intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Lan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

49
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật Hình sự 1 - Bài 5: Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam" thông tin đến người học kiến thức khái niệm liên quan đến chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; các loại người đồng phạm và nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Lan

  1. LUẬT HÌNH SỰ I Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 1 v1.0015102204
  2. BÀI 5 CHẾ ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM VÀ CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 2 v1.0015102204
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được những khái niệm liên quan đến chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. • Trình bày được những khái niệm liên quan đến chế định đồng phạm, các loại người đồng phạm và nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm. 3 v1.0015102204
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hiến pháp. 4 v1.0015102204
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình; • Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong thực tiễn. 5 v1.0015102204
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1 Các giai đoạn thực hiện tội phạm 5.2 Đồng phạm 6 v1.0015102204
  7. 5.1. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM 5.1.1. Khái niệm và đặc 5.1.2. Giai đoạn chuẩn bị điểm của các giai đoạn phạm tội thực hiện tội phạm 5.1.3. Giai đoạn phạm tội 5.1.4. Giai đoạn tội phạm chưa đạt hoàn thành 5.1.5. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 7 v1.0015102204
  8. 5.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM • Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm: Các giai đoạn phạm tội là các bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý được quy định trong Luật Hình sự, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm. • Đặc điểm của các giai đoạn thực hiện tội phạm:  Là các công đoạn theo từng thời điểm khác nhau trong quá trình thực hiện tội phạm;  Mỗi công đoạn thực hiện hành vi phạm tội đều phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau;  Chỉ có thể chia thành các giai đoạn phạm tội đối với những tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý. 8 v1.0015102204
  9. 5.1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI • Khái niệm chuẩn bị phạm tội:  Là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tội phạm, khi đó người phạm tội: "tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm“.  Chuẩn bị phạm tội là bước tiếp theo của quá trình phạm tội sau khi xuất hiện ý định phạm tội. • Đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội:  Người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm mà chỉ có các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm (chỉ tạo tiền đề cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội đó).  Chưa trực tiếp xâm hại đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, chưa làm thay đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội phạm.  Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra. 9 v1.0015102204
  10. 5.1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI • Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội:  Hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện... để thực hiện tội phạm đã chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội.  Quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ trong tình trạng bị đe dọa.  Người có hành vi chuẩn bị phạm tội mong muốn thực hiện hành vi đó.  Chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.  Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng với người có hành vi chuẩn bị phạm tội không quá hai mươi năm tù.  Nếu điều luật được áp dụng là hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. 10 v1.0015102204
  11. 5.1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI • Khái niệm chuẩn bị phạm tội:  Là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tội phạm, khi đó người phạm tội: "tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm“.  Chuẩn bị phạm tội là bước tiếp theo của quá trình phạm tội sau khi xuất hiện ý định phạm tội. • Đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội:  Người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm mà chỉ có các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm (chỉ tạo tiền đề cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội đó).  Chưa trực tiếp xâm hại đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, chưa làm thay đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội phạm.  Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra. 11 v1.0015102204
  12. 5.1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI • Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội:  Hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện... để thực hiện tội phạm đã chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội.  Quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ trong tình trạng bị đe dọa.  Người có hành vi chuẩn bị phạm tội mong muốn thực hiện hành vi đó.  Chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.  Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng với người có hành vi chuẩn bị phạm tội không quá hai mươi năm tù.  Nếu điều luật được áp dụng là hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. 12 v1.0015102204
  13. 5.1.3. GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT • Khái niệm phạm tội chưa đạt:  Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.  Là giai đoạn tiếp theo sau của giai đoạn chuẩn bị phạm tội. • Đặc điểm của giai đoạn phạm tội chưa đạt:  Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.  Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm.  Nguyên nhân của việc không thực hiện tội phạm đến cùng là những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội.  Tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi chuẩn bị phạm tội. 13 v1.0015102204
  14. 5.1.3. GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT • Trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội chưa đạt:  Mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì chỉ có thể áp dụng những loại hình phạt này đối với người phạm tội chưa đạt trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.  Nếu điều luật áp dụng có quy định hình phạt tù có thời hạn thì mức phạt áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt cao nhất không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. 14 v1.0015102204
  15. 5.1.4. GIAI ĐOẠN TỘI PHẠM HOÀN THÀNH • Là hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. • Cấu thành tội phạm vật chất quy định thời điểm hoàn thành của tội phạm khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm. • Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. • Cấu thành tội phạm hình thức chỉ đòi hỏi thỏa mãn dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm đã ở thời điểm hoàn thành. 15 v1.0015102204
  16. 5.1.5. VẤN ĐỀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI • Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. • Điều kiện được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:  Việc dừng thực hiện hành vi phạm tội phải xảy ra trong quá trình thực hiện tội phạm.  Chấm dứt thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa thành mới là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.  Việc dừng thực hiện tội phạm phải do người phạm tội hoàn toàn tự nguyện quyết định khi nhận thức được điều kiện khách quan vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm mà không bị ngăn cản.  Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. 16 v1.0015102204
  17. 5.2. ĐỒNG PHẠM 5.2.1. Khái niệm và các dấu 5.2.2. Các loại người đồng hiệu của đồng phạm phạm 5.2.4. Các nguyên tắc xác 5.2.3. Phân loại các trường định trách nhiệm hình sự hợp đồng phạm đối với người phạm tội trong vụ án đồng phạm 17 v1.0015102204
  18. 5.2.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU CỦA ĐỒNG PHẠM • Khái niệm đồng phạm: Là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. • Các dấu hiệu của đồng phạm:  Dấu hiệu khách quan:  Có sự tham gia của hai người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm.  Có sự cùng chung hành động (hay liên hiệp hành động) của những người tham gia vào việc thực hiện một tội phạm.  Dấu hiệu chủ quan:  Có sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm.  Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì những người đồng phạm phải có cùng mục đích phạm tội đó (hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó). 18 v1.0015102204
  19. 5.2.2. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM • Người thực hành:  Là người trực tiếp thực hiện tội phạm.  Có hai dạng người thực hành:  Những người tự mình trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể.  Những người không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. 19 v1.0015102204
  20. 5.2.2. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM • Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. • Người chủ mưu: người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, có sáng kiến thành lập các băng, nhóm tội phạm, đề xuất những âm mưu và vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động chung cho tổ chức, kích động, thúc đẩy đồng bọn hoạt động. • Người cầm đầu: người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm phạm tội, hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, phương hướng chính cho tổ chức phát triển và hoạt động hoặc các kế hoạch để thực hiện tội phạm. • Người chỉ huy: người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện tội phạm cụ thể của đồng bọn trong băng, ổ, nhóm phạm tội. 20 v1.0015102204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2