Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Lệ
lượt xem 2
download
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 - Chương 6 :Thị trường các yếu tố đầu vào, cung cấp cho người học những kiến thức như Các đặc trưng cơ bản của thị trường các yếu tố sản xuất; Thị trường lao động; Thị trường vốn; Thị trường đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô 1: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Lệ
- 1 Nội dung chương 6 6.1. Các đặc trưng cơ bản của thị trường các yếu tố sản xuất 6.2. Thị trường lao động 6.3. Thị trường vốn 6.4. Thị trường đất đai 2 6.1. Các đặc trưng cơ bản của thị trường các yếu tố sản xuất - Các doanh nghiệp lại đóng vai trò là người mua, các hộ gia đình và người lao động đóng vai trò của người cung cấp các nguồn lực. - Giá của lao động được gọi là tiền công (w), giá của đất đai được gọi là tiền thuê đất (t) còn giá của vốn là tiền thuê vốn (r) hay còn gọi là lãi suất. - Giá của các yếu tố sản xuất chính là thu nhập của những người sở hữu chúng. - Cầu về các yếu tố đầu vào là cầu thứ phát, cầu phái sinh, hay cầu dẫn suất. 3 1
- 6.2. Thị trường lao động 6.2.1. Cầu về lao động 6.2.2. Cung về lao động 6.2.3. Cân bằng thị trường lao động 6.2.4. Tiền lương tối thiểu 4 6.2.1. Cầu về lao động a. Khái niệm Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả định các yếu tố khác không đổi). 5 6.2.1. Cầu về lao động Đường cầu lao động (DL) của hãng là đường có độ dốc âm và tuân theo luật cầu. Đường cầu lao động trong dài hạn thoải hơn trong ngắn hạn. 6 2
- b. Một số khái niệm liên quan • Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) Là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm đầu ra do sử dụng thêm một yếu tố đầu vào là lao động. Công thức: • Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL) MRPL là sự thay đổi trong tổng doanh thi khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động tạo ra, trong điều kiện giá cả hàng hóa thay đổi. Công thức: 7 b. Một số khái niệm liên quan • Sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL) MVPL là sự thay đổi trong tổng doanh thi khi bán sản phẩm do tăng thêm 1 đơn vị lao động tạo ra, trong điều kiện giá cả hàng hóa không đổi. MVPL = P . MPL • Mối quan hệ giữa MRPL và MVPL - Khi thị trường đầu ra là thị trường CTHH thì MRPL = MVPL ( do P = MR) - Khi thị trường đầu ra là không phải là thị trường CTHH MRPL < MVPL ( do MR
- c. Xác định số lao động được thuê tối ưu MRPL, w w E w1 E1 MRPL ≡ DL 0 L1 L* L2 L1 * L 10 d. Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu lao động w •Giá của yếu tố đầu ra P↑, tiến bộ công nghệ NSLĐ ↑ P↑→MRPL↑→DL dịch chuyển sang phải •Năng suất lao động NSLĐ ↑→MPL ↑→DL DL3 dịch chuyển sang phải P↓, công nghệ ↓, DL1 NSLĐ ↓ DL2 L 11 6.2.2. Cung về lao động a. Khái niệm Cung lao động là lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố đầu vào khác không đổi). 12 4
- 6.2.2. Cung về lao động b. Cung lao động cá nhân Mỗi người lao động là một chủ thể cung ứng sức lao động trên thị trường. Cung về lao động của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các áp lực về mặt tâm lý, xã hội - Áp lực về mặt kinh tế. - Phạm vi thời gian: Chia thời gian trong ngày thành giờ nghỉ ngơi và lao động - Tiền công: Tiền công tăng lên gây ra 2 hiệu ứng đối với người lao động và làm cho đường cung lao động có dạng hình cong vòng ra đằng sau 13 b. Cung lao động cá nhân w C (2) Hiệu ứng thu nhập B (1) Hiệu ứng thay thế A 0 (1) (2) L 14 c. Cung lao động của ngành • Cung lao động của ngành là sự cộng theo chiều ngang đường cung lao động của các cá nhân. • Đường cung lao động của ngành trong thực tế là một đường dốc lên (có độ dốc dương) 15 5
- 6.2.3. Cân bằng thị trường lao động Cân bằng trên thị trường lao động được xác định tại giao điểm giữa đường cung và cầu lao động w SL w0 E DL 0 L0 16 L 6.2.4. Tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà Chính phủ quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động w Thất nghiệp SL Tiền lương tối thiểu cao w1 A B hơn mức tiền lương cân w0 E bằng trên thị trường DL 17 0 L1 L0 L2 L 6.3. Thị trường vốn 6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn 6.3.2. Cung và cầu trên thị trường vốn 6.3.3. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn 18 6
- 6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn • Khái niệm: Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, và các phương tiện được sử dụng trong quá trình sản xuất. • Các hình thức của vốn - Vốn hiện vật là những hàng hóa được sản xuất ra không vì mục đích tiêu dùng cuối cùng mà được làm ra để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác. Vốn hiện vật bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... - Vốn tài chính không phải là tài sản hữu hình, nó chỉ là phương tiện được sử dụng để mua các yếu tố sản xuất, nhằm tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Vốn tài chính bao gồm tiền và các tài sản tương đương tiền (cổ phiếu, trái phiếu,...) 19 6.3.2. Cung và cầu trên thị trường vốn a. Cầu trên thị trường vốn • Giả thiết: - Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với lao động là cố định - Thị trường đầu vào là thị trường CTHH - Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận • Nguyên tắc Hãng sẽ thuê vốn đến số vốn mà tại đó thỏa mãn điều kiện: MRPK= r 20 6.3.2. Cung và cầu trên thị trường vốn a. Cầu trên thị trường vốn Tương tự cầu về lao động Đường cầu về vốn của hãng là MRPK. • Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về vốn: - Giá của yếu tố đầu ra - Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kết hợp - Tiến bộ công nghệ 21 7
- 6.3.2. Cung và cầu trên thị trường vốn b. Cung trên thị trường vốn Trong ngắn hạn, cung các yếu tố như máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị là cố định, không thay đổi nên cung vốn trong ngắn hạn là cố định. Đường cung vốn trong ngắn hạn là đường thẳng song song với trục tung. Trong dài hạn, dự trữ tài sản vốn trong toàn bộ nên kinh tế và cho từng ngành sẽ thay đổi. Các nhà máy có thể được xây dựng thêm, các thiết bị có thể được sản xuất và mua sắm thêm,… Đường cung vốn trong dài hạn là đường dốc lên 22 6.3.2. Cung và cầu trên thị trường vốn b. Cân bằng cung cầu vốn MRPK, r SKN CB ngắn hạn SKD E r 0 r E* CB * dài hạn DK =MRPK K 0 K0 K* 23 6.3.3. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn a. Lãi suất Tiền lãi là số tiền phải trả để sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần trăm. Nó chính là giá của vốn. Ví dụ: Chị Hoa có 100 triệu gửi ngân hàng BIDV. Tiền lãi mà ngân hàng trả chị Hoa hàng tháng là 1 triệu. Và lãi suất mà chị Hoa được hưởng là (1/100)*100%= 1% 24 8
- b. Giá trị hiện tại của vốn • Giá trị hiện tại của vốn (PV): Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại một ngày nào đó trong tương lai là số tiền nếu đem gửi hoặc cho vay hôm nay sẽ thu được đúng khoản tiền vào ngày tương lai đó. • Ví dụ: Có 100 triệu đem cho vay, sau 1 năm thu được cả gốc lẫn lãi là 110 triệu. Thì 100 triệu được gọi là giá trị hiện tại của 110 triệu sau 1 năm. 110 được gọi là giá trị tương lai của 100 triệu sau 1 năm. 25 b. Giá trị hiện tại của vốn • Công thức tính: Giả sử với số tiền X, đem gửi ngân hàng với lãi suất i%/năm Sau một năm số tiền thu được là: X + i*X = X*(1+i) Sau 2 năm, thu được số tiền là: X*(1+i) + i*X*(1+i)= X*(1+i)2 Sau 3 năm, số tiền thu được là: X*(1+i)2 + i* X*(1+i)2 = X*(1+i)3 Sau n năm, số tiền thu được là: X*(1+i)n 26 1 b. Giá trị hiện tại của vốn • Công thức tính: FV = PV*(1+i)n Ví dụ: Một người cho đem gửi ngân hàng với lãi suất 12%/năm. Sau 7 năm thu được 420 triệu. Hỏi người đó đã gửi khoản tiền ban đầu vào ngân hàng là bao nhiêu? 27 9 0 9
- 6.4. Thị trường đất đai 6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai 6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai 6.4.2. Giá cả và tiền thuê đất đai 28 6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai • Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đặc điểm quan trọng của đất đai vẫn không thay đổi là “Không thể tăng lên khi giá tăng lên và không thể co lại khi giá giảm đi”. ⇒ Trên thị trường đất đai yếu tố cung đất đai là cố định. • Giá sử dụng một diện tích đất đai trong một thời gian được gọi là địa tô hay tô nói một cách chính xác là tô kinh tế thuần túy. 29 6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai a. Cầu về đất đai Tương tự trên thị trường vốn và lao động Cầu về đất đai là MRPĐ Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu về đất đai là giá cả các yếu tố đầu ra và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. b. Cung về đất đai Cung về đất đai là cố định và đường cung đất đai là đường thẳng song song với trục tung. 30 10
- 6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai c. Cân bằng trên thị trường đất đai t SĐ t* E DĐ 31 0 Đ* Đ 6.4.2. Giá cả và tiền thuê đất đai a. Tiền thuê đất đai Tiền thuê đất đai chính là địa tô là tô sử dụng đất. Nói cách khác là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó mà không được sở hữu nó. b. Giá cả của đất đai Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ được gọi là giá cả của đất hay giá đất. Nói cách khác là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó và được sở hữu nó. 32 Bài tập thực hành Một hãng trên thị trường CTHH có hàm sản xuất Q = (180 –L)*L, giá bán sản phẩm là 30, tiền công hãng phải trả cho người lao động là 3000. Hãng đang thuê 100 lao động, theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ: • A. Tuyển thêm lao động • B. Có thể tăng, giảm, không đổi số lao động • C. Không thay đổi số lượng lao động • D. Cắt giảm nhân công 33 11
- Bài tập thực hành Biết giá bán sản phẩm là 100, sản phẩm cận biên của lao động bằng 10, doanh thu cận biên là 5. Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động là: a. 100 b. 50 c. 500 d. 20 34 Bài tập thực hành Hãng CTHH đang thuê lao động để tối đa hóa lợi nhuận với mức tiền công là 16, nếu sản phẩm cận biên của lao động cần thuê cuối cùng là 4, mức giá bán một đơn vị sản phẩm của hãng là: a. 4 b. 8 c. 16 d. 64 35 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 18 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 22 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 12 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 15 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 10 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 834 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 14 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 317 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 11 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 16 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 36 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn