Bài giảng Luật hình sự - Chương 3: Tội phạm
lượt xem 58
download
Nội dung chính trong chương 3 Tội phạm thuộc bài giảng luật hình sự nhằm trình bày về các kiến thức: khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm, tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật hình sự - Chương 3: Tội phạm
- CHƯƠNG III
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM NỘI DUNG CƠ BẢN I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại tội phạm III. Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác IV. Nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM 1.1. Các kiểu định nghiõa về tội phạm. 1.2. Các dấu hiệu của tội phạm
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1 CÁC KIỂU ĐỊNH NGHĨA VỀ TỘI PHẠM Có hai kiểu định nghĩa về tội phạm: Định nghĩa hình thức Định nghĩa nội dung
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm Định nghĩa HÌNH THỨC về tội phạm: “Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS” Thể hiện trong PLHS một số nước BLHS Pháp 1791 quy định: “Tội phạm là hành vi bị Luật HS cấm bằng việc đe dọa áp dụng HP”. Điều 1 BLHS Thụy Điển 1994 quy định: “Tội phạm là hành vi bị xử phạt theo quy định của Bộ luật này và các đạo luật khác”.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm Định nghĩa NỘI DUNG về tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm ĐỊNH NGHĨA TỘI PHẠM THEO BLHS 1999 Khoản 1 Điều 8 BLHS : “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội. 1.2.2. Tính có lỗi. 1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự. 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm 1.2. Các đặc điểm của tội phạm 1.2.1. TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA TỘI PHẠM * Định nghĩa: Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm 1.2. Các đặc điểm của TP * Các căn cứ xác định tính nguy hiểm của tội phạm: Tính chất của quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội. Mức độ nghiêm trọng của hậu quả do tội phạm gây ra. Hình thức, dạng và mức độ lỗi. Đôïng cơ, mục đích phạm tội; Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra. Nhân thân người có hành vi phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS).
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm 1.2. Các đặc điểm của TP 1.2.2. Tính có lỗi của TP * Khái niệm lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm 1.2. Các đặc điểm của TP 1.2.3. Tính trái PL hình sự * Biểu hiện của tính trái PLHS Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS Khoản 2 Điều 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền quy định: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm”. Điều 2 BLHS VN quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm 1.1. Các kiểu định nghĩa về tội phạm 1.2. Các đặc điểm của TP 1.2.3. Tính phải chịu hình phạt * Các quan điểm khác nhau về tính phải chịu hình phạt. Quan điểm 1: Tính phải chịu HP không phải là đặc điểm của TP Quan điểm 2: Tính phải chịu HP là đặc điểm của TP
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II – PHÂN LOẠI TỘI PHẠM 2.1. Định nghĩa về phân loại tội phạm 2.2. Quy định BLHS về phân loại tội phạm
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại TP 2.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM Phân loại tội phạm là phân chia các tội phạm được qui định trong BLHS thành các nhóm (loại) khác nhau dựa trên những căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại TP 2.2. QUY ĐỊNH CỦA BLHS 1999 VỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là TP gây nguy hại không lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; Tội phạm nghiêm trọng là TP gây nguy hại lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; Tội phạm rất nghiêm trọng là TP gây nguy hại rất lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là TP gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình”.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại TP CĂN CỨ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO ĐIỀU 8 BLHS •Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. •Căn cứ vào chế tài: mức tối đa của khung hình phạt quy định đối với tội phạm đó
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại TP III. TỘI PHẠM & CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác: Về nội dung: tội phạm có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội; các vi phạm pháp luật khác có tính nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kể. Về hình thức pháp lý: tội phạm được quy định trong BLHS; các VPPL khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác. Về hậu quả pháp lý: tội phạm phải chịu hình phạt; các VPPL khác phải chịu các biện pháp cưỡng chế khác nhưng không phải là hình phạt.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại TP III. TP và các vi phạm PL khác IV. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA TỘI PHẠM. 4.1. Vấn đề nguồn gốc của tội phạm. 4.2. Bản chất giai cấp của tội phạm.
- CHƯƠNG III: TỘI PHẠM I. Khái niệm tội phạm II. Phân loại TP III. TP và các vi phạm PL khác IV. Nguồn gốc và bản chất giai cấp của TP 4.1 NGUỒN GỐC CỦA TỘI PHẠM 4.1.1. Các quan niệm về nguồn gốc của tội phạm 4.1.2. Quan niệm Mác xít về nguồn gốc của tội phạm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Hình sự
18 p | 681 | 113
-
Bài giảng Luật Hình sự: Chương 1 - Trần Ngọc Lan Trang
29 p | 278 | 64
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 1 - Nguyễn Đình Sơn
26 p | 307 | 51
-
Bài giảng Luật Hình sự: Chương 2 - Trần Ngọc Lan Trang
29 p | 134 | 37
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 4 - Nguyễn Đình Sơn
26 p | 183 | 33
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 2 - Nguyễn Đình Sơn
25 p | 146 | 29
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 6: Hình phạt, các biện pháp tư pháp và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
19 p | 35 | 17
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 5 - Nguyễn Đình Sơn
23 p | 172 | 13
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 1 - ThS. Lưu Hải Yến
21 p | 64 | 12
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Lan
23 p | 50 | 11
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật Hình sự Việt Nam
24 p | 29 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 5: Hình phạt và các biện pháp tư pháp
13 p | 29 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Lan
24 p | 49 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Lan
30 p | 54 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 6 - ThS. Lưu Hải Yến
35 p | 52 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 4: Trách nhiệm hình sự và những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (Phần 1)
13 p | 14 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam
16 p | 42 | 8
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Lan
27 p | 56 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn