MỤC LỤC<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................... 4<br />
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5<br />
1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................................. 5<br />
1.2. Nguyên lý của kinh tế học .............................................................................................. 6<br />
1.3. Thuật ngữ ........................................................................................................................ 7<br />
CHƯƠNG 2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ .................................................... 8<br />
2.1. Kinh tế vi mô ................................................................................................................... 8<br />
2.2. Kinh tế vĩ mô ................................................................................................................... 8<br />
2.3. Kinh tế môi trường .......................................................................................................... 9<br />
2.3.1. Giới thiệu................................................................................................................. 9<br />
2.3.2. Đối tượng của kinh tế môi trường ......................................................................... 10<br />
2.3.3. Ngoại ứng Môi trường........................................................................................... 11<br />
2.3.4. Xác định hiệu ích môi trường................................................................................ 12<br />
2.4. Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................... 13<br />
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ......................................................................................... 14<br />
3.1. Lời giới thiệu : Tại sao cần đánh giá các dự án? ........................................................... 14<br />
3.2. Những phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá ................................................................. 14<br />
3.3. Dự án quản lý tài nguyên Nước (WRM) ....................................................................... 15<br />
3.4. Tính bền vững ............................................................................................................... 16<br />
3.5. Những vấn đề chung trong sự đánh giá dự án ............................................................... 17<br />
3.6. Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................... 19<br />
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KINH TẾ ................................................................................... 20<br />
4.1. Các giá trị kinh tế .......................................................................................................... 20<br />
4.2. Ai dược hưởng lợi và ai bị thiệt hại .............................................................................. 22<br />
4.3. Khi nào thì chiết khấu ................................................................................................... 22<br />
4.4. Các giai đoạn ứng dụng phân tích kinh tế ..................................................................... 25<br />
4.4.1. Xác định sự thay đổi khi có dự án và không có dự án ........................................... 25<br />
4.4.2. Lượng hoá sự thay đổi............................................................................................ 27<br />
4.4.3. Đánh giá về sự thay đổi.......................................................................................... 29<br />
4.5. Phương pháp cơ bản để đánh giá .............................................................................. 30<br />
4.5.1. Giá thị trường........................................................................................................ 30<br />
4.5.2. Giá mờ ................................................................................................................... 30<br />
4.5.3. Phương pháp chi phí đi lại (The Travel Cost Method - TCM).............................. 31<br />
4.5.4. Phương pháp giá Hedonic (HPM)- The Hedonic Price Method ......................... 33<br />
4.5.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (điều tra phỏng vấn) (CVM) ........................ 34<br />
4.5.6. Phương pháp thay thế có chi phí tối thiểu ............................................................ 36<br />
4.5.7. Tiếp cận trường hợp đặc biệt ................................................................................ 36<br />
4.6. Ứng dụng đối với công trình bảo vệ biển và bờ ............................................................ 37<br />
4.6.1. Bảo vệ biển ............................................................................................................ 37<br />
4.6.2. Bảo vệ biển : đánh giá thiệt hại ............................................................................ 38<br />
4.6.3. Bảo vệ biển : đánh giá hiệu ích hàng năm ............................................................. 38<br />
4.6.4. Bảo vệ vùng ven biển .............................................................................................. 39<br />
4.6.5. Bảo vệ vùng ven biển : xác định nhưng giá trị không sử dụng ............................. 41<br />
4.7. Rủi ro và mức độ không chắc chắn ............................................................................... 42<br />
