intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Lan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

43
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật Hình sự 1 - Bài 4: Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi" cung cấp khái niệm và đặc điểm của các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi; trình bày được khái niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng; các điều kiện của tình thế cấp thiết; tính chất tội phạm của hành vi chưa được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thị Lan

  1. LUẬT HÌNH SỰ I Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 1 v1.0015102204
  2. BÀI 4 CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 2 v1.0015102204
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm và đặc điểm của các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi. • Trình bày được khái niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng. • Trình bày được khái niệm và các điều kiện của tình thế cấp thiết. • Phân tích được một số trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi chưa được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. 3 v1.0015102204
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hành chính. 4 v1.0015102204
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình; • Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong thực tiễn. 5 v1.0015102204
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái quát chung về các trường hợp loại trừ tính chất 4.1 tội phạm của hành vi 4.2 Phòng vệ chính đáng 4.3 Tình thế cấp thiết Một số trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của 4.4 hành vi chưa được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành 6 v1.0015102204
  7. 4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI 4.1.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận 4.1.1. Khái niệm và đặc điểm các trường hợp loại trừ tính chất của các trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi trong Bộ chất tội phạm của hành vi luật hình sự hiện hành 7 v1.0015102204
  8. 4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI • Khái niệm các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: là những trường hợp những hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị coi là tội phạm do không thỏa mãn yếu tố lỗi và được quy định trong Luật Hình sự. • Đặc điểm của các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi:  Hành vi gây hậu quả khách quan về hình sự;  Không thỏa mãn dấu hiệu lỗi;  Được qui định trong Luật Hình sự. 8 v1.0015102204
  9. 4.1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GHI NHẬN CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH Tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước Động viên quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm 9 v1.0015102204
  10. 4.2. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 4.2.1. Khái niệm phòng vệ 4.2.2. Các điều kiện của chính đáng phòng vệ chính đáng 4.2.3. Vấn đề vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phòng vệ tưởng tượng 10 v1.0015102204
  11. 4.2.1. KHÁI NIỆM PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG Là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 11 v1.0015102204
  12. 4.2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG • Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp; • Hành vi tấn công có thật và đang diễn ra; • Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công; • Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. 12 v1.0015102204
  13. 4.2.3. VẤN ĐỂ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ PHÒNG VỆ TƯỞNG TƯỢNG • Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:  Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp (giống phòng vệ chính đáng);  Hành vi tấn công có thật và đang diễn ra (giống phòng vệ chính đáng);  Hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công (giống phòng vệ chính đáng);  Hành vi phòng vệ rõ ràng vượt quá mức cần thiết (điểm khác biệt duy nhất so với phòng vệ chính đáng). • Phòng vệ tưởng tượng:  Là những trường hợp không có sự tấn công nhưng lại nhầm tưởng rằng có sự tấn công đối với mình nên đã sử dụng hành vi phòng vệ chống trả gây thiệt hại cho người khác.  Các dấu hiệu của phòng vệ tưởng tượng:  Thực tế khách quan có những tình tiết về không gian, thời gian, hoàn cảnh....bề ngoài giống như hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp.  Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng có sự nhận định sai lầm do hoàn cảnh khách quan đưa lại về sự tấn công. 13 v1.0015102204
  14. 4.3. TÌNH THẾ CẤP THIẾT 4.3.1. Khái niệm tình thế cấp 4.3.2. Các điều kiện của tình thiết thế cấp thiết 4.3.3. Trường hợp gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết 14 v1.0015102204
  15. 4.3.1. KHÁI NIỆM TÌNH THẾ CẤP THIẾT Là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 15 v1.0015102204
  16. 4.3.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH THẾ CẤP THIẾT • Sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp. • Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác. • Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. 16 v1.0015102204
  17. 4.3.3. TRƯỜNG HỢP GÂY THIỆT HẠI VƯỢT QUÁ YÊU CẦU CỦA TÌNH THẾ CẤP THIẾT • Bộ luật hình sự quy định: “trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự" (Khoản 2 Điều 16 Bộ luật hình sự). • Là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Luật Hình sự, bởi lẽ chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại như vậy là xuất phát từ động cơ, mục đích tích cực là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp. 17 v1.0015102204
  18. 4.4. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI CHƯA ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH 4.4.1. Thi hành mệnh lệnh 4.4.2. Thực hiện chức của cấp trên năng nghề nghiệp 4.4.3. Rủi ro trong sản xuất và trong nghiên cứu khoa học 18 v1.0015102204
  19. 4.4.1. THI HÀNH MỆNH LỆNH CỦA CẤP TRÊN • Là hành vi hiện thực hóa chủ trương, quyết định, mệnh lệnh do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân ban hành. • Trong quá trình thực hiện, người thi hành mệnh lệnh có thể gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân, trong trường hợp này do mục đích của hành vi là chấp hành một mệnh lệnh hợp pháp cho nên nếu có gây thiệt hại thì cũng không bị coi là có lỗi và cần phải được loại trừ trách nhiệm hình sự. 19 v1.0015102204
  20. 4.4.2. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NGHỀ NGHIỆP • Hành vi của một người thực hiện chức năng nghề nghiệp là hành vi hợp pháp, dù có gây thiệt hại nhưng do xuất phát từ mục đích thực hiện bổn phận nghề nghiệp thì cũng cần loại trừ trách nhiệm hình sự cho người đó.  Hành vi gây thiệt hại là hành vi thuộc phạm vi chức năng, bổn phận nghề nghiệp.  Vượt quá (lạm dụng) chức năng, bổn phận nghề nghiệp mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 20 v1.0015102204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2