Bài giảng Lịch sử pháp y
lượt xem 4
download
Bài giảng Lịch sử pháp y cung cấp các kiến thức giúp người đọc có thể nắm sơ lược lịch sử của pháp y thế giới và Việt Nam, nắm được nội dung nghiên cứu của pháp y, nêu rõ các đối tượng nghiên cứu của pháp y. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử pháp y
- Lịch sử pháp y 1. Nắm sơ lược lịch sử của Pháp Y thế giới và Việt nam. 2. Nắm được nội dung nghiên cứu của Pháp y. 3. Nêu rõ các đối tượng nghiên cứu của Pháp y. I. LƯỢC SỬ PHÁP Y THẾ GIỚI Sự liên quan giữa luật pháp và y khoa đã có Lịch sử rất lâu đời, Imhotep được coi là chuyên gia pháp y đầu tiên trên thế giới, là tễ tướng, ông vừa là người đứng đầu tòa án và là quan ngự y của vua Zozer ở Ai Cập. Khoảng 3,000 trước công nguyên. Tài liệu cổ nhất ghi chép về pháp y là Luật của Hammurabi, vua thứ sáu của Babylon, được ghi chép vào 1780 TCN . Luật này ghi chép chi tiết. Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghiên cứu nền văn hoá Babilon - Lưỡng Hà cổ đại . Ở Ai Cập Cổ Đại thực hành y khoa là môn học tuân thủ pháp luật nghiêm ngặt. Và người Ai Cập Cổ Đại rất kinh nghiệm trong việc ướp xác. Cơ thể của vua và hoàng hậu được khám phá ngày nay, được bảo quản trong tình trạng tuyệt hảo. Một ví dụ đầu tiên khi khoa học được sử dụng để điều tra tội phạm, khi nhà khoa học vĩ đại của Hy Lạp Archimedes (287-212B.C.). Tìm ra cách khám phá lượng bạc dùng để trộn trong vương miệng vàng của Vua Syracuse Hieron II, ông nghi ngờ về sự tinh khiết của vàng trong vương miệng của ông ấy, và ra lệnh cho nhà khoa học Archimedes tìm ra cách kiểm tra mà không được hủy hoại vương miệng. Archimedes trong khi đang tắm đã phát hiện vật nhúng trong nước sẽ thay thế một lượng nước bằng thể tích của vật. Ngày nay vẫn được gọi là “định luật Archimedes”. Bằng cách áp dụng định luật này, ông đã tính toán được bạc trộn lẫn trong vương miệng và lượng vàng bị thợ kim hoàng lấy đi. Vì vậy trường hợp này được coi là khoa học pháp y được áp dụng trong phát hiện tội phạm. Ở Ấn Độ cổ đại, trong các triều vương quốc cổ đại Ấn Độ, Luật Manu là luật hoàn chỉnh nhất. Các kiến thức y khoa cũng được áp dụng và ghi lại các vấn đề liên quan đến pháp luật. Vào thời La Mã Cổ Đại, ANTISTIUS thầy thuốc La Mã, người khám nghiệm thi thể Julius Caesar, sau khi bị ám sát vào năm 44 BC. Ông ghi nhận có 23 vết đâm trên cơ thể. Sau khi khám nghiệm tử thi, ANTISTIUS
- kết luận chỉ có một vết duy nhất, vết thương ở giữa xương sườn 1 và x. sườn 2 gây chết. Và đây được xem là trường hợp giải phẫu tử thi đầu tiên trên thế giới. Ở Trung Quốc, bằng chứng về ngành y khoa phục vụ cho công việc của pháp luật cũng được ghi nhận vào thế kỷ 13 AD. Trong quyển sách nhan đề HSI YÜAN LU “the washing away of wrongs” được đăng tải năm 1248. Quyển sách này được dùng như cẩm nang áp dụng các kiến thức y khoa vào các vấn đề tội phạm và xét xử. Các kiến thức được gìn giữ nhiều thành tựu y học Trung Quốc thời sơ khai. Có nhiều hướng dẫn giá trị trong giải phẫu tử thi. Ghi nhận nhiều loại vết thương và hung khí khác nhau, Cách thức để phân biệt nạn nhân bị xiết cổ hay ngạt nước. Cũng nhấn mạnh việc khám xét kỹ hiện trường là hết sức cần thiết. Thời gian sau, ở Châu Âu quyển sách tương tự cũng ra đời. Vào năm 1507 hiến pháp hình sự ở Bamerg, ghi nhận các trường hợp pháp y liên quan đến giết trẻ con và hủy hoại thân thể. Một trong những chức năng chính của bác sĩ là để quyết định liệu một bị cáo đã đủ sức khỏe để chịu đựng cuộc tra tấn hay không!. Vào thế kỷ 18, Giovanni Battista Morgagni (1682-1771) nhà giải phẫu học người Ý, tiến hành giải phẫu tử thi và so sánh những thay đổi thực thể ở các tạng với các triệu chứng bệnh lý, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân gây chết. Vào 1761 (ở tuổi 80!), ông công bố công trình nghiên cứu, giải phẫu tử thi 640 trường hợp. Vì vậy ông được coi là cha đẻ của ngành giải phẫu bệnh. Thế kỷ 19, các nhà giải phẫu bệnh pháp y bắt đầu sử dụng hình ảnh và thuật ngữ mô tả sự thay đổi của tử thi, và giảng dạy cho sinh viên và đồng nghiệp. Ba nhà giải phẫu bệnh pháp y đi tiên phong trong lãnh vực này: 1. Mathieu Joseph Bonaventure Orfila (1787-1853) sinh ra ở Minorca 2. Marie Guillaume Alphonse Devergie (1798-1879) sinh ra ở Paris. 3. Johann Ludwig Casper (1796-1864) sinh ra ở Berlin. Orfila cho rằng: nếu nghi vấn về mưu sát bằng độc chất, nhà độc chất học pháp y thường phải xét nghiệm các mẫu tử thiết và thức ăn, để định lượng và phân loại độc chất. Vào thời của Orfila, chất đầu tiên được chiết xuất là arsenic, nhưng kết quả chưa đáng tin cậy. Orfila sáng tạo ra kỹ thuật mới và kỹ thuật chiết xuất chất tồn, trong luận án “Trait des poisons”, làm tăng độ chính xác đáng kể. Một vụ án: Vào 1840, Marie LaFarge cố đầu độc chồng của bà ấy bằng arsenic. Một điều khó giải thích, mặc dù arsenic đã dùng và có trong thức ăn, nhưng không thể tìm thấy trong tử thi. Orfila được tòa án trưng cầu điều tra. Ông phát hiện phương pháp dùng để thử arsenic, là Marsh Test, được thực hiện không đúng, và thực tế arsenic có trong tử thi, sau đó LaFarge bị kết tội. Và Orfila được thế giới biết đến như Cha đẻ của
- độc chất học, và là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi xem xét máu và tinh dịch. Vào năm 1835, Devergie xuất bản sách « Médecine légale, théorique et pratique ». Johann Ludwig Casper cho ra đời quyển sách Forensic Dissection in 1850, and Practical Manual of Forensic Medicine in 1856. Ba quyển sách này mang lại một cuộc cách mạng cho sự phát triển của pháp y thế giới. Những khám phá vĩ đại, cung cấp chi tiết hàng ngàn trường hợp, qua việc giải phẫu tử thi, được quan sát kỷ lưỡng, mô tả chính xác và chi tiết, kết hợp với xét nghiệm hóa học và kính hiển vi. Họ đã cống hiến cả cuộc đời của họ cho sự nghiên cứu và phát triển ngành pháp y, nhưng họ cũng phải gánh chịu sự ghét bỏ của các đồng nghiệp. Pháp y thế giới có những bước tiến nhanh vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Kỹ thuật pháp y hiện đại nhất được phát minh là kỹ thuật DNA profiling (DNA fingerprinting) hoàn chỉnh vào năm 1985, do giáo sư Alec Jeffreys của đại học Leicester. Kỹ thuật này giúp cho các nhà khoa học giải quyết được rất nhiều vấn đề như tìm hung thủ, hiếp dâm, tìm cha con, tử thi phân hủy II. PHÁP Y VIỆT NAM Năm 1919 môn pháp y được giảng dạy ở trường Đại học Y khoa Hà Nội, nhưng không có bộ môn. Năm 1927 chính quyền Thuộc địa có đề án thành lập Viện pháp y trực thuộc trường Đại học Y Dược. Năm 1937 Giáo sư Vũ Công Huề làm luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa với đề tài “Tự tử ở Việt Nam”. Năm 1945 -1954 Giáo sư Huề phụ trách labo Ký sinh khuẩn Y Pháp, rồi phụ trách bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Y pháp. Năm 1960 Bs. Trương Cam Cống chủ nhiệm bộ môn mô học và giảng dạy môn Y pháp. Ngày 24/7/1977 tổ Y pháp được thành lập trong bộ môn Giải phẫu bệnh. Ngày 19/5/1983 thành lập bộ môn Y pháp. Ngày 21/7/1988 tổ chức giám định Pháp y Trung Ương ra đời. Ngày 17/1/2001 Viện Y Học Tư Pháp Trung Ương được Thủ Tướng ký quyết định thành lập. Các tổ chức Pháp y: Phòng Pháp Cục Quân y thành lập 14/5/1962. Viện Pháp Y Quân Đội thành lập năm 1988. Phòng Pháp Y thuộc KTHS thành lập năm 1980. Hiện nay:
- Bộ Y Tế - Viện Y học Tư Pháp TW Bộ Quốc Phòng – Viện Pháp Y quân đội. Bộ Công An – Phòng Pháp Y thuộc KTHS Nội dung của Pháp Y: 1. Pháp Y hình sự: lµ néi dung c¬ b¶n cña Y ph¸p Tö thi häc Y ph¸p ChÊn th¬ng häc Th¬ng tÝch do sóng ®¹n, vò khÝ næ Đéc häc Y ph¸p Y ph¸p t×nh dôc Y ph¸p ng¹t Di truyÒn häc Y ph¸p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chẩn đoán siêu âm trong sản phụ khoa - ThS. Trần Danh Cường
938 p | 596 | 153
-
Sử dụng hợp lý và an toàn Gluco-Corticoid
33 p | 373 | 125
-
Lịch sử và ứng dụng siêu âm trong y học
28 p | 612 | 88
-
Bài giảng Đại cương về dược liệu
35 p | 580 | 83
-
Bài giảng Y học chứng cứ: Bài 1 - PGS.TS. Lê Hoàng Ninh
34 p | 224 | 38
-
KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT – PHẦN 1
11 p | 220 | 26
-
CHÂM KIM HOA MAI (MAI HOA CHÂM) (Kỳ 1)
5 p | 192 | 19
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC – Phần 1
16 p | 126 | 17
-
Bài giảng Cập nhật về rối loạn tăng động giảm chú ý
41 p | 113 | 17
-
CHỌC ỐNG SỐNG THẮT LƯNG VÀ XÉT NGHIỆM DỊCH NÃO TỦY
13 p | 156 | 14
-
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGOẠI KHOA – PHẦN 1
17 p | 119 | 12
-
CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ
5 p | 112 | 8
-
Có bao nhiêu phương pháp... tắm nước
5 p | 96 | 6
-
Bỏng trong chiến tranh
15 p | 74 | 5
-
Bài giảng Dịch tễ học bệnh lao phổi - ThS. BS. Trần Nguyễn Du
28 p | 47 | 4
-
Tài liệu Abces gan
13 p | 68 | 3
-
Bài giảng Sinh học di truyền - ThS. Võ Thị Yến Nhi
22 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn