Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 4 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
lượt xem 1
download
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính, cung cấp cho người học những kiến thức như Các định chế tài chính trong nền kinh tế; Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia; Thị trường vốn vay; Ảnh hưởng của các chính sách. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 4 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
- Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Kinh tế Khoa Kinh tế KINH TẾ VĨ MÔ Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính Chương 13: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính Kinh tế học vĩ mô, N Gregory Mankiw, Trường ĐHKT HCM dịch
- Nội dung Các định chế tài chính trong nền kinh tế Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia Thị trường vốn vay Ảnh hưởng của các chính sách CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2
- I. Các định chế tài chính trong nền kinh tế CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 3
- Các định chế tài chính • Hệ thống tài chính: gồm nhiều định chế tài chính giúp kết nối người tiết kiệm với người đi vay • Thị trường tài chính: các định chế mà qua đó người tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp vốn cho người muốn vay Ví dụ: ▪ Thị trường trái phiếu Trái phiếu là chứng từ vay nợ ▪ Thị trường cổ phiếu Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 4
- Thị trường trái phiếu • Trái phiếu là chứng từ vay nợ • Trên trái phiếu có xác định ngày đáo hạn và lãi suất 3 đặc điểm chính ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu: • Lãi suất của trái phiếu một phần phụ thuộc vào kỳ hạn của nó • Rủi ro tín dụng càng cao thì lãi suất càng cao • Quy định thuế suất CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 5
- Thị trường cổ phiếu Cổ phiếu: biểu thị quyền sở hữu đối với doanh nghiệp Bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài trợ bẳng cổ phần, bán trái phiếu được gọi là tài trợ bằng nợ Cổ phiếu được giao dịch tại các thị trường chứng khoán có tổ chức và giá của cổ phiếu được quyết định bởi cung và cầu Giá của cổ phiếu phản ánh nhận thức về khả năng sinh lợi trong tương lai của CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH công ty 6
- Các định chế tài chính Trung gian tài chính: các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể gián tiếp cung cấp vốn của họ cho người đi vay. Ví dụ: Ngân hàng Quỹ tương hỗ : định chế bán cổ phiếu ra công chúng và dùng số tiền thu được để mua một kết hợp (cơ cấu đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 7
- Ngân hàng Nghiệp vụ chính của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó Chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay và huy động giúp ngân hàng chi trả chi phí hoạt động và thu lại lợi nhuận Tạo ra tài sản đặc biệt cho phép mọi người sử dụng như một phương tiện trao đổi (séc) CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 8
- Quỹ tương hỗ Quỹ tương hỗ là định chế bán cổ phiếu ra công chúng và dùng số tiền thu được để mua một kết hợp (cơ cấu đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu Cho phép cá nhân đa dạng hóa đầu tư với số tiền ít ỏi Sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 9
- II. Tiết kiệm và Đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 10
- Các loại tiết kiệm (i) Tiết kiệm tư nhân, Sp = (Y–T)–C (ii) Tiết kiệm công cộng Sg = T–G (Tiết kiệm chính phủ) (iii)Tiết kiệm quốc dân, S = Sp + Sg = (Y–T)–C+ T–G = Y –C –G CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 11
- Tiết kiệm và đầu tư Phương trình hạch toán thu nhập quốc gia: Y = C + I + G + NX Nền kinh tế đóng: Tiết kiệm quốc dân Y= C+I+G I = Y – C – G = (Y – T – C) + ( T – G) Tiết kiệm = đầu tư trong nền kinh tế đóng CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 12
- Thâm hụt và thặng dư ngân sách • Thặng dư ngân sách = phần chênh lệch khi thuế (T) vượt quá chi tiêu của chính phủ (G) =T–G = tiết kiệm công cộng • Thậm hụt ngân sách = phần chênh lệch khi chi tiêu chính phủ (G) nhiều hơn thuế thu (T) =G–T = - (tiết kiệm công cộng) CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 13
- Bài tập Giả sử GDP bằng 10 tỷ đồng, tiêu dùng là 6,5 tỷ đồng, chính phủ chi tiêu 2 tỷ, và có thâm hụt ngân sách là 300 triệu đồng Tính tiết kiệm công cộng, thuế, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm quốc gia, và đầu tư CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 14
- Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư Tiết kiệm tư nhân là phần thu nhập còn lại sau khi hộ gia đình nộp thuế và chi trả cho tiêu dùng Ví dụ về những hoạt động mà HGĐ có thể làm với tiết kiệm của mình: Mua trái phiếu hoặc cổ phiếu của công ty Mua cổ phiếu của quỹ tương hỗ Tích lũy trong sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 15
- Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư Đầu tư là mua sắm vốn tư bản mới Ví dụ: + Vincom chi 100 triệu đô để xây trung tâm thương mại + Doanh nghiệp mua sắm thiết bị máy tính trị giá 500 triệu đồng + Hộ gia đình mua căn hộ mới xây với giá 7 tỷ đồng Trong kinh tế, đầu tư không phải là mua sắm cổ phiếu và trái phiếu! CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 16
- III. Thị trường vốn vay CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 17
- Thị trường vốn vay Mô hình cung – cầu của hệ thống tài chính Giúp giải thích: + Cách thức hoạt động của hệ thống tài chính phối hợp giữa tiết kiệm và đầu tư + Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ và các yếu tố khác đến tiết kiệm, đầu tư, lãi suất CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 18
- Thị trường vốn vay Giả định: chỉ có một loại thị trường tài chính Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để gửi tiết kiệm Tất cả người vay đến thị trường này để vay vốn Chỉ có một mức lãi suất, vừa là sinh lợi từ tiết kiệm, vừa là chi phí của việc đi vay CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 19
- Cung vốn vay Nguồn cung của vốn vay là từ tiết kiệm: Hộ gia đình sử dụng khoản tiết kiệm của mình để cho vay và thu lãi Chính phủ có thể đóng góp vào “tiết kiệm quốc gia” và cung vốn vay nếu tiết kiệm công cộng mang giá trị dương. Nếu mang giá trị âm, nó sẽ là giảm tiết kiệm quốc gia và cung vốn vay CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Nguyễn Văn Vũ An
17 p | 228 | 20
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2: Những vấn đề trọng tâm của kinh tế vĩ mô
20 p | 169 | 13
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Châu Văn Thành
30 p | 152 | 11
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - ThS. Quan Minh Quốc Bình
37 p | 134 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - ĐH Thương Mại
0 p | 183 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Bài 1 - Th.S Hoàng Xuân Bình
6 p | 118 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
33 p | 89 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô
24 p | 106 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô
28 p | 90 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô I: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hồng
21 p | 92 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Trường phái cổ điển và trường phái Keynes (ghi chú bài giảng 14 trong chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright)
8 p | 144 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - TS. Phan Thế Công
20 p | 69 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - ThS. Phạm thị Mộng Hằng
14 p | 104 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở
43 p | 60 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
10 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 5 - TS. Phan Thế Công
60 p | 136 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô I: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Hồng
55 p | 42 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 1 - Trương Quang Hùng
16 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn