intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Lan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

72
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật Hình sự 1 - Bài 3: Lý luận về cấu thành tội phạm và các yếu tố của tội phạm" trình bày khái niệm, phân loại và ý nghĩa của cấu thành tội phạm; các yếu tố của tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Lan

  1. LUẬT HÌNH SỰ I Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 1 v1.0015102204
  2. BÀI 3 LÝ LUẬN VỀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 2 v1.0015102204
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm cấu thành tội phạm và phân loại cấu thành tội phạm. • Phân tích được các yếu tố của tội phạm. 3 v1.0015102204
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hiến pháp. 4 v1.0015102204
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình; • Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong thực tiễn. 5 v1.0015102204
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của cấu thành tội 3.1 phạm 3.2 Các yếu tố của tội phạm 6 v1.0015102204
  7. 3.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM 3.1.1. Khái niệm cấu 3.1.2. Phân loại cấu thành tội phạm thành tội phạm 3.1.3. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm 7 v1.0015102204
  8. 3.1.1. KHÁI NIỆM CẤU THÀNH TỘI PHẠM • Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể. • Mỗi tội phạm cụ thể đều có những đặc trưng chung nhất mà bất kỳ tội phạm nào cũng phải có. Đó là 4 yếu tố cấu thành tội phạm, bao gồm: Khách thể của Mặt khách quan tội phạm của tội phạm Yếu tố cấu thành Chủ thể của tội Mặt chủ quan phạm của tội phạm 8 v1.0015102204
  9. 3.1.2. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI PHẠM • Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.  Cấu thành tội phạm cơ bản;  Cấu thành tội phạm giảm nhẹ;  Cấu thành tội phạm tăng nặng. • Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm.  Cấu thành tội phạm hình thức;  Cấu thành tội phạm vật chất. • Căn cứ vào cách thức xây dựng cấu thành tội phạm của nhà làm luật.  Cấu thành tội phạm giản đơn;  Cấu thành tội phạm phức hợp. 9 v1.0015102204
  10. 3.1.3. Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM • Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, bởi lẽ vấn đề trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi:  Hành vi nguy hiểm do người nào đó thực hiện đã được quy định trong Bộ luật hình sự (bị Luật Hình sự cấm);  Hành vi đó thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. • Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý để định tội:  Khi có tội phạm xảy ra, muốn xử lý được người thực hiện tội phạm đó thì cần phải xác định tội phạm xảy ra là tội gì.  Để xác định tội phạm gì xảy ra, cần thiết xem xét hành vi nguy hiểm đó thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể nào. 10 v1.0015102204
  11. 3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM 3.2.1. Khách thể của 3.2.2. Mặt khách quan tội phạm của tội phạm 3.2.3. Chủ thể của 3.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm tội phạm 11 v1.0015102204
  12. 3.2.1. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM • Khái niệm khách thể của tội phạm:  Là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.  Quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ không bị tội phạm xâm hại thì không phải là khách thể của tội phạm mà là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự. • Khách thể bảo vệ của Luật Hình sự bao gồm:  Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.  Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội.  Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.  Những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. • Những dấu hiệu của khách thể của tội phạm bao gồm:  Là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ;  Quan hệ xã hội đó bị tội phạm xâm hại;  Quan hệ xã hội đó bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại. 12 v1.0015102204
  13. 3.2.1. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM • Phân loại khách thể của tội phạm:  Khách thể chung: là tổng hợp các quan hệ xã hội Khách thể chung nhất được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm trực tiếp xâm hại bằng cách gây nên hoặc dọa gây nên thiệt Khách thể loại hại nhất định. Khách thể chung  Khách thể loại: là những nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây nên hoặc đe dọa gây nên thiệt hại nhất định.  Khách thể trực tiếp: là một quan hệ xã hội cụ thể được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây nên hoặc đe đọa gây nên thiệt hại nhất định.  Một tội phạm bao giờ cũng xâm hại đến khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. 13 v1.0015102204
  14. 3.2.1. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM (tiếp theo) • Đối tượng tác động của tội phạm:  Để xâm hại vào các quan hệ xã hội thì hành vi phạm tội phải tác động trực tiếp vào đối tượng cụ thể nhằm làm biến dạng quan hệ xã hội đó.  Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận thuộc khách thể của tội phạm mà khi tác động đến nó thì người phạm tội gây nên thiệt hại hoặc đe dọa gây nên thiệt hại nhất định cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.  Các dạng đối tượng tác động của tội phạm:  Con người - chủ thể của quan hệ xã hội.  Các đối tượng vật chất: tài sản, đồ vật thỏa mãn nhu cầu của con người.  Hoạt động bình thường của chủ thể của quan hệ xã hội. 14 v1.0015102204
  15. 3.2.2. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM • Khái niệm mặt khách quan của tội phạm:  Là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan.  Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm:  Hành vi nguy hiểm cho xã hội;  Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;  Các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. 15 v1.0015102204
  16. 3.2.2. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM • Hành vi nguy hiểm cho xã hội:  Là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.  Là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm.  Các dạng của hành vi: hành động phạm tội và không hành động phạm tội.  Tội ghép, tội liên tục, tội kéo dài:  Tội ghép: Hành vi được hợp thành bởi nhiều loại hành vi xảy ra cùng thời gian xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau.  Tội liên tục: Hành vi được hợp thành bởi nhiều hành vi cùng tính chất, diễn ra kế tiếp nhau về thời gian với một ý định phạm tội cụ thể thống nhất, cùng xâm hại một khách thể.  Tội kéo dài: Hành vi diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài. 16 v1.0015102204
  17. 3.2.2. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội:  Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.  Thiệt hại về vật chất;  Thiệt hại về thể chất;  Thiệt hại về tinh thần;  Thiệt hại về chính trị.  Là dấu hiệu bắt buộc trong những cấu thành tội phạm vật chất. 17 v1.0015102204
  18. 3.2.2. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM (tiếp theo) • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội:  Là mối quan hệ biện chứng giữa hành vi trái pháp luật hình sự và hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà theo đó:  Nếu xét về mặt thời gian, hành vi đó phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội.  Hành vi đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.  Là dấu hiệu bắt buộc trong những cấu thành tội phạm vật chất. 18 v1.0015102204
  19. 3.2.2. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM (tiếp theo) • Những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan của tội phạm:  Phương tiện phạm tội: là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.  Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm: là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.  Thời gian phạm tội: là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.  Địa điểm phạm tội: là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.  Hoàn cảnh phạm tội: là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm. 19 v1.0015102204
  20. 3.2.3. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM • Khái niệm chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do Luật Hình sự quy định. • Năng lực trách nhiệm hình sự: là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó.  Là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm.  Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.  Phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 20 v1.0015102204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0