Bài giảng Luật đất đai: Bài 5 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
lượt xem 12
download
"Bài giảng Luật đất đai - Bài 5: Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp" được biên soạn cung cấp đến các bạn chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp; . chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật đất đai: Bài 5 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
- LUẬT ĐẤT ĐAI Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng 1 v1.0014108228
- BÀI 5 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Giảng viên: ThS. Đỗ Xuân Trọng 2 v1.0014108228
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Nếu các bạn là anh cán bộ Uỷ ban nhân dân xã nói trên thì các bạn sẽ giải thích cho người dân như thế nào về cuộc sống của họ khi không còn ruộng đất, nương rẫy và địa vị pháp lý của họ với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp? 3 v1.0014108228
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nắm được các nội dung cơ bản về chế độ pháp lý các nhóm đất: ➢ Nhóm đất nông nghiệp; ➢ Nhóm đất phi nông nghiệp. • Bên cạnh đó người học cần đặc biệt quan tâm nắm chắc nội dung về quản lý và sử dụng quỹ đất công ích 5% tại địa phương; quy định về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất; cách thức xác định diện tích đất ở có vườn ao liền kề. 4 v1.0014108228
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các nội dung chủ yếu sau: • Kiến thức tổng quan về kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam; • Chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ hướng tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; • Ngoài ra cần ôn lại và nắm vững kiến thức đã học ở các bài trước. 5 v1.0014108228
- HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật đất đai. • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài; • Ôn lại kiến thức đã nghiên cứu ở các bài học trước. • Tìm đọc các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội cả nước qua các năm, các giai đoạn; báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình sử dụng đất qua các năm. Hình 1.1: Minh họa • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 6 v1.0014108228
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1. Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp 5.2. Chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp 7 v1.0014108228
- 5.1. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP 5.1.1. Khái niệm và sự 5.1.2. Đối tượng được phân loại nhóm đất giao đất, được thuê nông nghiệp nhóm đất nông nghiệp 5.1.3. Thời hạn sử 5.1.4. Các quy định về dụng nhóm đất nông hạn mức đất nghiệp 5.1.5. Chế độ pháp lý với từng nhóm đất nông nghiệp cụ thể 8 v1.0014108228
- 5.1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÂN LOẠI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP a. Khái niệm: Nhóm đất nông nghiệp là tổng tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp. 9 v1.0014108228
- 5.1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÂN LOẠI NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP b. Phân loại nhóm đất nông nghiệp Theo khoản 1 điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm: • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; • Đất trồng cây lâu năm; • Đất rừng sản xuất; • Đất rừng phòng hộ; • Đất rừng đặc dụng; • Đất nuôi trồng thủy sản; • Đất làm muối; • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 10 v1.0014108228
- 5.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIAO ĐẤT, ĐƯỢC THUÊ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP Trên cơ sở pháp lý được quy định tại Điều 54, 55, 56 Luật Đất đai 2013, các chủ thể được giao đất, thuê đất nông nghiệp bao gồm: • Hình thức Giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 54 Luật Đất đai 2013): ➢ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129; ➢ Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; ➢ Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; • Hình thức Giao đất thu tiền sử dụng đất (Điều 55-Luật Đất đai 2013): Luật Đất đai 2013 không xác lập hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất với mục đích nông nghiệp mà chuyển sang hình thức thuê đất theo Điều 56. 11 v1.0014108228
- 5.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIAO ĐẤT, ĐƯỢC THUÊ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP Hình thức thuê đất Điều 56-Luật Đất đai 2013. • Nhà nước cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp: ➢ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; ➢ Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129; ➢ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. • Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. 12 v1.0014108228
- 5.1.3. THỜI HẠN SỬ DỤNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP a. Ý nghĩa của việc quy định thời hạn sử dụng đất • Khẳng định rõ ràng ranh giới giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện công tác quản lý về đất đai tốt hơn. • Tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho người sử dụng đất bởi việc quy định rõ thời hạn khi giao đất, cho thuê đất giúp cho người sử dụng đất có thể lập kế hoạch đầu tư đúng đắn, thâm canh tăng vụ, khai thác đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. • Là cơ hội để người sử dụng đất vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh. 13 v1.0014108228
- 5.1.3. THỜI HẠN SỬ DỤNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP (tiếp theo) b.Thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp (Điều 125 → Điều 128 Luật Đất đai 2013). • Loại đất được sử dụng ổn định lâu dài. ➢ Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên. ➢ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật. • Loại đất sử dụng có thời hạn. • Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất với đối tượng người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân: ➢ Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đất rừng sản xuất là 50 năm. Khi hết thời hạn có nhu cầu sử dụng thì tiếp tục được sử dụng. ➢ Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp là không quá 50 năm. Hết thời hạn có nhu cầu sẽ được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê. 14 v1.0014108228
