intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật kinh tế: Chương 10 - ThS. Bùi Huy Tùng

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:134

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong chương này người học có thể hiểu về: Khái quát về tranh chấp thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, thương lượng và hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật kinh tế: Chương 10 - ThS. Bùi Huy Tùng

  1. CHƯƠNG X. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG  KINH DOANH THƯƠNG MẠI     Nội dung nghiên cứu:   I.  KHÁI  QUÁT  VỀ  TRANH  CHẤP  THƯƠNG  MẠI  VÀ  PHƯƠNG  THỨC  GIẢI  QUYẾT  TRANH  CHẤP THƯƠNG MẠI  II. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI  III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI  IV. TÒA ÁN 
  2. I.  KHÁI  QUÁT  VỀ  TRANH  CHẤP  TM  VÀ  PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  1. Tranh chấp thương mại  2. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 
  3. 1. Tranh chấp thương mại (TCTM)  TCTM là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực  hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động TM (Đ238 LTM1997).    Hoạt động TM là việc thực hiện một hay nhiều HVTM của các cá  nhân,  tổ  chức  kinh  doanh  bao  gồm  mua  bán  HH,  cung  ứng  DV;  phân  phối;  đại  diện;  đại  lý;  ký  gửi;  thuê,  cho  thuê;  thuê  mua;  xây  dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; TC, NH; BH; thăm dò, khai  thác; vận chuyển và các HVTM khác (K2 Đ3 PLTTTM2003).   Hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua  bán HH, cung ứng DV, đầu tư, xúc tiến TM và các hoạt động nhằm  mục đích sinh lợi khác (K1 Đ3 LTM2005).   KD  là  việc  thực  hiện  liên  tục  một,  một  số  hoặc  tất  cả  các  công  đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ SP hoặc cung  ứng DV nhằm mục đích sinh lợi (K2 Đ 4 LDN2005). 
  4. 1. Tranh chấp thương mại (tt) Tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh  tế và trọng tài kinh tế, bao gồm (Đ29 BLTTDS2004):   Các  tranh  chấp  về  hợp  đồng  kinh  tế  giữa  pháp  nhân  với  pháp  nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD;  Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên, giữa các thành viên  với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;  Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;  Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa  cá nhân, tổ chức với nhau và đầu có mục đích lợi nhuận;   Các tranh chấp kinh tế khác.  Các tranh chấp trên mới chỉ là nhóm tranh chấp điển hình có  nội dung kinh tế, thực chất tranh chấp kinh tế là một khái niệm có  nội hàm rộng, bao hàm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế. 
  5. 1. Tranh chấp thương mại (tt) TCTM phải hội đủ các yếu tố:  Thứ  nhất,  TCTM  là  những  mâu  thuẫn  (bất  đồng)  về  quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể.   Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ  hoạt động thương mại.  Thứ ba, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu  giữa các thương nhân. 
  6. 2. Phương thức giải quyết TCTM  Có bốn phương thức giải quyết TCTM cơ bản:   Thương lượng  Hòa giải  TTTM  Tòa án 
  7. 2. Phương thức giải quyết TCTM (tt)  Các  phương  thức  thương  lượng,  hòa  giải  và  TTTM  không mang ý chí quyền lực NN mà chủ yếu là ý chí tự  định đoạt của các bên hoặc phán quyết của bên thứ ba  độc  lập  (do  các  bên  lựa  chọn)  theo  thủ  tục  linh  hoạt,  mềm dẻo.  Tòa  án  lại  là  phương  thức  mang  ý  chí  quyền  lực  NN  được tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. 
  8. II. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI 1. Thương lượng 2. Hòa giải 
  9. 1. Thương lượng  Khái niệm Thương  lượng  là  phương  thức  giải  quyết  tranh  chấp  thông  qua  việc  các  bên  tranh  chấp  cùng  nhau  bàn  bạc,  tự  dàn  xếp,  tháo  gỡ  những  bất  đồng  phát  sinh  để  loại  bỏ  tranh  chấp  mà  không  có  sự  trợ  giúp  hay  phán  quyết  của  bất kỳ bên thứ ba nào.   Là  phương  thức  xuất  hiện  sớm,  thông  dụng  và  phổ  biến  nhất.  Thực  hiện  đơn  giản,  ít  tốn  kém,  không  bị  ràng  buộc  bởi  những thủ tục pháp lý phức tạp.  Uy tín, bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa.  Hạn  chế  sự  phương  hại  đến  mối  quan  hệ  giữa  các  bên,  tăng cường hiểu biết và hợp tác lẫn nhau. 
  10. 1. Thương lượng (tt)  Các đặc trưng cơ bản của thương lượng:  Thứ nhất, được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông  qua  việc  bàn  bạc,  thỏa  thuận  để  tự  hóa  giải  những  bất  đồng  mà  không  cần  bên  thứ  ba  để  trợ  giúp  hay  ra  phán  quyết.   Thứ hai, không chịu sự ràng buộc của bất kỳ n.tắc pháp lý  về thủ tục giải quyết tranh chấp.   Thứ ba, việc thực thi kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào sự  tự nguyện của mỗi bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý  nào bảo đảm. 
  11. 1. Thương lượng (tt)  Thương lượng có thể được thực hiện bằng nhiều  cách thức:  Thương  lượng  trực  tiếp:  các  bên  trực  tiếp  gặp  nhau  bàn  bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến nhằm tìm kiếm giải pháp.   Thương lượng gián tiếp: các bên gửi cho nhau các tài liệu  thể hiện quan điểm và yêu cầu nhằm tìm kiếm giải pháp.   Kết hợp thương lượng trực tiếp và thương lượng gián tiếp. 
  12. 1. Thương lượng (tt)  Ưu điểm của phương thức thương lượng:  Thuận  tiện,  đơn  giản,  nhanh  chóng,  linh  hoạt,  hiệu  quả và ít tốn kém.  Bảo  vệ  được  uy  tín  của  các  bên,  bí  mật  trong  kinh  doanh.   Hạn chế của phương thức thương lượng:  Nó  phụ  thuộc  vào  sự  hiểu  biết  và  thái  độ  thiện  chí,  hợp tác của các bên tranh chấp.   Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ  chế pháp lý mang tính bắt buộc. 
  13. 2. Hòa giải   Khái niệm Hòa giải là phương thức với sự tham gia của bên thứ  ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các  bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp. 
  14. 2. Hòa giải (tt)  Các đặc trưng cơ bản của hòa giải:  Thứ nhất, có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên lựa chọn)  làm trung gian để giúp các bên tìm kiếm giải pháp. Bên  thứ  ba  không  có  quyền quyết  định hay  áp  đặt  bất  cứ  vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên. Quyền quyết định cuối cùng  vẫn  thuộc  về  các  bên  khi  họ  thống  nhất  được  ý  chí  với  nhau  trên cơ sở sự hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba.   Thứ hai, không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn  mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.   Thứ  ba,  việc  thực  thi  kết  quả  hòa  giải  thành  hoàn  toàn  phụ  thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ cơ chế  pháp lý nào đảm bảo thi hành.  Cần  phân  biệt  hòa  giải  với  sự  tham  gia  của  bên  thứ  ba  được các bên lựa chọn (hòa giải ngoài tố tụng) và hòa giải được  tiến hành tại tòa án hay trọng tài (hòa giải trong tố tụng). 
  15. 2. Hòa giải (tt)  Các bước trong quá trình hòa giải:   Các bên trao đổi thông tin, tài liệu để làm rõ yêu cầu, khả năng, vị thế của  mỗi bên đồng thời lựa chọn bên (hoặc các bên) làm trung gian (hội đồng  định giá, giám định viên…).   Các  bên  có  thể  xác  định  một  thủ  tục  (quy  trình)  hòa  giải.  Nếu  không  có  thỏa thuận thì có thể hiểu các bên trao cho người hòa giải có toàn quyền  quyết định.   Các bên trình bày ý kiến, quan điểm về vụ tranh chấp, lắng nghe  ý kiến  của người khác và đề xuất các phương án.   Người  trung  gian  hòa  giải  xem  xét,  phân  tích,  đánh  giá  các  tình  tiết,  làm  sáng tỏ vị thế của các bên. Người trung gian có thể trao đổi, gặp gở riêng  với một hoặc các bên để phân tích, thuyết phục. Các  ý  kiến,  nhận  xét,  bình  luận  và  những  đề  xuất,  giải  pháp  của  người trung gian chỉ có tính chất khuyến nghị, tham vấn.   Trên cơ sở đó, nếu các bên thỏa thuận được thì phải được ghi nhận bằng  văn bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên và của người trung gian.  Văn  bản  này  có  giá  trị  ràng  buộc  các  bên  và  các  bên  phải  tôn  trọng,  tự  nguyện thực hiện. 
  16. 2. Hòa giải (tt)  Ưu điểm của phương thức hòa giải:  Có  những  ưu  điểm  như  phương  thức  thương  lượng  như  tính  đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả và ít  tốn kém.  Người thứ ba thường là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am  hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp.   Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ  ba  nên  mức  độ  tôn  trọng  và  tự  nguyện  tuân  thủ  các  cam  kết  thường cao hơn thương lượng.   Nhược điểm của phương thức hòa giải:   Hòa  giải  cũng  có  những  hạn  chế  như  thương  lượng,  bởi  vẫn  được  quyết  định  trên  cơ  sở  ý  chí  thỏa  thuận  cũng  như  sự  tự  nguyện thi hành của mỗi bên.   Uy tín, bí mật KD dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng.   Chi phí cho hòa giải thường tốn kém hơn thương lượng. 
  17. III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI  1. Các hình thức TTTM  2. Thành lập TTTT  3. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng  đại diện và TTTT  4.  Thủ  tục  giải  quyết  TCTM  bằng  trọng  tài  thương mại 
  18. 1. Các hình thức TTTM  1.1 Trọng tài vụ việc (TTVV) 1.2 Trọng tài thường trực (TT/TT)
  19. 1.1 Trọng tài vụ việc (TTVV) ◙ Khái niệm  TTVV là phương thức do các bên thỏa thuận thành lập, và  trọng  tài  sẽ  tự  chấm  dứt  khi  giải  quyết  xong  vụ  tranh  chấp.   Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử  dụng rộng rãi ở các nước.   Pháp luật các nước đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức  trọng tài này với mức độ sâu rộng khác nhau. 
  20. 1.1 Trọng tài vụ việc (tt) ◙ Các đặc trưng cơ bản của TTVV:   TTVV  chỉ  được  thành  lập  khi  phát  sinh  tranh  chấp  và  tự  chấm  dứt  hoạt  động  (tự  giải  thể)  khi  giải  quyết  xong  tranh chấp.  TTVV không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều  hành và không có danh sách trọng tài viên.  TTVV  không  có  quy  tắc  tố  tụng  riêng,  mà  do  các  bên  tự  thỏa thuận xây dựng hoặc có thể chọn từ các bộ quy tắc  trọng tài nào đó. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2