BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 2: Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT
lượt xem 31
download
yếu tố đầu vào của mọi quá trình sx xã hội là LĐ, ĐĐ(TN) và Vốn; • 2 yếu tố đầu (LĐ, ĐĐ-TN) được gọi là 2 yếu tố nguyên thủy, nó có trước quá trình sản xuất. • Vốn là yếu tố kết quả, nó là kết quả của quá trình sản xuất, do con người sản xuất ra. Như vậy, vốn là kết quả đầu ra của 1 quá trình sx, đồng thời được sử dụng như một yếu tố đầu vào của quá trình sx tiếp theo....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 2: Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT
- BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ BIÊN SOẠN TS. LÊ MINH CHÍNH Phone: 0912 789 835 E-mail: minhchinh.ktln@gmail.com
- NỘI DUNG MÔN HỌC • Chương I. Những vấn đề cơ bản của ĐTPT • Chương II. Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT • Chương III. Quản lý và Kế hoạch hóa ĐTPT • Chương IV. Kết Quả và Hiệu quả của ĐTPT • Chương V. Phương pháp luận về Lập và Thẩm định Dự án ĐTPT • Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về Đấu thầu trong các Dự án ĐTPT • Chương VII. Quan hệ quốc tế trong ĐTPT
- Chương II VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
- I. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1.1. Khái niệm về vốn và Vốn ĐTPT: • 3 yếu tố đầu vào của mọi quá 3 yếu tố đầu trình sx xã hội là LĐ, ĐĐ(TN) và vào của mọi Vốn; quá trình sản xuất • 2 yếu tố đầu (LĐ, ĐĐ-TN) được gọi là 2 yếu tố nguyên thủy, nó có trước quá trình sản xuất. • Vốn là yếu tố kết quả, nó là kết quả của quá trình sản xuất, do con người sản xuất ra. Như vậy, vốn Đất đai là kết quả đầu ra của 1 quá trình V ốn Lao Động (Tài nguyên) sx, đồng thời được sử dụng như một yếu tố đầu vào của quá trình sx tiếp theo.
- • Vốn, được hiểu một cách chung nhất là biểu hiện bằng tiền của tất cả các loại hàng hóa vốn đã được sản xuất ra và lại được sử dụng như 1 yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo để sản xuất ra các hàng hóa khác. Hay: Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các loại TLSX (TLLĐ, ĐTLĐ) đã được sản xuất ra và được sử dụng như 1 yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo để sản xuất ra các hàng hóa khác. • Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những chi phí đã chi ra để thực hiện công cuộc ĐTPT (tạo ra năng lực sản xuất - tăng thêm TSCĐ và TSLĐ và các khoản Đầu tư phát triển khác).
- 1.2. Đặc trưng của Vốn ĐTPT: Về cơ bản, vốn đầu tư phát triển mang những đặc trưng chung của vốn như: (l) Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình. (2) Vốn phải vận động sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền. Để biến tiền thành vốn thì tiền phải thay đổi hình thái biểu hiện, vận động và có khả năng sinh lời. (3) Vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng. (4) Vốn phải gắn với chủ sở hữu. Khi xác định rõ chủ sở hữu, đồng vốn sẽ được sử dụng hiệu quả. (5) Vốn có giá trị về mặt thời gian. Vốn luôn vận động sinh lời và giá trị của vốn biến động theo thời gian.
- 1.3. Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển: trên phạm vi nền kinh tế bao gồm: (a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. (b) Vốn lưu động bổ sung. Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư dùng mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động...làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội. (c) Vốn đầu tư phát triển khác. Vốn đầu tư phát triển khác là tất các các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường.
- II. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VỐN ĐTPT: 2.l. Khái niệm: Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới d ạng giá tr ị được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. 2.2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư: Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là ph ần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lê nin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
- Theo Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển thì: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra s ản ph ẩm đ ể tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có t ạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì v ốn không bao giờ tăng lên”. C. Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh t ế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Điều kiện để tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo:
- Đối với khu vực I : (v+m)I > cII (c+ v + m)I > cII + cI Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu vực) mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực II: (c+v+m)II < (v+m)I + (v+m)II • Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thoả mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.
- John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: Tức là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập - Tiêu dùng Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm Hay: (I) = (S)
- • Điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bởi cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào. • Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của một nền kinh tế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư hoặc phải huy động tiết kiệm từ
- II. CÁC NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ. 2.1. Trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế (vĩ mô): Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước: Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh t ế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính ph ủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã h ội . Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
- (1) Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm: - Nguồn vốn của ngân sách nhà nước; - Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; - Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. (2) Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm: - Phần tiết kiệm của dân cư, - Phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. 2.1.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
- Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau: • Tài trợ phát triển chính thức (ODF - Offlcial Development Finance): Nguồn này bao gồm Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA - Offlcial Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác. • Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. • Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). • Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
- 2.2. Trên góc độ các doanh nghiệp (vi mô): • Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện đầu tư bao gồm 2 nguồn chính: nguồn vốn bên trong (intemal funds) và nguồn vốn bên ngoài (extemal funds). 2.2.1. Nguồn vốn bên trong: • Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại và phần khấu hao hàng năm). 2.2. Nguồn vôn bên ngoài: • Nguồn vốn này có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng (public offering) thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng...) hoặc tài trợ trực tiếp (qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín dụng thuê mua..).
- III. ĐIỀU KIỆN HUY ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. 3.1. Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và b ền vững cho nền kinh tế: • Xét tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. • Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng. Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện. • Triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- • Để tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần: + Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Có các biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. + Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài. + Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được. + Để tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư của nhà nước và
- 3.2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: • Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Để một nền kinh tế có thể thu hút được các nguồn vốn đầu tư thì trước tiên nền kinh tế đó phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao. (Hạn chế tối đa những rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh gây ra; năng lực trả nợ tối thiểu của nước nhận vốn đầu tư...) • Một số điều kiện cụ thể có tính nguyên tắc liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô:
- - Ổn định giá trị tiền tệ: Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư. Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả việc kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế. Thuế và chi ngân sách là những công cụ quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ. - Lãi suất và tỷ giá hối đoái: Lãi suất và tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. + Lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn và từ đó tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư càng cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Kinh tế phát triển
192 p | 1567 | 488
-
Bài giảng môn: Kinh tế quốc tế - TS. Đỗ Thị Hương
33 p | 421 | 78
-
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 1: Những vấn đề cơ bản của ĐTPT
46 p | 343 | 71
-
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 5: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
17 p | 239 | 55
-
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
49 p | 215 | 52
-
Bài giảng môn Luật kinh tế - TS. Lê Văn Hưng
276 p | 227 | 52
-
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 3: QUAN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HÓA TƯ PHÁT TRIỂN
43 p | 248 | 46
-
Bài giảng môn Kinh tế vi mô: Phần 1
60 p | 315 | 30
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 2 - ThS. Đinh Hoàng Minh
111 p | 142 | 22
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 3 - ThS. Đinh Hoàng Minh
58 p | 139 | 20
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 4
32 p | 128 | 16
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 7
86 p | 102 | 15
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 1
7 p | 153 | 15
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 3
20 p | 143 | 12
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 2
14 p | 110 | 12
-
Bài giảng môn Kinh tế đầu tư: Chương 9
36 p | 107 | 9
-
Bài giảng môn Kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tổng cầu và mô hình số nhân cơ bản
20 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn