intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 1: Những vấn đề cơ bản của ĐTPT

Chia sẻ: Lê Thái Mi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

344
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. - Theo Luật đầu tư 2005 của việt nam thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này (Luật đầu tư 2005) và các quy định khác của pháp luật có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 1: Những vấn đề cơ bản của ĐTPT

  1. BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ BIÊN SOẠN TS. LÊ MINH CHÍNH Phone: 0912 789 835 E-mail: minhchinh.ktln@gmail.com
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC • Chương I. Những vấn đề cơ bản của ĐTPT • Chương II. Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT • Chương III. Quản lý và Kế hoạch hóa ĐTPT • Chương IV. Kết Quả và Hiệu quả của ĐTPT • Chương V. Phương pháp luận về Lập và Thẩm định Dự án ĐTPT • Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về Đấu thầu trong các Dự án ĐTPT • Chương VII. Quan hệ quốc tế trong ĐTPT
  3. Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN I. BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
  4. 1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển: - Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. - Theo Luật đầu tư 2005 của việt nam thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này (Luật đầu tư 2005) và các quy định khác của pháp luật có liên quan. • Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. • Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
  5.  Như vậy: - Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư: là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. - Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. - Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học...), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
  6. Từ khái niệm trên ta cần phân biệt 3 loại hình đầu t ư chính. Đó là: Đầu tư Tài chính; Đầu tư Thương mại và Đầu tư Phát triển. + Đầu tư Tài chính: Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lợi nhuận tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu...).
  7. Đầu tư Thương mại: là hoạt động mua đi bán lại các loại hàng hóa thông thường trên thị trường với mục tiêu kiếm lời.  Đầu tư Phát triển: là việc chi dùng các nguồn lực trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì, làm tăng thêm hoặc tạo mới những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị, đường xá...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng, phát minh khoa học, sáng chế kỹ thuật công nghệ...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
  8. • Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực (vốn; đất đai, tài nguyên,lao động...) • Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định (Đầu tư theo ngành, theo lãnh thổ; Đầu tư cho những công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phí lợi nhuận; Đầu tư mở rộng hoặc tạo mới những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình...); • Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị...), tài sàn trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật...) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền...). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. • Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư
  9.  Chú ý: từ các khái niêm trên đây ta thấy, Đầu tư phát triển khác về bản chất với Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại. • Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại là hai loại đầu tư không trực tiếp làm tăng tài sản thực (tài sản vật chất) cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho chủ đầu tư • Đầu tư phát triển là loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế.
  10. • Mặc dù Đầu tư phát triển khác về bản chất so với Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại nhưng chúng luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. - Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. - Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. + Gián tiếp làm tăng tài sản của nền kinh t ế thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ (thuế); + Thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra.
  11. • “Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương lai...Đối với các nhà kinh tế, đầu tư có nghĩa là sản xuất ra các hàng hóa vốn lâu bền. • Nhiều người nói “đầu tư” khi họ mua một miếng đất, hay chứng khoán cũ, hay một tài sản nào đó. Về mặt kinh tế, việc mua sắm này chẳng có sự đầu tư nào diễn ra cả, nó chỉ là các chuyển giao tài chính hay thay đổi cơ cấu tài sản, bởi vì cái mà người này mua chỉ là cái mà ai đó bán. Đầu tư chỉ thực sự xuất hiện khi t ạo ra vốn thực tế.”.[1] [1] Paul A. Samuelson and Wiliam D. Nordhalls – Kinh tế học tập 2, NXB Tài chính 2007, tr. 66 & tr. 113.
  12. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây: • Qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn; • Thời kỳ đầu tư kéo dài; • Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài; • Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển nếu là các công trình xây dựng thường phát huy tác d ụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên; • Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
  13. 1.3. Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm nhiều nội dung, tuỳ theo cách tiếp cận. • Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, đầu tư phát triển bao gồm các nội dung: đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng- kỹ thuật chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hóa giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và những nội dung đầu tư phát triển khác; • Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư những tài sản vật chất (Tài sản cố định; tài sản tồn trữ) và đầu tư phát triển những tài sản vô hình (nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, quảng cáo...)
  14. • Xuất phát từ quá trình hình thành và th ực hi ện đ ầu tư, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành. II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
  15. 2.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế: 2.1.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cầu: Từ công thức tổng cầu AD = C + I + G + X – M = C + I + G + NX • Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. • Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không đổi). Trong đó: C: Tiêu dùng; I: Đầu tư; G: Tiêu dùng của chính phủ; X: Xuất khẩu; M: Nhập khẩu; NX = X - M
  16. 2.1.2. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ..., thể hiện qua phương trình sau: Q = P(K, L, T, R) (2) Trong đó: - K: Vốn đầu tư; - L: Lao động; - T: Công nghệ; - R: Nguồn tài nguyên; • Như vậy, tăng qui mô vốn đầu tư (K) là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi
  17. • Tác động của đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ...Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. • Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.
  18. 2.2. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế • Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. • Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức canh tranh của nền kinh tế...do đó, nâng cao chất lượng tăng trường kinh tế. • Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR.
  19. • Công thức tính: ΔI ΔI = GDP ICOR= ΔGDP ΔGDP GDP • ΔI : Vốn đầu tư tăng thêm = Đầu tư trong kỳ; • ΔGDP : GDP tăng thêm trong kỳ; ΔI • : Tỷ lệ Vốn đầu tư trong kỳ chiếm trong GDP GDP ΔGDP • : Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP
  20.  Từ công thức tính ICOR ta thấy: • Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư (Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì t ỷ l ệ đ ầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước). • Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Thứ nhất, do thay đổi cơ cấu đầu tư ngành. Cơ cấu đầu tư ngành thay đồi ảnh hưởng đến hệ số ICOR từng ngành, do đó, tác động đến hệ số ICOR chung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2