intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2020-2021 - Tuần 9: Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)

Chia sẻ: Mạc Lăng Thiên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2020-2021 - Tuần 9: Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Trường Tiểu học Thạch Bàn B) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2020-2021 - Tuần 9: Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)

  1. KỂ CHUYỆN: LỚP 4
  2. Môn: Kể chuyện Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
  3. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
  4. Tìm hiểu yêu cầu Học sinh đọc nối tiếp. 1. Yêu cầu của đề bài: - Kể chuyện về một mơ ước đẹp . - Chuyện đó là chuyện có thực, của em hoặc của bạn bè, người thân.
  5. 2. Các hướng xây dựng cốt truyện: a) Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp. Em kể một câu chuyện để giải thích: Điều gì đã làm nảy sinh ước mơ đẹp đó ? (M) b) Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp và đang cố gắng để đạt được ước mơ đó. (M) c) Em (hoặc bạn bè, người thân) có một ước mơ đẹp. Em (hoặc bạn bè, người thân) đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được mơ ước đó. (M)
  6. 3. Đặt tên cho câu chuyện: a) Tên câu chuyện có thể là ước, ước mơ, mơ ước,… kèm theo từ ngữ nói về mơ ước đó. M: Một mơ ước; Một mơ ước đẹp; Mơ ước của em; Một điều ước nho nhỏ;…
  7. b) Tên câu chuyện cũng có thể thể hiện nội dung ước mơ của em (hoặc bạn bè, người thân). M: Mong về thăm nội; Em muốn thành cô giáo; Em sẽ làm phi công;…
  8. c) Tên câu chuyện còn có thể là tên nhân vật, địa phương, sự việc được kể ,… M: Anh Tuấn; Dòng sông quê hương; Cơn bão;…
  9. *Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. *Những cố gắng để đạt ước mơ. *Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
  10. *Học sinh nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. *Chú ý: Kể chuyện em chứng kiến, em phải mở câu chuyện ở ngôi thứ nhất “ Tôi, em”. Kể câu chuyện các em trực tiếp tham gia, mỗi em là nhân vật của câu chuyện.
  11. *Kể theo nhóm hai. *Thi kể, trao đổi với các bạn về câu chuyện.
  12. *Tiêu chí: + Nội dung (có phù hợp đề bài) + Cách kể (có mạch lạc rõ ràng) + Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể.
  13. VD: Tôi mơ ước trở thành y tá từ khi còn học lớp hai. Hồi ấy, nhà chúng tôi có bậc thang lên xuống rất cao. Tôi rất thích đi lò cò một chân dọc theo chiều dài mỗi bậc. Lần ấy, vì vô ý, tôi bị ngã, máu chảy ướt cả cổ áo. Mẹ phải đưa tôi đến bệnh viện khâu vết đứt trên trán. Tối ấy, biết tôi đau khó ngủ, mẹ trò chuyện cùng tôi, hỏi tôi lớn lên muốn làm nghề gì. Tôi nghĩ tới cô y tá chăm sóc tôi trong bệnh viện. Cô vừa giỏi vừa đẹp, lại rất dịu dàng. Từ khi còn chưa đi học, tôi đã thích đóng vai y tá tiêm thuốc cho em búp bê rồi, nhưng bây giờ tôi mới biết đó là
  14. một nghề rất có ích. Thế là tôi trả lời mẹ: “Con muốn trở thành y tá”. Mẹ hỏi tôi vì sao không làm nghề xây dựng nhà cửa. Tôi đáp: Nếu làm thợ xây, nhà đổ sẽ bị phạt. Mẹ bảo làm y tá mà tiêm thuốc người bệnh đau cũng bị phê bình. Tôi đáp: “Con sẽ yêu thương bệnh nhân như cô Hoa. Thế thì tiêm đau làm sao được”. Từ sau tai nạn ấy, tôi biết rõ mình muốn trở thành y tá.
  15. Nhận xét tiết, tuyên dương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0