- 5.1.3. THỜI HẠN SỬ DỤNG NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP (tiếp theo) • Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm. • Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm. • Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. 15 v1.0014108228
- 5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT a. Khái niệm về hạn mức đất • Hạn mức sử dụng đất theo luật 1993 là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hoá. => Có thể hiểu hạn mức đất là hạn mức sử dụng đất trên thực tế. • Hạn mức giao đất là mức khống chế tối đa theo quy định của pháp luật đối với từng loại đất (đất ở, đất nông nghiệp) giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích để ở hoặc sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó UBND có thẩm quyền chỉ được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức đã quy định. • Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất: Là giới hạn tối đa mà một hộ gia đình, cá nhân được phép nhận chuyển quyền từ người khác theo từng loại đất cụ thể (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng). • Hạn mức sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013: Là diện tích tối đa mà một hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở diện tích được Nhà nước giao đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất - tổng diện tích của đất được giao và nhận chuyển quyền. 16 v1.0014108228
- 5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo) b. Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất. • Đảm bảo cho người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu, tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai quá lớn với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự phân hoá giai cấp ở khu vực nông thôn. Qua đó tạo ra sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội. • Việc quy định hạn mức đất hợp lý cho phép sự tập trung đất đai phù hợp, khuyến khích những người lao động giỏi có thể làm giàu chính đáng trong phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng. • Việc cho phép tích tụ, tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có thể thuê ngoài hạn mức sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm tại khu vực nông thôn. 17 v1.0014108228
- 5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo) c. Các quy định cụ thể về hạn mức giao đất nông nghiệp – Điều 129 Luật Đất đai 2013. • Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại đất, trong đó: ➢ Không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. ➢ Không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. • Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với cấp xã ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với cấp xã ở trung du, miền núi. • Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất. 18 v1.0014108228
- 5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo) Lưu ý: Với hộ gia đình, cá nhân • Được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5 ha. • Được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 5 ha đối với các xã ở đồng bằng; không quá 25 ha đối với các xã ở trung du, miền núi. • Được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha • Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều129 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. 19 v1.0014108228
- 5.1.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT (tiếp theo) d. Các quy định cụ thể về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất Theo điều 130 Luật Đất đai 2013, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất được quy định tại khoản 1,2,3 Điều 129 Luật Đất đai 2013, theo đó hạn mức nhận chuyển quyền: • Đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất thủy hải sản ➢ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; ➢ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. • Đối với đất trồng cây lâu năm không quá 100 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 300 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. • Đối với đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất không quá 300 héc ta đối với mỗi loại đất. 20 v1.0014108228
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật đất đai (2014)
19 p | 314 | 60
-
Bài giảng Luật đất đai - Bài 7
10 p | 309 | 48
-
Bài giảng Luật đất đai - ThS. Phạm Văn Võ
19 p | 233 | 40
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 5 - Trương Trọng Hiểu
21 p | 186 | 33
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 7 - Trương Trọng Hiểu
8 p | 155 | 31
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 6 - Trương Trọng Hiểu
19 p | 148 | 29
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 1 - Trương Trọng Hiểu
30 p | 284 | 28
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 2 - Trương Trọng Hiểu
10 p | 163 | 25
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 4 - Trương Trọng Hiểu
16 p | 266 | 24
-
Bài giảng Luật đất đai: Chương 3 - Trương Trọng Hiểu
19 p | 148 | 23
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 1 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
37 p | 127 | 19
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 3 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
50 p | 117 | 15
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 6 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
34 p | 80 | 12
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 4 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
33 p | 65 | 12
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 2 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
23 p | 68 | 12
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7.1 - Trường ĐH Văn Lang
50 p | 29 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Luật đất đai và luật môi trường
31 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn