intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Miễn dịch trong bệnh lý huyết học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Miễn dịch trong bệnh lý huyết học trình bày các nội dung chính sau: Tạo máu - cơ sở của hệ thống miễn dịch; Điều hòa đáp ứng miễn dịch; Lymphocyte B và MD dịch thể; Điều trị đặc hiệu miễn dịch; Miễn dịch trong ghép tủy xương đồng loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Miễn dịch trong bệnh lý huyết học

  1. 07/01/2016 MIỄN DỊCH TRONG BỆNH LÝ HUYẾT HỌC I. TẠO MÁU - CƠ SỞ CỦA HT MIỄN DỊCH 1. Khái niệm tế bào máu- tế bào miễn dịch Các tế bào MD chính là các tế bào máu. Không có ranh giới rõ rệt giữa hệ thống máu và hệ thống miễn dịch. Trạng thái tạo máu có ảnh hưởng mật thiết tới khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể và ngược lại. Các yếu tố miễn dịch thể dịch như kháng thể, cytokin, bổ thể... hầu như đều do các tế bào của hệ thống tạo máu tiết ra. 1
  2. 07/01/2016 2. Tủy xương - Tủy xương là tổ chức sinh máu chính của cơ thể, sinh ra cả các tế bào dòng tủy lẫn dòng lympho. Quá trình tăng sinh và biệt hóa của các tế bào lympho phần lớn chưa hoàn thành tại tủy xương. Sau khi biệt hóa đến giai đoạn đầu của lympho T, các tế bào này ra máu ngoại vi để đến tuyến ức, tiếp tục quá trình thành thục về chức năng. - Lympho B được biệt hóa đầy đủ tại tủy xương để trở thành lympho B trưởng thành trước khi ra máu. Tuy nhiên, các lympho B này vẫn ở dạng “nguyên vẹn”. Màng tế bào có các IgM, chưa có khả năng đáp ứng miễn dịch dưới kích thích kháng nguyên. Lympho B sẽ phải trải qua những chặng đường để thành thục về mặt chức năng. Lympho B "nguyên vẹn" ra máu; sau đó vào tổ chức lympho ngoại vi thành lympho B trưởng thành; cuối cùng trở thành plasmocyte có khả năng tiết globulin miễn dịch. Các tế bào này cư trú nhiều trong tủy xương và ở các cơ quan lympho khác. Một quần thể lympho B sau đáp ứng miễn dịch sẽ chuyển sang trạng thái lympho B "nhớ", lưu trú lâu dài tại các cơ quan lympho. 2
  3. 07/01/2016 -Dòng tế bào NK tăng sinh và biệt hóa hoàn thiện nhất tại tủy xương. Tế bào NK chủ yếu tồn tại ở tủy xương và máu ngoại vi. - Mặc dù là cơ quan lympho quan trọng nhất, người ta vẫn chưa cho rằng tủy xương có vai trò đáng kể nào trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Tuy nhiên có những bằng chứng gợi ý cho vai trò này của tủy xương. Ngoài quần thể lympho B - plasmocyte và tế bào NK đông đảo trong tủy xương, phân bố các dưới nhóm lympho T khác hẳn tại máu ngoại vi. Trong các bệnh lý suy tủy xương do hóa trị liệu chống ung thư hoặc tia xạ, tình trạng suy giảm MD không chỉ do mất BC hạt, mà còn do giảm nặng các dưới nhóm lympho 3. Tổ chức tạo máu ngoài tủy xương 3.1. Tuyến ức Là cơ quan cần thiết trong quá trình thành thục về chức năng của dòng lympho T. Tại đây có các tương tác tế bào- tế bào giúp cho lympho T biệt hóa đến tận giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên, tuyến ức chỉ tồn tại ở trẻ nhỏ. Khi trưởng thành, tuyến ức teo nhỏ lại và gần như không hoạt động nữa. 3
  4. 07/01/2016 3.2. Hạch bạch huyết - Hạch bạch huyết và hệ thống mạch bạch huyết tạo thành mạng lưới bạch huyết phân bố rộng rãi hầu khắc cơ thể. Vai trò: + Bắt giữ & thanh lọc VSV xâm nhập cơ thể. + Tạo cánh cửa để lympho đi vào + Tạo môi trường đặc hiệu cho các lympho triển khai đáp ứng miễn dịch. - Gồm hai vùng: vùng vỏ và vùng tủy (lõi). Vùng vỏ chứa chủ yếu L B tạo các nang lympho. Vùng tủy là khu vực TB tập trung đi vào đường bạch huyết để ra máu. - Các tổ chức lympho ngoại vi không chỉ là kho chứa tế bào lympho yên lặng. Các lymphocyte đến và đi khỏi tổ chức lympho liên tục theo đường mạch bạch huyết riêng 3.3. Lách - Cấu trúc cơ bản giống với cấu trúc của hạch. Đặc trưng quan trọng nhất là lymphocyte đi tới và đi khỏi lách đều theo đường máu chứ không theo đường bạch huyết. Tại các tiểu ĐM, tập trung lympho T, bao quanh là nang lympho B. Ngoài ra, lách còn giữ vai trò tiêu hủy các TB máu già cỗi và các tế bào bệnh lý khác. Tại cuối các tiểu động mạch lách, tập trung nhiều đại thực bào, tế bào tua, hồng cầu. Điểm quan trọng trong cấu trúc của cả hạch bạch huyết và lách là đã tạo môi trường thuận lợi để hoàn thành tương tác giữa tế bào trình diện kháng nguyên và lympho T. 4
  5. 07/01/2016 5
  6. 07/01/2016 6
  7. 07/01/2016 II. ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH 1. Đặc điểm chung - Đặc điểm nổi bật là có khả năng phân biệt giữa KN của cơ thể với các KN lạ. Các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể nhận biết và dung nạp các KN của mình trong suốt quá trình sống. - Các KT được sản xuất sẽ điều hòa nhu cầu sản xuất chính KT đó. Bằng cách loại bỏ kháng nguyên, hệ thống miễn dịch đã tự loại bỏ khả năng tiếp tục đáp ứng miễn dịch. Các globulin miễn dịch cũng mang những quyết định kháng nguyên có vai trò điều hòa miễn dịch. 7
  8. 07/01/2016 2. Sự phối hợp giữa các TB trong đáp ứng MD 2.1. Hợp tác giữa đại thực bào và lympho Th - Là bước đầu tiên trong việc phát hiện KN và phân công đáp ứng MD đặc hiệu giữa các quần thể lympho. Lympho T có các thụ thể bề mặt, nhận diện được những KN đã được xử lý - đặc tính này liên quan đến các kháng nguyên hòa hợp tổ chức. Lympho Th sử dụng MHC lớp II, lympho Tc sử dụng MHC lớp I. - KN được xử lý và sau đó được trình diện trên màng các tế bào trình diện kháng nguyên (APC). Các TB này gồm ĐTB, tế bào tua dạng lympho, tế bào Langhans ở da, lympho B và fibroblast. Các tế bào này nhận biết kháng nguyên lạ qua MHC lớp II trên màng tế bào. Sau khi tiếp nhận thông tin về kháng nguyên lạ trên tế bào trình diện kháng nguyên, lympho T sẽ to lên, bắt đầu tổng hợp cytokine và sau đó phân bào, bắt đầu quá trình đáp ứng miễn dịch. 2.2. Hợp tác giữa lympho B và lympho Th Lympho B có Ig màng, có khả năng tự nhận diện các KN tự nhiên và hoạt hóa để đáp ứng tạo KT. Lympho B cũng có thể đóng vai trò của tế bào trình diện KN, bắt giữ và xử lý các KN đơn giản và sau đó hoạt hóa lympho Th. Hai loại TB này sẽ liên kết tác dụng: lympho Th hoạt hóa sẽ tiết cytokine để tăng cường hoạt hóa lympho B, kích thích lympho B bộc lộ MHC lớp II trên màng nhiều hơn, và sau đó sẽ tăng hoạt hóa lympho Th. Đây là quá trình hợp tác lympho B-T. Các cytokine do lympho Th tiết ra giúp lympho B tăng sinh, chuyển hướng tiết Ig và biệt hóa thành tương bào có khả năng tiết Ig mạnh 8
  9. 07/01/2016 ĐÁP ỨNG MD THÍCH NGHI  Các tế bào T và B đặc hiệu cho MD qua trung gian KT và MD qua trung gian TB  MD qua trung gian KT  Lympho B, tương bào và KT  MD dịch thể  MD qua trung gian tế bào  Lympho T, tế bào trình diện KN và MHC  MD tế bào MD qua trung gian KT  Trực tiếp chống lại vi SV bên ngoài tế bào và độc tố  Tế bào B  Biệt hóa thành tương bào SX kháng thể  Có chức năng như tế bào trình diện KN  Phân loại KT (Immunoglobulin)  Immunoglobulin M (IgM)  Immunoglobulin G (IgG)  Immunoglobulin A (IgA)  Immunoglobulin D (IgD)  Immunoglobulin E (IgE) 9
  10. 07/01/2016 MD qua trung gian tế bào  Trực tiếp chống lại VSV trong tế bào  Tế bào thực bào và không thực bào  Tế bào T  Biệt hóa thành tế bào effector tùy theoloại KN mà tế bào trình diện KN trình diện  Hoạt hóa lympho B  Chức năng các loại tế bào T  Giúp đỡ (CD4)  TH1 và TH2  Độc tế bào (CD8)  Điều hòa (Suppressor) 10
  11. 07/01/2016 11
  12. 07/01/2016 LYMPHOCYTE B VÀ MD DỊCH THỂ  Lymphocyte B biệt hóa thành tương bào và lympho B nhớ  Tương bào sx kháng thể ĐÁP ỨNG KT NGUYÊN PHÁT VÀ THỨ PHÁT  Đáp ứng nguyên phát  Sau khi tiếp xúc KN, tăng chậm IgM sau đó tăng chậm IgG  Đáp ứng thứ phát  Sau khi gặp lại KN lần trước, tăng nhanh IgG và tăng chậm hoặc không tăng IgM 12
  13. 07/01/2016 LYMPHOCYTE T VÀ MD TẾ BÀO  Lymphocyte T đáp ứng với KN trên bề mặt tế bào trình diện KN  Tế bào trình diện KN  ĐTB  Tế bào có tua  Lymphocyte B 13
  14. 07/01/2016 LYMPHOCYTE T VÀ MD TẾ BÀO  Tế bào trình diện KN  Bắt giữ và xử lý KN lên bề mặt cùng với MHC  MHC  MHC lớp I  Trình diện KN cho T CD8  MHC lớp II  Trình diện KN cho T CD4  Tb T biệt hóa thành các loại tùy theo loại KN 14
  15. 07/01/2016 VAI TRÒ TẾ BÀO T TRONG ĐÁP ỨNG MD  T CD8 độc tế bào  Vào máu và di chuyển đến vị trí nhiễm trùng  Diệt tế bào nhiễm virus và các vi SV bên trong tế bào khác  T CD4 TH1 giúp đỡ  Vào máu và di chuyển đến vị trí nhiễm trùng  Giúp hoạt hóa đại thực bào  T CD4 TH2 giúp đỡ  Làm việc trong các cơ quan lympho thứ cấp  Giúp hoạt hóa tế bào B 15
  16. 07/01/2016 3. Vai trò của cytokine Cytokine là những protein do nhiều loại tế bào như lymphocyte T, B, NK, đại thực bào, nguyên bào sợi, các tế bào liên kết khác và ngay cả các tế bào gốc tạo máu tiết ra. Cytokine có rất nhiều hoạt tính sinh học quan trọng, tham gia điều hòa hoạt động nội môi tích cực, từ đáp ứng miễn dịch, đáp ứng viêm, đến tăng sinh tạo máu và tái tạo tổ chức... Tùy thuộc loại cytokine và phương cách tương tác giữa các cytokine mà tạo nên các hiệu ứng sinh học khác nhau. 16
  17. 07/01/2016 III. MD TRONG BỆNH LÝ HUYẾT HỌC 1. Tổn thương huyết học tự miễn dịch 1.1. Rối loạn miễn dịch 1.1.1. Thiếu máu tan máu tự miễn dịch 1.1.2. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn dịch 1.1.3. Hội chứng Evans Bệnh nhân sản xuất ra hai loại tự kháng thể, tự kháng thể chống hồng cầu và tự kháng thể chống tiểu cầu, dẫn đến vừa tan máu vừa xuất huyết. 1.1.4. Bệnh hệ thống 1.2. Suy tủy xương chưa rõ nguyên nhân - Suy tủy xương thường là tổn thương tế bào gốc tạo máu do thuốc, hóa chất hoặc tổn thương vi môi trường tạo máu. Tuy nhiên, rối loạn tự MD cũng là một cơ chế bệnh sinh của căn bệnh này. - Sau một đáp ứng MD chống virus, sự tăng sinh của lympho T độc (Tc) có thể gây độc trực tiếp đối với các tế bào gốc tạo máu đã bị nhiễm virus, dẫn đến giảm số lượng tế bào gốc. - Hiệu quả rất tốt của điều trị ức chế miễn dịch ở nhiều bệnh nhân suy tủy xương chưa rõ nguyên nhân là bằng chứng cho cơ chế tự miễn dịch trong bệnh này. 17
  18. 07/01/2016 2. Miễn dịch truyền máu - Truyền máu là một con dao hai lưỡi. Ngoài những nguy cơ lây bệnh truyền qua đường máu như viêm gan, HIV, giang mai, sốt rét..., các nguy cơ bất đồng miễn dịch thực sự đáng lo ngại. - Về phương diện hòa hợp tổ chức, có thể xem truyền máu như một thủ thuật ghép tổ chức. Các tế bào máu của người cho truyền vào bệnh nhân sẽ kích thích hệ thống miễn dịch có đáp ứng thải ghép. Mặt khác, các lymphocyte của người cho truyền vào có thể tăng sinh và phản ứng lại kháng nguyên của bệnh nhân, gây tình trạng “mảnh ghép chống túc chủ” ở những bệnh nhân đang bị suy giảm miễn dịch. - Các tai biến miễn dịch quan trọng của truyền máu là bất đồng nhóm máu ABO và Rh giữa người cho và người nhận. Nếu bệnh nhân nhóm máu O và người cho nhóm máu A, thì kháng thể tự nhiên kháng A của máu O sẽ gắn và gây ngưng kết hồng cầu A truyền vào, dẫn đến tan máu cấp, suy thận cấp, đông máu nội mạch.. và tử vong. - Ngay bệnh nhân nhóm máu A (hoặc B hoặc AB) được truyền máu từ người nhóm O đôi khi cũng gặp nguy hiểm. Máu O của người cho có hiệu giá kháng thể miễn dịch kháng A hoặc kháng B rất cao, gây tan máu nội mạch khi truyền cho bệnh nhân các nhóm máu khác. Người có nhóm máu O như vậy gọi là nhóm máu O nguy hiểm. 18
  19. 07/01/2016 - Các hậu quả khác của bất đồng miễn dịch trong truyền máu là tình trạng thiếu máu tan máu đồng miễn dịch và giảm tiểu cầu đồng miễn dịch. Bệnh nhân được truyền máu nhiều lần sẽ sản xuất ra kháng thể miễn dịch chống lại kháng nguyên lạ trên hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu người cho. Tuy nhiên, phản ứng thường nhẹ nhàng hơn với sốt, vàng da, tan máu ngoại mạch, coombs (+), xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc truyền tiểu cầu không hiệu quả khi truyền kéo dài... - Bất đồng miễn dịch mẹ - thai Trẻ sơ sinh có thể được di truyền các kháng nguyên nhóm máu hoặc kháng nguyên tiểu cầu từ người cha, còn người mẹ không có các kháng nguyên này. Vào cuối thai kỳ, một số tế bào máu của con (máu cuống rốn) vượt hàng rào nhau thai qua máu người mẹ, kích thích đáp ứng miễn dịch. Lần có thai sau, kháng thể của người mẹ sẽ đi qua máu con (chứa kháng nguyên tương ứng) gây các hậu quả bệnh lý. 19
  20. 07/01/2016 3. Suy giảm MD trong ung thư tạo máu 3.1. Suy giảm miễn dịch tiên phát - Khả năng đáp ứng MD chống ung thư giảm nặng hoặc mất. - Tổn thương hàng rào MD đặc hiệu, rõ nhất là các ung thư của hệ thống lympho. Ở các bệnh này, các lymphocyte giữ thẩm quyền MD đặc hiệu bị suy giảm do sự tăng sinh mạnh mẽ của một quần thể lympho ác tính không có chức năng. - Tổn thương hàng rào MD không đặc hiệu, do tăng sinh ác tính tại tủy xương (hoặc do di căn tủy) lấn át các TB tạo máu dòng tủy dẫn đến giảm BC hạt TT (và monocyte) máu ngoại vi. - Tổn thương hàng rào da- niêm mạc, giảm sản xuất kháng thể, tổn thương hệ thống bổ thể, suy kiệt... là những yếu tố góp phần vào tình trạng suy giảm miễn dịch tổng thể 3.2. Suy giảm miễn dịch thứ phát do điều trị - Điều trị chủ yếu là thuốc chống ung thư. Các thuốc này thường rất độc với hệ thống MD và tạo máu. Về phương diện miễn dịch, BN thường rất dễ rơi vào trạng thái suy kiệt MD do điều trị do kết hợp cả giảm MD đặc hiệu và giảm MD không đặc hiệu (suy tủy xương do điều trị). - Để điều trị ung thư tạo máu thành công,1 khâu rất quan trọng là phải bảo vệ BN chống nhiễm trùng tốt (kháng sinh phổ rộng phối hợp tích cực, vô trùng môi trường, thuốc kích tích tạo máu). Tử vong trong điều trị ung thư tạo máu phần nhiều liên quan đến nhiễm trùng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2