BÀI GIẢNG MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
lượt xem 65
download
Theo K.Marx, sự ra đời của tiền tệ chính là sự phát t iể các hì h thái biể hiệ hí h hát triển á hình biểu hiện của giá trị trong trao đổi hàng hóa. - Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) Giá trị của một hàng hóa chỉ có thể biểu hiện thông qua duy nhất một hàng hóa khác mà thôi. x hh A = y hh B
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI GIẢNG MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
- BÀI GIẢNG MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ II. Các hình thái tiền tệ III. Chức năng và vai trò tiền tệ IV. Các chế độ tiền tệ 1
- I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ 1. Theo K.Marx, sự ra đời của tiền tệ chính là sự phát triển các hình thái biểu hiện của giá trị trong trao đổi hàng hóa. - Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên) Giá trị của một hàng hóa chỉ có thể biểu hiện thông qua duy nhất một hàng hóa khác mà thôi. x hh A = y hh B - Hình thái giá trị đầy đủ (mở rộng) Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau. y hh B x hh A = z hh C u hh D ......... 2
- - Hình thái giá trị chung Trao đổi trực tiếp vật - vật không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay thế bằng hình thức trao đổi hoàn thiện hơn: trao đổi gián tiếp thông qua một hàng hóa trung gian. y hh B z hh C = x hh A u hh D ......... - Hình thái tiền tệ Sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội đã dẫn tới quan hệ trao đổi mở rộng hơn. Hàng hóa được chọn làm vật ngang giá độc quyền để biểu hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa trong phạm vi quốc gia, quốc tế là tiền tệ. x hh A = T (tiền) y hh B z hh C ......... 3
- 2. Quá trình ra đời của tiền tệ có thể chia thành hai giai đoạn: trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp. - Giai đoạn 1: trao đổi trực tiếp là quá trình trao đổi diễn ra giữa hàng và hàng (H- H’) Hình thức trao đổi này phải có sự trùng hợp về nhu cầu giữa những người tham gia trao đổi về thời gian, địa điểm cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa cần trao đổi. - Giai đoạn 2: Trao đổi gián tiếp thông qua vật môi giới trung gian (H-vật trung gian-H’) Sự xuất hiện của vật trung gian làm cho quá trình trao đổi trở nên thuận tiện hơn. Hàng hóa được chọn làm vật trung gian để biểu hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa trong phạm vi quốc gia, quốc tế được gọi là tiền tệ. 4
- Vậy, tiền tệ là sản phẩm tất nhiên của nền sản xuất hàng hóa. Theo quan điểm của K. Marx, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò làm vật ngang giá chung để phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa. * Tính chất của tiền tệ: - Tính được chấp nhận. - Tính dễ nhận biết. - Tính có thể chia nhỏ được. - Tính lâu bền. - Tính dễ vận chuyển. - Tính khan hiếm. - Tính đồng nhất. 5
- II. Các hình thái tiền tệ 1. Hóa tệ Là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất theo đó một loại hàng hóa nào đó, do được nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để thực hiện các chức năng của tiền tệ. Hóa tệ có thể chia làm hai loại: - Hóa tệ không phải kim loại. - Hóa tệ kim loại. 2. Tín tệ Là loại tiền tệ được lưu dụng nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng chứ bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Về hình thức, tín tệ có hai loại: - Tín tệ kim loại: là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng. - Tiền giấy: có hai hoại là tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. 6
- + Tiền giấy khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc và có thể đổi tiền giấy lấy vàng theo giá trị ghi trên tiền giấy bất cứ lúc nào. + Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc nhưng khi cần vàng hay bạc người ta không thể chuyển đổi nó ra vàng hay bạc theo hàm lượng như đã định nghĩa mà phải mua vàng hay bạc theo giá thị trường. 3. Bút tệ (tiền ghi sổ) Là những khoản tiền gửi ở ngân hàng, sử dụng bằng cách thực hiện các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản ở ngân hàng. 4. Tiền điện tử Bản chất loại tiền này chính là tiền ghi sổ nhưng thể hiện qua hệ thống tài khoản được nối mạng vi tính. 7
- III. Chức năng và vai trò tiền tệ 1. Chức năng * Theo quan điểm của K. Marx, tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị Biểu hiện khi tiền tệ thực hiện chức năng đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả. - Phương tiện lưu thông Biểu hiện khi tiền tệ làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác, biểu hiện thông qua công thức H-T-H’. - Phương tiện thanh toán Biểu hiện khi tiền tệ được sử dụng để giảm trừ các khoản nợ trong quan hệ mua bán các hàng hóa, dịch vụ. 8
- - Phương tiện cất giữ Biểu hiện khi tiền tệ tạm thời trở về trạng thái nằm im để dự trữ, thực hiện chức năng trao đổi trong tương lai. - Phương tiện trao đổi quốc tế và tiền tệ thế giới Biểu hiện khi tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung, thực hiện các chức năng của nó trên phạm vi thế giới. * Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng: - Phương tiện trao đổi. - Thước đo giá trị. - Phương tiện tích lũy. Tiền tệ là bất cứ vật gì được xã hội chấp nhận một cách phổ biến làm phương tiện đo lường, trao đổi và tích lũy một cách hữu hiệu. 9
- 2. Vai trò - Là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển kinh tế hàng hoá. - Là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. - Là công cụ để phục vụ cho mục đích của người sở hữu chúng. IV. Các chế độ tiền tệ 1. Định nghĩa Chế độ tiền tệ là toàn bộ những quy định mang tính pháp luật về hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước trong đó các yếu tố khác nhau của lưu thông tiền tệ được kết hợp một cách thống nhất. 10
- 2. Các chế độ lưu thông tiền tệ 2.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại - Chế độ đơn bản vị Là chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung: kẽm, đồng, bạc hoặc vàng. - Chế độ song bản vị Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ. Vàng và bạc đều là vật ngang giá thực hiện chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông với “quyền lực ngang nhau”. 11
- - Chế độ bản vị vàng Trong chế độ này, vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của nước đó, một trọng lượng vàng nhất định được Nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả (tiêu chuẩn đo lường). 2.2. Chế độ lưu thông tiền giấy - Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán. - Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán. 12
- TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG LÃI SU TÍN I. Tín dụng II. Lãi suất tín dụng I. Tín dụng 1. Khái niệm Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. 13
- 2. Sự tồn tại và phát triển của tín dụng - Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế. + Có thời kỳ doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn và có thời kỳ doanh nghiệp tạm thời thừa vốn. + Do sự không thống nhất giữa thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, cá nhân trong xã hội. + Do sự không trùng khớp giữa thu và chi của ngân sách nhà nước. - Xuất phát từ nhu cầu đầu tư và sinh lợi trong nền kinh tế. Người tạm thời thừa vốn muốn tìm được lợi nhuận từ những đồng tiền nhàn rỗi và người thiếu vốn lại có ý muốn phát triển, mở rộng sản xuất để tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với khả năng vốn giới hạn của mình. 14
- 3. Bản chất - Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm. - Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở hoàn trả. - Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay. 4. Các hình thức tín dụng 4.1. Tín dụng thương mại Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. * Đặc điểm - Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng thương mại là giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau. 15
- - Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hóa. - Tín dụng thương mại có thời hạn ngắn là chủ yếu. ng là ch - Công cụ trong quan hệ TDTM là thương phiếu. - Là hình thức tín dụng mang tính chất trực tiếp. - Mục đích là phục vụ nhu cầu sản là xuất và lưu thông hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận. 4.2. Tín dụng ngân hàng Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. * Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn. - Tín dụng trung hạn. - Tín dụng dài hạn. * Căn cứ vào đối tượng tín dụng: - Tín dụng vốn lưu động. - Tín dụng vốn cố định. 16
- * Căn cứ vào mục đích tín dụng: - Tín dụng bất động sản. - Tín dụng công nghiệp và thương mại. - Tín dụng nông nghiệp. - Tín dụng tiêu dùng ... * Căn cứ vào hình thức đảm bảo: - Tín dụng đảm bảo. - Tín dụng không đảm bảo. khô đả * Đặc điểm: - Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế như: doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình ... - Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. - Thời hạn của TDNH rất linh hoạt, có thể là ngắn, trung hoặc dài hạn. - Công cụ của TDNH cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu, trái phiếu, các hợp đồng tín dụng ... 17
- - Là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung gian tín dụng giữa người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. - Mục đích của tín dụng ngân hàng là nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận. 4.3. Tín dụng Nhà nước Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước và các chủ thể trong và ngoài nước. * Đặc điểm: - Chủ thể gồm một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế. - Đối tượng của TDNN chủ yếu bằng tiền tệ, cũng có thể bằng hiện vật. 18
- - Thời gian cũng có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. - Công cụ của TDNN chủ yếu là trái phiếu nhà nước. - Mục đích nhằm phục vụ nhu cầu của ngân sách nhà nước. 4.4. Tín dụng quốc tế Là sự vay mượn phát sinh giữa nước này với nước khác bao gồm vay mượn giữa hai chính phủ, giữa các tổ chức, cá nhân, giữa chính phủ, tổ chức với cơ quan tài chính tiền tệ quốc tế ... * Các hình thức tín dụng quốc tế: - Tín dụng thương mại. - Tín dụng ngân hàng. - Tín dụng Nhà nước. 19
- * Đặc điểm: - Tín dụng quốc tế vừa gắn với tập quán quốc tế, vừa gắn với tập quán quốc gia. - Tín dụng quốc tế gắn liền với quan hệ chính trị, thương mại giữa các quốc gia. - Tín dụng quốc tế có độ linh động cao đối với bên cho vay. - Tín dụng quốc tế ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. 5. Chức năng của tín dụng - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. - Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG : TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
0 p | 3710 | 1506
-
Đề thi trắc nghiệm ôn tập tài chính tiền tệ
12 p | 846 | 356
-
ĐỀ THI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
74 p | 926 | 279
-
Đề trắc nghiệm môn tài chính tiền tệ
19 p | 753 | 277
-
Đề trắc nghiệm ôn tập môn tài chính tiền tệ
12 p | 628 | 261
-
Nhập môn tài chính tiền tệ - chương 1
74 p | 741 | 204
-
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - PGS.TS Sử Đình Thành
10 p | 898 | 160
-
Câu hỏi trắc nghiệm mẫu môn Tài chính tiền tệ
6 p | 381 | 123
-
Bài giảng Toán tài chính: Phần 1
80 p | 305 | 86
-
Bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ - Phạm Anh Tuấn
107 p | 221 | 46
-
Bài giảng môn Lý thuyết tài chính tiền tệ - ThS. Phan Anh Tuấn
107 p | 141 | 28
-
Bài giảng môn học Thanh toán quốc tế - GV. ThS. Vũ Thị Lệ Giang
120 p | 199 | 25
-
Bài giảng môn Tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - Hà Thị Thùy
34 p | 314 | 17
-
Bài giảng môn Tài chính Tiền tệ: Chương 1 - ThS. Vũ Quang Kết
9 p | 204 | 14
-
Bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ: Chương 2 - ĐH Thương Mại
32 p | 83 | 14
-
Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 1: Tổng quan về tài chính và tiền tệ
23 p | 11 | 2
-
Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 8: Ngân hàng trung ương và Chính sách tiền tệ
28 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn