cách quản lý, về tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống thông tin trong đơn vị. • Nhận diện các bên hữu quan: Bên hữu quan là các bên có khả năng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hàng. • Dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia. v1.0016101206 15
- 1.1.3. THU THẬP THÔNG TIN VỀ NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG Thông tin cơ sở được thu thập là giúp KTV hiểu được các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng còn thông tin về nghĩa vụ pháp lý giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh. Bao gồm: • Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép thành lập để thu thập thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. • Điều lệ công ty để nắm được các thông tin về cơ cấu tổ chức, về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu… • BCTC, báo cáo kiểm toán, báo cáo thanh tra hay kiểm tra trong năm hiện hành hay trong các năm trước nắm được xu hướng phát triển của khách hàng, nhận thức rõ hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị và dự kiến phương hướng kiểm tra. • Thu thập các biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Ban giám đốc nắm các thông tin quan trọng như: công bố về cổ tức, hợp nhất, giải thể các đơn vị trực thuộc, xét duyệt mua bán,… • Thu thập các hợp đồng và cam kết quan trọng khác: giúp KTV hiểu rõ hoạt động kinh doanh chính của khách hàng. v1.0016101206 16
- 1.1.4. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH • Khái niệm: Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá các thông tin tài chính qua việc phân tích mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm cả việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể với các giá trị dự kiến. • Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn này: Thu thập những thông tin về sự biến đổi quan trọng trong kế toán hoặc trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Nhằm tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV phát hiện những vấn đề nghi vấn và khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. v1.0016101206 17
- 1.1.4. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH (tiếp theo) • Các loại phân tích: Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên các BCTC như: So sánh giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. So sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số dự toán. So sánh giữa số thực tế trên sổ sách với số liệu ước tính của KTV. So sánh giữa số thực tế của đơn vị với các chỉ tiêu chung của ngành. v1.0016101206 18
- 1.1.4. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH (tiếp theo) • Các loại phân tích: Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu hoặc các khoản mục khác nhau trên BCTC. Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tích dọc bao gồm: Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: Tài sản ngắn hạn Tỷ suất thanh toán chung = Nợ ngắn hạn Tiền + Các khoản đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu Tỷ suất thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn v1.0016101206 19
- 1.1.4. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH (tiếp theo) • Các loại phân tích: Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tích dọc bao gồm: Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính: Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = Tổng tài sản Tổng Nợ phải trả Tỷ suất Nợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = = 1 - Tỷ suất Nợ Tổng nguồn vốn Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời: – Tỷ suất lợi nhuận thuần/ doanh thu – Tỷ suất lợi nhuận gộp/ doanh thu – Tỷ suất lợi nhuận thuần/ vốn chủ sở hữu – … v1.0016101206 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - ĐH Kinh tế TP. HCM
58 p | 193 | 22
-
Tập bài giảng Kiểm toán tài chính
213 p | 64 | 13
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1
111 p | 53 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 2: Đánh giá kiểm soát nội bộ
20 p | 51 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2
102 p | 57 | 8
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính
18 p | 79 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
12 p | 64 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
16 p | 68 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính – Bài 3: Quy trình kiểm toán
45 p | 59 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 3 - ĐH Kinh tế TP. HCM
58 p | 70 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính: Bài 4 - PGS.TS. Phan Trung Kiên
48 p | 68 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
30 p | 60 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 3 - Võ Minh Hùng
58 p | 59 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính: Bài 5 - TS. Trần Mạnh Dũng
37 p | 45 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán tài chính: Bài 1 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
42 p | 42 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 3 | 1
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - ThS. Trần Thanh Nhàn
17 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn