intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 5 - Ths. Lê Phong Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng" với các nội dung khái niệm và quy trình của từng hình thức cấp tín dụng sự khác nhau giữa các hình thức cấp tín dụng; ví dụ minh họa từng hình thức cấp tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngân hàng thương mại: Bài 5 - Ths. Lê Phong Châu

  1. BÀI 5 CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG Giảng viên: Ths. Lê Phong Châu Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân v1.0013109224 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG Ngày 15/9/2013, Doanh nghiệp Bình Minh đề nghị vay vốn lưu động để thực hiện một phương án kinh doanh là sản xuất quần áo may sẵn từ nay 1/10/2013. Sau khi thẩm định ngân hàng thu thập được các thông tin sau: Nhu cầu tài sản lưu động: 720 triệu đồng • Vốn tự có trong phương án kinh doanh: 520 triệu đồng • Thời hạn vay: 3 tháng, trả nợ gốc và lãi một lần khi đến hạn từ nguồn tiền hàng thu được theo hợp đồng bán hàng với bên tiêu thụ. • Tài sản đảm bảo:  Một bất động sản: 400 triệu đồng  Một số khoản phải thu: 300 triệu đồng • Theo chính sách tín dụng của ngân hàng:  VCSH của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn tối thiểu bằng 50% nhu cầu vay đầu tư TSLĐ. NH thực hiện giải ngân sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết VCSH cho phương án.  Mức cho vay của ngân hàng tối đa bằng 50% giá trị tài sản thế chấp và 60% giá trị tài sản cầm cố. v1.0013109224 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG • Khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng xác nhận các yếu tố về tài chính, pháp lý, uy tín, tính hợp lý... của phương án đều rất tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của ngân hàng. Nguồn trả nợ khả thi. • Ngày 1/10/2013, Doanh nghiệp có khoản phải trả theo hợp đồng ký với nhà cung cấp 80 triệu đồng. Với phương án trên, khách hàng đề nghị vay 200 triệu đồng. Ngân hàng chấp nhận cấp hạn mức 200 triệu đồng trong thời hạn 3 tháng. Ngày 1/10/2013, khách hàng đề nghị giải ngân toàn bộ hạn mức và được ngân hàng chấp nhận. 1. Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng cho phương án là 200 triệu đồng là đúng hay sai? Vì sao? 2. Ngân hàng chấp nhận giải ngân như vậy là đúng hay sai? Vì sao? v1.0013109224 3
  4. MỤC TIÊU MỤC TIÊU • Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể: • Trình bày được các khái niệm và quy trình của từng hình thức cấp tín dụng. • Phân biệt được sự khác nhau giữa các hình thức cấp tín dụng. • Phân tích và lấy ví dụ minh họa từng hình thức cấp tín dụng. v1.0013109224 4
  5. NỘI DUNG Phân loại tín dụng Cho vay Chiết khấu Cho thuê Bảo lãnh Bao thanh toán v1.0013109224 5
  6. 1. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG 1.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng 1.2. Phân loại theo hình thức tài trợ 1.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo 1.4. Phân loại theo rủi ro 1.5. Phân loại khác v1.0013109224 6
  7. 1.1. PHÂN LOẠI THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn Có thời hạn vay vốn từ Có thời hạn vay vốn từ Có thời hạn vay vốn 12 tháng trở xuống trên 1 năm đến 5 năm trên 5 năm v1.0013109224 7
  8. 1.2. PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC TÀI TRỢ v1.0013109224 8
  9. 1.3. PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO Tín dụng không đảm bảo (Tín chấp) Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản Cấp cho khách hàng có uy tín Người nhận tín dụng dùng tài sản mà mình: 1. đang sở hữu; 2. đang sử dụng (đối với đất đai); 3. sẽ có quyền sở hữu/sử dụng; hoặc 4. tài sản của người thứ ba để đảm bảo cho việc trả nợ. v1.0013109224 9
  10. 1.4. PHÂN LOẠI THEO RỦI RO Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, ngân hàng phân loại tín dụng thành 5 nhóm: v1.0013109224 10
  11. 1.5. PHÂN LOẠI KHÁC Theo ngành kinh tế Theo đối tượng tín dụng Theo mục đích … • Tín dụng công nghiệp • Tín dụng vốn lưu động • Tín dụng kinh doanh • Tín dụng nông nghiệp • Tín dụng vốn cố định • Tín dụng tiêu dùng • … v1.0013109224 11
  12. 2. CHO VAY Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1. Thấu chi 2.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng 2.3. Cho vay từng lần v1.0013109224 12
  13. 2.1. THẤU CHI • NH cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán đến một giới hạn nhất định (hạn mức thấu chi), trong một khoảng thời gian xác định. • Khách hàng làm đơn đề nghị được cấp hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết). • NH trích tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả: Lãi suất × Thời gian × Số tiền thấu chi v1.0013109224 13
  14. 2.1. THẤU CHI Số dư TK TGTT Số dư TK TGTT Vay Thời gian ngân hàng Hạn mức thấu chi • Hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. • Tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thanh toán của khách hàng. • Chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. v1.0013109224 14
  15. 2.2. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG • NH cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, đó là số dư nợ tối đa tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian xác định. • Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng. • Áp dụng đối với cho vay ngắn hạn để dự trữ hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu không có tính thời vụ. v1.0013109224 15
  16. 2.2. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG NH ước lượng hạn mức tín dụng ngắn hạn để dự trữ hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu có tính thời vụ: 1) Xác định nhu cầu dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ 2) Dựa trên dự trữ thực tế cao nhất kỳ trước, loại trừ dự trữ bất hợp lý 3) Dự trữ cao nhất hợp lý kỳ trước = Dự trữ thực tế cao nhất – Hàng kém phẩm chất, chậm luận chuyển, hàng không thuộc đối tượng cho vay Dư nợ Hạn mức tín dụng Dư nợ trong kỳ Thời gian v1.0013109224 16
  17. VÍ DỤ • Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 15/5/2013. Khách hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn tín dụng là 40 tỷ, thời hạn 1 năm. Vào ngày 15/5/2013, dư nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 16 tỷ, đồng thời cán bộ tín dụng cũng biết được rằng dư nợ của khách hàng này tại các ngân hàng khác là 10 tỷ. • Ngân hàng có những cách xử lý như thế nào? Trả lời: • Hạn mức tín dụng = Nhu cầu về vốn kinh doanh – Nguồn vốn sẵn có (Vốn tự có, vay NH khác, Tín dụng TM, Vay CBCNV…). • Một doanh nghiệp có thể vay vốn tại nhiều NH để tài trợ cho các phương án KD khác nhau, hoặc cùng 1 phương án kinh doanh.  TH1: doanh nghiệp vay vốn 10 tỷ tại NH khác để tài trợ cho phương án KD khác  không liên quan gì đến phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này  vẫn giải ngân 20 tỷ.  TH2: doanh nghiệp vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này và có thông báo trước cho NH, NH đã xét đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức 40 tỷ  Nhu cầu giải ngân tiếp 20 tỷ là hợp lý  vẫn giải ngân 20 tỷ. v1.0013109224 17
  18. VÍ DỤ  TH3: doanh nghiệp vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này mà không thông báo trước cho NH, NH không biết đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức 40tỷ  doanh nghiệp có dấu hiệu che giấu thông tin khi vay vốn để chiếm dụng vốn NH, nếu tiếp tục giải ngân doanh nghiệp có thể chiếm dụng số vốn nhiều hơn cần thiết hoặc giảm phần vốn chủ sở hữu góp vào  Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy tùy theo đánh giá mức độ RRo của cán bộ tín dụng mà có cách xử lý phù hợp:  Giảm hạn mức tín dụng;  Không cho vay tiếp;  Không cho vay tiếp và thu hồi vốn vay trước hạn;  … v1.0013109224 18
  19. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: CHO VAY HẠN MỨC TÍN DỤNG 1. NH xác định hạn mức tín dụng cho phương án là 200 triệu đồng là đúng hay sai? Vì sao? 2. NH chấp nhận giải ngân như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Trả lời • NH xác định hạn mức như vậy là chính xác vì đó là số tiền còn thiếu cho phương án kinh doanh sau khi đã dùng hết VCSH. Giá trị của TSTC cũng đủ để đảm bảo cho món vay (50% × 400 triệu đồng). • NH giải ngân như vậy là chưa đúng vì ngày 1/10/2013 là thời điểm bắt đầu thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp cần sử dụng trước VCSH như đã cam kết. Chỉ khi doanh nghiệp đã sử dụng hết VCSH, NH mới bắt đầu giải ngân cho nhu cầu vốn còn thiếu. v1.0013109224 19
  20. 2.3. CHO VAY TỪNG LẦN • Là hình thức cho vay phổ biến đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, vốn NH chỉ tham gia vào một số giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh. • Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình NH phương án sử dụng vốn vay. • NH sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng, xác định quy mô, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. • Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau. Số lượng tiền vay = Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh – (Vốn chủ sở hữu tham gia + Các nguồn vốn khác tham gia) Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh = Nhu cầu vốn đầu tư cho TSLĐ và TSCĐ - Giá trị chi phí không thuộc đối tượng tài trợ của NH v1.0013109224 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2