Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - ThS. Phạm Xuân Trường
lượt xem 2
download
"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa" giúp người học phân tích được các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế; các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa; các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt Ngân sách Nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - ThS. Phạm Xuân Trường
- BÀI 3 TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Phân tích được các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định 01 mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế. 02 Phân tích và làm nổi bật được các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa. 03 Trình bày được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt Ngân sách Nhà nước. 2
- NỘI DUNG BÀI HỌC 3.1 Tổng cầu và sản lượng cân bằng 3.2 Chính sách tài khóa 3.3 Thị trường vốn vay 3.4 Chính sách tài khóa ở Việt Nam 3
- 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG 3.1.1 Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn 3.1.2 Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng 3.1.3 Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở 3.1.4 Mô hình số nhân 4
- 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG (tiếp theo) Giới thiệu mô hình Các giả định: • Giá cả và tiền công “cứng nhắc” trong ngắn hạn. • Năng lực sản xuất dư thừa. • Không xét tới ảnh hưởng của thị trường tiền tệ lên thị trường hàng hóa. → Hàm ý: Sản lượng trong ngắn hạn do tổng cầu (tổng chi tiêu) của nền kinh tế quyết định. 5
- 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG (tiếp theo) Giới thiệu mô hình Mô hình có 2 đường: • Đường 45: Tập hợp các kết hợp thu nhập – chi tiêu sao cho tổng thu nhập = tổng chi tiêu; • Đường tổng chi tiêu AE: Tập hợp các kết hợp trên thực tế giữa thu nhập – chi tiêu trong nền kinh tế. Đường AE có 3 đặc điểm: Dốc lên (hệ số góc lớn hơn 0): mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng thu nhập và tổng chi tiêu; Hệ số góc nhỏ hơn 1: Thu nhập tăng 1 đồng thì chi tiêu tăng ít hơn 1 đồng; Hệ số chặn lớn hơn 0: Khi thu nhập bằng 0 thì nền kinh tế vẫn chi tiêu (chi tiêu cho những khoản thiết yếu). Mức chi tiêu lúc này gọi là chi tiêu tự định của nền kinh tế. Chi tiêu tự định của nền kinh tế có 2 đặc điểm: Là mức chi tiêu thấp nhất của nền kinh tế; Là mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập. 6
- 3.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG (tiếp theo) Giới thiệu mô hình Cân bằng mô hình • Giao điểm E0 giữa đường 45o và đường tổng chi tiêu AE xác định sản lượng/thu nhập cân bằng Y0 : Nếu nền kinh tế có Y1 > Y0 thì tổng chi tiêu nhỏ hơn tổng thu nhập: → Lượng hàng tồn kho tăng (UI – tồn kho ngoài kế hoạch > 0) → Sản lượng giảm đến Y0. Nếu nền kinh tế có Y2 < Y0 thì tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi tiêu: → Lượng hàng tồn kho giảm (UI – tồn kho ngoài kế hoạch < 0) → Sản lượng tăng đến Y0. Tại sản lượng cân bằng Y0 • Tổng chi tiêu = tổng thu nhập (của nền kinh tế); • UI = 0; • Tổng chi tiêu thực tế = tổng chi tiêu dự kiến. 7
- 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN a. Tiêu dùng của hộ gia đình Bao gồm hai phần: Phần không phụ thuộc vào thu nhập (tiêu dùng tự định) và phần phụ thuộc vào thu nhập khả dụng: C C MPC Yd C C MPC (Y T) Trong đó: C: Tiêu dùng hộ gia đình. C: Tiêu dùng tự định của hộ gia đình. Yd: Thu nhập khả dụng (thu nhập sau thuế). 8
- 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) a. Tiêu dùng của hộ gia đình • MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên (cho biết thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đồng thì tiêu dùng hộ gia đình tăng thêm bao nhiêu đồng): 0 < MPC < 1. • Hàm tiêu dùng C cũng mang ba đặc điểm của hàm tổng chi tiêu AE. (Ngoài ra còn khái niệm MPS: Xu hướng tiết kiệm cận biên cho biết khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đồng thì tiết kiệm tăng thêm bao nhiêu đồng; MPS + MPC = 1). 9
- 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) a. Tiêu dùng của hộ gia đình • Trong nền kinh tế giản đơn (chỉ có hãng và hộ gia đình) (T = 0): C C MPC Y • Trong nền kinh tế có chính phủ: Nếu (thuế độc lập với thu nhập – thuế tự định) thì: T T C C MPC Y T Nếu T= tY (thuế phụ thuộc vào thu nhập – t là thuế suất) thì: C C MPC (1 t)Y Trên thực tế thuế là kết hợp T T tY C C MPC (Y T tY) 10
- 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) a. Tiêu dùng của hộ gia đình Các yếu tố tác động đến C (ngoại trừ Yd): • Của cải của hộ gia đình; • Thu nhập dự tính trong tương lai; • Mức giá cả chung; • Lãi suất; • Tập quán sinh hoạt. 11
- 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) b. Đầu tư của khu vực tư nhân • Coi mức đầu tư được định trước (không phụ thuộc vào thu nhập hiện tại) → phản ánh quan điểm cho rằng đầu tư trước hết được quyết định bởi dự tính của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế trong tương lai. • Vì thế hàm đầu tư có thể viết : I I. • Các yếu tố tác động đến I: Triển vọng lợi nhuận; Lãi suất thực tế (chi phí đầu tư); Thuế. 12
- 3.1.1. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ GIẢN ĐƠN (tiếp theo) c. Sản lượng cân bằng Nền kinh tế giản đơn bao gồm C và I Tại điểm cân bằng: Y C I C MPC Y I C I Y 1 MPC (Nền kinh tế giản đơn không có thuế nên Yd = Y) 13
- 3.1.2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG a. Chi tiêu của chính phủ Chi tiêu của Chính phủ là một biến chính sách nên nó phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Chính phủ về các vấn đề an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, công bằng trong thu nhập và các vấn đề xã hội khác → G là biến tự định, chúng ta có thể viết: G G Các yếu tố tác động đến G: • Chu kì kinh doanh; • Tình hình an ninh xã hội; • Mục đích chính trị. 14
- 3.1.2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG (tiếp theo) b. Sản lượng cân bằng 15
- 3.1.2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG (tiếp theo) b. Sản lượng cân bằng Nền kinh tế đóng có Chính phủ bao gồm C, I và G Tại điểm cân bằng: • Trường hợp thuế tự định T T • Trường hợp thuế kết hợp T T tY Y C I G C MPC(Y T ) I G C I G MPC T Y 1 MPC(1 t) C I G MPC T Y 1 MPC • Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập T= tY Y C I G C MPC(1 t)Y I G C I G Y 1 MPC(1 t) 16
- 3.1.3. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ a. Xuất khẩu ròng • Xuất khẩu không phụ thuộc vào thu nhập. • Nhập khẩu gồm 2 thành phần: thành phần không phụ thuộc vào thu nhập (nhập khẩu tự định – nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu) và thành phần phụ thuộc vào thu nhập. M M MPM Y Trong đó: M là nhập khẩu tự định, MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên (cho biết khi thu nhập tăng thêm 1 đồng thì nhập khẩu tăng thêm bao nhiêu đồng, MPM < 1). • Các yếu tố tác động đến xuất khẩu ròng: Mức giá tại Việt Nam so với mức giá tại các quốc gia khác; Tốc độ tăng trưởng kinh tế (thay đổi thu nhập) của Việt Nam so với các quốc gia khác; Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam so với các đồng tiền khác. 17
- 3.1.3. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ (tiếp theo) b. Sản lượng cân bằng Tại điểm cân bằng: • Trường hợp thuế tự định: T T Y C I G NX C MPC(Y T) I G X M MPM Y C I G X M MPC T Y 1 MPC MPM • Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập: T= tY Y C I G NX C MPC(Y T) I G X M MPM Y C I G X M Y 1 MPC(1 t) MPM 18
- 3.1.3. TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ (tiếp theo) b. Sản lượng cân bằng • Trường hợp thuế kết hợp: T T tY C I G X M MPC T Y 1 MPC(1 t) MPM 19
- BÀI TẬP MÔ HÌNH TỔNG CHI TIÊU Bài tập 3.1. Nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ biết: C 300; MPC 0,8; I 200 G 300; t 0,25(25%) 1. Viết hàm tiêu dùng của hộ gia đình, hàm tổng chi tiêu AE. Tìm chi tiêu tự định của nền kinh tế? 2. Y = ? BB (cán cân ngân sách) = ? 3. Nếu G tăng thêm 200 thì Y mới = ? 4. Để Y = 2.800 thì G = ? 5. Để BB = 0 (ngân sách cân bằng) thì G = ? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 27 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 30 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 20 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 22 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 40 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 15 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 329 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 844 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 16 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 19 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 38 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 17 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn