intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật kinh tế: Chương 4 - ThS. Bùi Huy Tùng

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:201

90
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật kinh tế: Chương 4 cung cấp cho người học các kiến thức: Những vấn đề cơ bản về công ty, công ty theo pháp luật Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật kinh tế: Chương 4 - ThS. Bùi Huy Tùng

  1. CHƯƠNG IV. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY  Nội dung nghiên cứu:   A. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY  B. CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
  2. A.  NHỮNG  VẤN  ĐỀ  CƠ  BẢN  VỀ  CÔNG  TY   Những vấn đề nghiên cứu:   I. SỰ RA  ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ  LUẬT CÔNG TY  II.  CÁC  LOẠI  HÌNH  CÔNG  TY  PHỔ  BIẾN  TRÊN  THẾ GIỚI 
  3. I.  SỰ  RA  ĐỜI,  PHÁT  TRIỂN  CỦA  CÔNG  TY  VÀ LUẬT CÔNG TY 1. Khái niệm chung về công ty  2. Sự ra đời của công ty  3. Sự ra đời của luật công ty 
  4. 1. Khái niệm chung về công ty   Nhà  luật  học  Kubler  CHLB  Đức  quan  niệm:  “Công  ty  là  sự  liên  kết  của  hai  hay  nhiều  cá  nhân  hoặc  pháp  nhân  bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động  để đạt một mục tiêu chung nào đó”.   BLDS CH Pháp: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó  hai  hay  nhiều  người  thỏa  thuận  với  nhau  sử  dụng  tài  sản  hay  khả  năng  của  mình  vào  một  hoạt  động  chung  nhằm chia lợi nhuận”.   Theo  Đ2  LCT1990  của  VN:  “Công  ty  là  DN  trong  đó  các  thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu  lỗ tương  ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về  các khoản nợ trong phạm vi phần vốn góp” 
  5.  Đặc điểm, dấu hiệu của công ty nói chung   Sự liên kết của hai hay nhiều người hoặc tổ  chức;  Sự  liên  kết  được  thực  hiện  thông  qua  một  sự  kiện  pháp  lý  (hợp  đồng,  điều  lệ,  quy  chế);  Sự liên kết nhằm mục đích chung. 
  6.  Khái niệm công ty thương mại   Căn cứ vào mục đích, có thể chia công ty thành  2  loại  là:  các  công  ty  thương  mại;  các  công  ty  dân sự.  Công  ty  thương  mại  (công  ty  kinh  doanh)  là  công ty do hai hay nhiều người (hoặc tổ chức)  góp  vốn  thành  lập  để  KD  với  mục  đích  lợi  nhuận. Công  ty  thương  mại  là  loại  công  ty  rất  phổ  biến, trong phạm vi môn học này ta chỉ nghiên  cứu công ty thương mại. 
  7.  Đặc điểm của công ty thương mại  Là  sự  liên  kết  của  nhiều  cá  nhân  hoặc  pháp  nhân, thể hiện thành một tổ chức.  Các  thành  viên  góp  tài  sản  để  thành  lập  công  ty.  Mục  đích  thành  lập  công  ty  là  để  kinh  doanh  kiếm lời. 
  8. 2. Sự ra đời của công ty  ☻Lý do của sự ra đời công ty:   Khi nền sản xuất phát triển, để mở rộng sản xuất,  các nhà kinh doanh cần phải có nhiều vốn, buộc họ  phải liên kết để thành lập công ty.   Khi sản xuất phát triển thì sự cạnh tranh ngày càng  khốc liệt, đẩy những CTKD có vốn đầu tư thấp vào  vị  trí  bất  lợi,  do  đó  họ  phải  liên  kết  để  thành  lập  công ty.   Trong  kinh  doanh  thường  gặp  rủi  ro  và  để  phân  chia  rủi  ro,  các  nhà  kinh  doanh  cùng  liên  kết  lập  công ty để nếu có rủi ro thì nhiều người cùng gánh  chịu.   Khi  liên  kết  với  nhau,  họ  có  thêm  được  kinh  nghiệm, công nghệ quản lý.
  9. 2. Sự ra đời của công ty (tt) ☻ Tóm lại:   Hai  hay  nhiều  người  cùng  góp  vốn  để  lập  DN  kinh doanh kiếm lời là họ đã thành lập công ty.   Sự  ra  đời  của  công  ty  là  quy  luật  khách  quan  trong nền KTTT.  Công  ty  ra  đời  là  kết  quả  của  việc  thực  hiện  n.tắc tự do kinh doanh, tự do khế  ước và tự do  lập hội. 
  10. 3. Sự ra đời của luật công ty  Vào  thế  kỷ  XIII,  ở  các  thành  phố  lớn  của  một  số  nước châu Âu đã xuất hiện các CTTM đối nhân đầu  tiên; sang thế kỷ XVII, các CTTM đối vốn ra đời.   Sự  ra  đời  của  các  CTKD  kéo  theo  cần  phải  có  nhu  cầu luật lệ về công ty.   Lịch  sử  luật  công  ty  gắn  liền  với  các  quy  định  về  liên  kết,  hợp  đồng  và  các  quan  hệ  nợ  nần  trong  Luật La Mã.  Luật công ty hiện đại ra đời cùng với thời kỳ tự do  hóa  tài  sản,  các  công  ty  hoạt  động  theo  luật  tư  và  chịu rất ít sự giám sát của NN. 
  11. 3. Sự ra đời của luật công ty (tt)  Năm 1807 Pháp ban hành BLTM, thể chế hóa quan điểm tự do  kinh  doanh,  sau  đó  nhiều  nước  châu  Âu  ban  hành  LTM.  Việc  thành lập công ty vẫn cần phải có giấy phép của NN.   Đến năm 1870, hầu hết các nước đều bãi bỏ thủ tục cấp giấy  phép  thành  lập,  NN  chỉ  đưa  ra  các  quy  định  bắt  buộc,  các  công ty có nghĩa vụ đăng ký.  Do sự tự do hóa kinh doanh nên đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo, vì  vậy cần phải hoàn thiện luật lệ.   Năm 1970, Đức ban hành Luật CTCP, sau đó được sửa đổi, bổ  sung bởi BLTM 1897, sau này thay thế bằng Luật CTCP.  Từ năm 1937 đến 1965 Đức ban hành Luật CTCP mới và hiện  vẫn có giá trị. Năm 1892 ban hành Luật CTTNHH.  Trên thế giới tồn tại 2 HTPL công ty: Hệ thống luật công ty lục  địa (châu Âu) chịu  ảnh hưởng luật của Đức và hệ thống luật  công ty Anh – Mỹ. 
  12. 3. Sự ra đời của luật công ty (tt) ☻ Tóm lại:   Luật công ty bao gồm các QPPL  điều chỉnh những  QHXH  phát  sinh  trong  quá  trình  thành  lập,  hoạt  động và chấm dứt hoạt động của công ty.  Luật công ty thuộc về luật tư, sự phát triển của nó  gắn liền với lịch sử phát triển thương mại. 
  13.  Sự ra đời Luật công ty ở VN  Ở  VN,  hoạt  động  thương  mại  có  từ  lâu,  chúng  được  điều  chỉnh  bằng thông lệ và tập quán thương mại. Luật công ty ra đời muộn  và phát triển chậm.  Là thuộc địa của Pháp, nên có thời kỳ luật thương mại của Pháp  được áp dụng trong từng vùng lãnh thổ khác nhau.   Luật về công ty được quy định lần đầu tại VN trong “Dân luật thi  hành  tại  các  tòa  Nam­án  Bắc  Kỳ”  năm  1931,  trong  đó  có  nói  về  “hội buôn”.  Đạo luật này chia các công ty (hội buôn) thành hai loại: hội người  và hội vốn:  Trong  hội  người  chia  thành  hội  hợp  danh  (CTHD);  hội  hợp  tư  (công ty hợp vốn đơn giản); hội đồng lợi (CTHD).  Trong hội hợp vốn chia thành hội vô danh (CTCP); và hội hợp cổ  (công ty hợp vốn đơn giản cổ phần).   Trong đạo luật này không có CTTNHH.   Năm 1944, chính quyền Bảo Đại xây dựng BLTM trung phần.
  14.  Sự ra đời Luật công ty ở VN (tt)  Thời  Pháp  thuộc  xuất  hiện  nhiều  công  ty  dưới  hình  thức  hội.  LCT ở VN gắn liền với luật dân sự và luật thương mại.   Từ  sau  năm  1954,  đất  nước  chia  làm  hai  miền,  nên  có  hai  hệ thống pháp luật khác nhau.   Năm 1972, chính quyền Sài Gòn ban hành BLTM VNCH.   Ở miền Bắc bắt đầu nền kinh tế theo cơ chế KHHTT, do đó  công ty không tồn tại và cũng không có LCT.   Từ năm 1986, VN phát triển theo cơ chế thị trường,  đã tạo  môi trường cho các công ty ra đời.   QH thông qua LCT1990.  LDN1999 đã được QH ban hành thay thế LCT1990.   LDN1999 cũng đã được thay thế bởi LDN2005. 
  15. II.  CÁC  LOẠI  HÌNH  CÔNG  TY  PHỔ  BIẾN  TRÊN THẾ GIỚI 1. Công ty đối nhân  2. Công ty đối vốn 
  16. 1. Công ty đối nhân  ◙ Khái niệm   CTĐN là công ty mà việc thành lập dựa trên  sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân  thân  của  các  thành  viên  tham  gia,  sự  hùn  vốn là yếu tố thứ yếu.   Công  ty  đối  nhân  thường  tồn  tại  dưới  2  dạng cơ bản:   Công ty hợp danh  Công ty hợp vốn đơn giản
  17. 1. Công ty đối nhân (tt) ◙ Đặc điểm của công ty đối nhân    Không có sự tách bạch về tài sản của cá nhân  các thành viên và tài sản của công ty.  Các  thành  viên  liên  đới  chịu  TNVH  đối  với  mọi  khoản nợ của công ty, hoặc ít nhất phải có một  thành  viên  chịu  TNVH  (PLVN  quy  định  ít  nhất  phải có hai TV chịu TNVH).   Các  thành  viên  có  tư  cách  thương  gia  độc  lập  và  phải  chịu  thuế  thu  nhập  cá  nhân,  bản  thân  công ty không bị đánh thuế. 
  18. ◙ Công ty hợp danh  CTHD  là  loại  hình  công  ty  trong  đó  các  thành  viên  cùng  nhau  tiến  hành  hoạt  động  thương  mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu  TNVH về mọi khoản nợ của công ty.  CTHD còn gọi là công ty góp danh, là loại hình  đặc trưng của công ty đối nhân.   Là  loại  hình  công  ty  ra  đời  sớm  nhất,  thường  được thành lập trong gia đình, dòng họ.   Các thành viên công ty thường có sự hiểu biết,  gần gũi, tin tưởng lẫn nhau. 
  19. ◙ Công ty hợp danh (tt)  Về việc thành lập công ty:  Một CTHD được thành lập nếu ít nhất có hai thành  viên thỏa thuận với nhau cùng chịu TNVH.   Việc  thành  lập  công  ty  phải  trên  cơ  sở  hợp  đồng  dưới hình thức văn bản.   Các  bên  có  thể  thỏa  thuận  bằng  miệng,  thậm  chí  không  cần  tuyên  bố  rõ,  mà  chỉ  cần  có  những  hoạt  động chung.   Hợp  đồng  thành  lập  phải  đăng  ký  vào  danh  bạ  thương  mại.  Trong  một  số  tr.hợp,  hợp  đồng  tuy  không  được  đăng  ký  nhưng  được  thông  báo  rộng  rãi thì vẫn có giá trị pháp lý. 
  20. ◙ Công ty hợp danh (tt)  Về chế độ trách nhiệm, thể hiện ở các đặc trưng:  Chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai toàn bộ số tiền.  Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty chuyển  sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.   Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty  và tài sản thành viên.   Tính chịu TNVH cũng là một lợi thế của công ty. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2