4.7.1. Bản chất của rỏi ro và không chắc chắn ............................................................... 42<br />
4.7.2. Phân tích làm giảm nhẹ yếu tố không chắc chắn .................................................. 43<br />
4.7.3. Nên biết thời điểm dừng phân tích độ nhạy .......................................................... 44<br />
4.7.4. Quản lý độ không chắc chắn ................................................................................. 45<br />
4.8. Câu hỏi và Bài tập ......................................................................................................... 45<br />
<br />
CHƯƠNG 5 NGUYÊN TẮC CB CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH (CBA) ....... 46<br />
5.1. Bộ công cụ để hướng dẫn ra quyết định ...................................................................... 46<br />
5.2. Đơn vị đo lường định lượng chung ............................................................................... 47<br />
5.3. Các kiểu phân tích lợi ích - chi phí ............................................................................... 47<br />
5.4. Hoàn cảnh ra quyết định............................................................................................... 50<br />
5.5. Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch - thiết kế -thực thi ....................................... 51<br />
5.6. Các giai đoạn chính của phân tích chi phí - lợi ích ...................................................... 52<br />
5.7. Câu hỏi và Bài tập ........................................................................................................ 53<br />
CHƯƠNG 6 ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH ............................. 54<br />
6.1. Chi phí và lợi ích trong các tình huống có dự án và không có dự án ............................ 54<br />
6.2. Chi phí và lợi ích mà đôi khi không tính đến ................................................................ 56<br />
6.2.1. Các nguyên tắc hướng dẫn ..................................................................................... 56<br />
6.2.2. Phí chuyển đổi ...................................................................................................... 56<br />
6.2.3. Chi phí và lợi ích phi thị trường và không định giá .............................................. 56<br />
6.2.4. Chi phí chìm ........................................................................................................... 58<br />
6.2.5. Dự đoán tốt nhất và những sự ngẫu nhiên ............................................................. 58<br />
6.2.6. Khấu hao ................................................................................................................ 60<br />
6.2.7. Nợ, hoàn trả và lãi ................................................................................................ 61<br />
6.2.8. Tổng kết .................................................................................................................. 61<br />
6.3. Đánh giá chi phí xây dựng trực tiếp .............................................................................. 62<br />
6.4. Đánh giá lợi ích có thể tiếp thị được ............................................................................ 65<br />
6.5. Đánh giá chi phí và lợi ích không có tính thị trường .................................................... 65<br />
6.6. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên có hạn ........................................................................ 66<br />
6.7. Câu hỏi và Bài tập ........................................................................................................ 66<br />
CHƯƠNG 7 CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU ÍCH VÀ CÁC CÁCH XÁC ĐỊNH ................... 68<br />
7.1. Yếu tố thời gian ............................................................................................................. 68<br />
7.2. Chiết khấu .................................................................................................................... 69<br />
7.3. Độ dài của thời gian phân tích...................................................................................... 74<br />
7.4. Các chỉ số kinh tế trong dự án quản lý khai vùn ven biển ............................................ 75<br />
7.5. Kiểm tra độ nhạy .......................................................................................................... 80<br />
7.6. Câu hỏi và Bài tập ........................................................................................................ 85<br />
CHƯƠNG 8 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN ĐA MỤC TIÊU .................................................. 86<br />
8.1. Giới thiệu....................................................................................................................... 86<br />
8.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................... 87<br />
8.2.1. Thuật ngữ ............................................................................................................... 87<br />
8.2.2. Tỷ lệ, điểm số hoặc sự đánh giá ............................................................................. 88<br />
8.2.3. Trọng số trung bình và tổng số .............................................................................. 91<br />
8.2.4. Ưu thế ..................................................................................................................... 91<br />
8.2.5. Tôn ti trật tự ........................................................................................................... 91<br />
8.2.6. Sàng lọc, Sắp xếp, ngưỡng ..................................................................................... 92<br />
8.3. Phương pháp tính .......................................................................................................... 92<br />
8.4. Câu hỏi và Bài tập ........................................................................................................ 94<br />
CHƯƠNG 9 ỨNG DỤNG VÀO BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN VÀ BẢO VỆ BỜ ............. 95<br />
9.1 Xói mòn bờ: đáng giá thiệt hại và lãi tiềm tàng ............................................................. 95<br />
9.1.1. Tổng quan thông tin ............................................................................................... 95<br />
9.1.2. Nêu vấn đề ............................................................................................................. 95<br />
9.1.3. Tốc độ xói mòn và “ đường “ xói mòn .................................................................. 99<br />
9.1.4. Ngăn chặn tổn thất và kéo dài tuổi thọ tài sản và đất .......................................... 101<br />
9.1.5. Trình tự đánh giá lãi hạ tầng .............................................................................. 108<br />
9.1.6. Định giá đất không xây dựng. ............................................................................. 113<br />
<br />
9.1.7. Tổng kết, “cảnh báo về sức khoẻ”, nhu cầu thông số và trình tự ....................... 117<br />
9.2. Tái tạo lại bờ: tác động của các công trình bảo vệ bờ, bảo vệ biển ............................ 119<br />
9.2.1 Tổng quan thông tin .............................................................................................. 119<br />
9.2.2 Vấn đề: xói mòn bờ, bảo vê bờ và tăng cường bờ................................................. 123<br />
9.2.3 Phương pháp, cách tiến hành và kết quả nghiên cứu ........................................... 134<br />
9.2.4 Phương pháp được khuyến cáo để đánh giá lợi ích giải trí: khung hai giai đoạn 147<br />
9.2.5 Các phương pháp và kỹ thuật khuyến cáo ............................................................ 147<br />
9.2.6 Các phương pháp khuyến cáo: kỹ thuật phân tích và diễn giải kết quả .............. 158<br />
9.2.7 Tổng kết: đánh giá, han chế và danh sách hướng dẫn.......................................... 166<br />
9.3 Lợi ích của việc giảm lũ: đê biển ................................................................................. 171<br />
9.3.1 Tổng quan.............................................................................................................. 171<br />
9.3.2 Tính lãi của việc giảm lũ: đầu vào cơ bản ............................................................ 171<br />
9.3.3 Thiệt hại và mất mát do lũ ở ven biển ................................................................... 180<br />
9.3.4 Tác động do lũ, thiệt hại và mất mát: nguồn số liệu và thông tin khác ................ 185<br />
9.3.5 Các phương pháp và KT vận hành cho việc thu thập số liệu đặc thù cho dự án . 196<br />
9.3.6 Các phương pháp phân tích .................................................................................. 201<br />
9.3.7 Tính lợi ích về nông nghiệp của các dự án bảo vệ ................................................ 203<br />
9.3.8. Danh mục hướng dẫn và các quy định ................................................................. 208<br />
9.4. Lợi ích và tổn thất tiềm tàng về môi trường từ các công trình bảo vệ bờ và đê biển .. 209<br />
9.4.1 Tổng quan thông tin .............................................................................................. 209<br />
9.4.2 Xác định vấn đề ..................................................................................................... 210<br />
9.4.3 Đánh giá môi trường và sinh thái hiện đại nhất ................................................... 222<br />
9.4.4 Các giá trị về khảo cổ học, địa chất học và cảnh quan ........................................ 229<br />
9.4.5 Trình tự đưa các giá trị môi trường vào việc ra quyết định................................. 233<br />
9.4.6 Phương pháp và kỹ thuật....................................................................................... 241<br />
9.4.7 Tổng kết, đánh giá và hướng dẫn .......................................................................... 248<br />
9.5 Câu hỏi và Bài tập ........................................................................................................ 251<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 252<br />
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 256<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Vùng ven biển rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vì<br />
những nguồn tài nguyên hiếm có của nó. Vói những vùng đất đồng bằng ven<br />
biển màu mỡ và các nguồn tài nguyên biển phong phú, cộng với khả năng tiếp<br />
cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng, vùng ven biển đã và vẫn đang thu hút<br />
sự quan tâm của côn người. Vùng ven biển là tụ điểm phát triển kinh tế của<br />
nhiều quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời cũng<br />
chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động này.<br />
Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, phát triển thương mại và áp lực của<br />
sự gia tăng dân số liên tục ở nhiều nơi đã làm tăng xói mòn, lũ lụt, mất các vùng<br />
ngập nước, ô nhiễm, gia tăng việc khai thác bừa bãi đất đai và nguồn nước ở<br />
vùng ven bờ.<br />
Do vậy nhằm nâng nâng cao hiệu quả của quản lý khai thác vùng ven biển,<br />
đòi hỏi phải có những biện pháp tổng hợp và đồng bộ, trong đó việc cập nhật và<br />
nâng cao phương pháp luận về kinh tế và quản lý khai thác vùng ven biển đóng<br />
một vai trò quan trọng.<br />
Trong khuôn khổ dự án hợp tác”Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật<br />
bờ biển” được phía chính phủ Hà Lan tài trợ tác giả đã có dịp được sang làm<br />
việc, học tập tại Trường Đại học Công nghệ Delft, Viện Thủy lực Delft, và trực<br />
tiếp dưới sự giúp đỡ của TS. Paul Baan đã hoàn thành cuốn bài giảng Kinh tế<br />
quản lý khai thác vùng ven biển. Cuốn bài giảng này lần đầu tiên được viết bằng<br />
tiếng Anh và được nhiều Giáo sư, Tiến sỹ của Đại học Công nghệ Delft, Viện<br />
Thủy lực Delft góp ý và chỉnh sửa, sau đó được dịch sang tiếng Việt và hiện nay<br />
đã trở thành tài liệu giảng dạy chính thức cho Khoa Kỹ thuật bờ biển.<br />
Nhân đây cho phép tác giả được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc TS. Paul Baan đã<br />
tận tình giúp đỡ tác giả trong việc tìm kiếm tài liệu và trao đổi về học thuật đặc<br />
biệt các kiến thức kinh tế quản lý khai thác vùng ven biển. Tác giả cũng chân<br />
thành cám ơn PGS. TS. Nguyễn Xuân Phú đã đọc bản thảo tiếng Việt và góp ý<br />
nhiều ý quý báu để tác giả chỉnh sửa cuốn bài giảng này.<br />
Trong lúc biên soạn lại tập thể tác giả có sử dụng một số tư liệu của một số<br />
tác giả được ghi trong tài liệu tham khảo, tác giả xin chân thành cám ơn.<br />
Mặc dù đã được biên soạn công phu, nhưng vẫn không tránh khỏi những sai<br />
sót, mong bạn đọc góp ý kiến nhận xét để nội dung bài giảng lần sau sẽ được<br />
phong phú và hoàn chỉnh hơn.<br />
Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2005<br />
TÁC GIẢ<br />
TS. Phạm Hùng<br />
<br />
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU<br />
1.1. Giới thiệu chung<br />
<br />
Hàng thế kỷ nay loài người đã cố gắng phát triển, cai trị thế giới và sử dụng tài<br />
nguyên thiên nhiên để mong muốn tồn tại và thoả mãn mọi nhu cầu cũng cũng như<br />
những phúc lợi trong cuộc sống. Với mong muốn thoả mãn được được phúc lợi loài<br />
người cố gắng tự thoả mãn nhu cầu của mình như thức ăn, quần áo, nhà cửa, vui chơi<br />
giải trí .... Những phương tiện, công cụ nhằm thoả mãn những nhu cầu này hoàn toàn<br />
không dư thừa mà trái lại rất khan hiếm. Loài người chỉ có thể thoả mãn một phần nhu<br />
cầu của mình trong một thời kỳ nhất định, đó là vào khoảng thời gian sử dụng nguồn<br />
tiềm năng sẵn có. Đặc trưng nổi bật và khác với những phương tiện khác của những<br />
phương tiện trên là chúng có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau để sản sinh<br />
nhiều của cải vật chất khác nhau. Ví dụ, đất – là tài nguyên cơ bản hoặc ban đầu phục<br />
vụ cho tất cả các hoạt động con người - như được sử dụng cho nông nghiệp, giao<br />
thông, nhà cửa, vùng quy hoạch công nghiệp, vui chơi giả trí v.v…<br />
Do sự khan hiếm về tài nguyên nên hiện nay có nhiều giải pháp thay thế có thể<br />
làm thoả mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học nói chung là sự nghiên cứu và thực<br />
hành các giải pháp nói trên. Điều đó cũng có nghĩa nhu cầu và mong ước của loài<br />
người có thể chuyển hoá thành vật chất (như gạo, đồ đạc, rađiô, xe đạp, và những máy<br />
kéo) và những dịch vụ ("hàng hóa" mà được sử dụng ngay lập tức như sự chăm sóc<br />
sức khoẻ, an ninh, âm nhạc và hoạt động giải trí) thông qua việc sử dụng có hiệu quả<br />
những nguồn tài nguyên khan hiếm. Lao động và những tài nguyên thiên nhiên gọi là<br />
nhân tố sản xuất cơ bản, nguyên liệu như tư liệu sản xuất được gọi những nhân tố sản<br />
xuất thứ hai.<br />
Sự khan hiếm về tài nguyên và dĩ nhiên nguồn tài nguyên có giá trị, cho nên sự<br />
lựa chọn cần phải lưu tâm đến loại hoàng hoá nào được sản xuất, số lượng sản xuất<br />
của mỗi loại hàng hoá, sản xuất như thế nào và cho ai. Một dạng của sự lựa chọn khác<br />
liên hệ tới câu hỏi liệu có thể tiêu thụ được hàng hóa đã sản xuất , hoặc đầu tư cho việc<br />
sản xuất hàng hoá đó hay loại hàng hoá khác.<br />
Sự giàu có của một nước phụ thuộc vào khả năng sẵn có và chất lượng của những<br />
nhân tố sản xuất. Khía cạnh khác để xác định sự giàu có của một quốc gia đó chính là<br />
chuyên môn hóa lao động. Phải chăng mỗi cá nhân có thể lao động tốt mọi công việc,<br />
tài nguyên lao động sử dụng tối ưu và như vậy cộng đồng sẽ có lợi. Tuy nhiên sự<br />
chuyên môn hóa có nghĩa là chuyên buôn bán hàng hóa hoặc chuyên làm dịch vụ vì ví<br />
dụ một bác sỹ có thể không biết làm sao để sản xuất ra thực phẩm hoặc sản xuất ra hoá<br />
chất hoặc các thiết bị y tế : như vậy anh ta cần vật chất cho sự tồn tại hoặc thiết bị<br />
phục vụ cho công việc của mình. Để tồn tại bác sỹ trao đổi dịch vụ của mình lấy vật<br />
chất theo nhu cầu. Tiền được sử dụng như phương tiện trong buôn bán, trao đổi hàng<br />
hóa và những dịch vụ, nhưng các hình thức dịch vụ của thương mại không phải là<br />
hoàn hảo. Giá trị của hàng hóa và những dịch vụ được biểu thị bằng giá trị của đồng<br />
tiền. Về mặt nguyên lý mọi vật chất hàng hoá đều được sử dụng thông qua đồng tiền.<br />
Sự cần thiết chỉ là sự nhận biết của mọi người về vật chất như là một loại hình thương<br />
mại. Như vậy đối với tính chất về “tiện lợi và thích nghi” tiền đã mất đặc tính như một<br />
<br />