Bài giảng Nghiên rượu và lạm dụng rượu
lượt xem 5
download
Nội dung bài viết trình bày khái niệm nghiên rượu và lạm dụng rượu và một vài chỉ số về dịch tễ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiên rượu và lạm dụng rượu
- NGHIỆN RƯỢU VÀ LẠM DỤNG RƯỢU BSCKII.NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP
- ĐẠI CƯƠNG Rượu là một thuốc tác dụng rất mạnh gây nhiễm độc cấp diễn (hoặc nhiễm độc mãn tính). Vì nhận thức sai lầm, uống rượu... thực sự đã làm gia tăng các nguy cơ tác hại của rượu đối với sức khoẻ. Khái niệm nghiện rượu Magnus đề cập vào năm 1849. Nghiện rượu là một bệnh mãn tính, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xác định nghiện rượu như một bệnh coi chương trình chống rượu là một nội dung trọng yếu trong chương trình chống nghiện các chất độc.. Nghiện rượu là một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh lý nghiện chất, thuộc chương F10 - F19 của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
- ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa về nghiện rượu: 1.1. Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ. 1.2. Theo Hardy. P (1994) thì Nghiện rượu là: Về mặt số lượng: sử dụng quá 1ml cồn tuyệt đối cho 1kg cân nặng hoặc 0,75 lít rượu vang 10o độ Alcol trong vòng 24 giờ cho một người đàn ông cân nặng 70kg. Về mặt xã hội: tất cả các hình thái uống rượu vượt quá mức sử dụng thông thường và truyền thống.
- ĐẠI CƯƠNG 2. Khái niệm lạm dụng rượu LDR là một người uống rượu chưa hẳn đã nghiện, nhưng vẫn có thể làm hại đến sức khoẻ của họ. Uống rượu gây hại cho sức khoẻ của mình, những trường hợp như thế được coi là lạm dụng (alcohol abuse). Việc nhận thức được ý nghĩa này, thực chất là nhằm ngăn chặn sớm tác hại của rượu, nâng cao cảnh giác cho mọi người trong cộng đồng nhiều khi vì thói quen, tuân thủ tập tục, dễ dàng biện hộ cho những hành vi mang tính chất lễ nghi quên mất rằng minh "lạm dụng rượu" trong giao tiếp, hội hè, ăn nhậu.
- Vài chỉ số về dịch tễ. NR ở người lớn là khoảng 1-10% dân số. Mỹ có khoảng 13 triệu người NR, 13% người lớn LDR hoặc lệ thuộc rượu ở một thời điểm trong đời. Tỉ lệ NR cao nhất ở nam giới độ tuổi 30 – 50 Tại Úc: 90% nam và 75% nữ uống rượu, trong đó số nam uống rượu ít nhất một ngày trong một tuần là 60% và tỷ lệ này ở nữ là 40%. 4% nam và 1% nữ là NR. Tuy có nhiều biện pháp quản lý rượu, nhưng tỉ lệ uống rượu ở các nước vẫn rất cao đồng nghĩa tỷ lệ NR cũng khá cao như ở Liên Xô cũ 5 - 6%, Pháp 4%, Ấn Độ 3%. Việt Nam, một điều tra tại HÀ NỘI trên 10 nghìn dân thì tỷ lệ LDR là 5,06% trong đó NR là 1,43%. Và một xã ở tỉnh Bắc Thái (cũ) Thì tỷ lệ LDR là 9,7% NR là 0,2%. Về giới LDR và NR chủ yếu là nam giới, ở nữ NR, LDR ít gặp chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (0,13% NR và 5,2% LDR).
- Kiểm tra rượu dân tộc Văn hóa rượu cần Rượu dừa Nấu rượu thủ công
- BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH 1. Bệnh nguyên 1.1. Các giả thuyết về tâm lý và nhân cách tiền bệnh lý. Các nhân tố tâm lý và nhân cách có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghiện rượu. - Giả thuyết giảm - căng thẳng (tension reduction hypothesis để người nghiện họ tìm đến rượu với mục đích làm giảm căng thẳng. - Giả thuyết tăng hưng phấn và giảm đau: những nghề lao động nặng nhọc khiến cơ thể mệt mỏi. - Nhân cách bệnh lý là hậu quả đúng hơn là nguyên nhân của nghiện rượu. Kết quả của nguyên nhân tâm lý, nhân cách tiêng bệnh lý càng làm tăng thêm mức độ sử dụng rượu và tình trạng nghiện rượu ngày mộ trầm trọng.
- BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH 1.2. Các thuyết về văn hoá - xã hội Một số nước tại châu Âu có tỷ lệ nghiện rượu thấp do nó chỉ được dùng như một phần của nghi lễ tôn giáo. Khuynh h-ướng nghiện chất bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sẵn có, phong tục tập quán, thái độ và áp lực của xã hội... Trong môi trường, nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với bia rượu... Những áp lực xã hội tác động lên cá nhân: đó là sự rủ rê của bạn rượu, tác động có hại của các quảng cáo về rượu…
- BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH 1.3. Các thuyết về sinh học Các thuyết về thay đổi hoá học: Người ta cho rằng trong hoạt động hệ thần kinh rượu có thể sinh ra một chất giống như “morphin” trong não một số người và có thể gây ra nghiện như: Tetrahydropapaveroline hoặc beta-carbolines. Rượu có nhiều tác dụng đặc hiệu trên các hệ dẫn truyền thần kinh chọn lọc như DA, Seretonin, đặc biệt là trên hệ GABA... 1.4. Các nhân tố di truyền Nguy cơ ở số người chứng nghiện rượu tiên phát có cha mẹ nghiện rượu cao gấp 3 - 4 lần so với BT Con của người nghiện rượu có sự giảm ngưỡng đối với rượu và sự giảm ngưỡng đáp ứng với rượu ở độ tuổi 20 sẽ làm tăng tỷ lệ nghiện rượu ở độ tuổi 30. Anh chị em sinh đôi một hợp tử có tỉ lệ nghiện rư-ợu cao gấp hai lần BT
- BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH 1.5. Các yếu tố thuận lợi khác. Tiền sử thời thơ ấu bị rối loạn giảm chú ý - tăng động, Rối loạn nhân cách đặc biệt là rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường dẫn đến nghiện rượu. Tuổi: Tỉ lệ sử dụng rượu nhiều nhất là từ 20 - 35 tuổi, nhưng sử dụng rượu cao nhất là ở lứa tuổi 35 trở lên. Loại rượu uống: Loại rượu, lượng rượu uống nhiều hay ít, loại rượu đó có độ mạnh hay nhẹ, nhịp độ uống hàng ngày. Thức ăn dùng khi uống rượu... Phụ thuộc vào sức khoẻ của người uống rượu: Tầm vóc, cân nặng, giới tính, tuổi tác (phụ nữ và trẻ em chịu tác hại của rượu nhanh hơn, rõ hơn người lớn). Trình độ văn hóa: Nghiện rượu gặp ở mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu cũng nhận thấy rằng nghiện rượu có tỷ lệ cao ở những người có học vấn thấp.
- BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH 2. Giả thuyết bệnh sinh một số bệnh lý nghiện rượu Rượu tác dụng trực tiếp của rượu lên não. Say rượu thông thường là do nhiễm độc rượu cấp của các tế bào cơ thể và tế bào thần kinh. Hậu quả nhiễm độc lâu ngày càng gây ra các tổn thương não, tổn thương các nội tạng và rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Loạn thần thường xuất hiện do nhiễm độc rượu với nồng độ trong máu cao, nhưng ngay cả khi nồng độ rượu trong máu rất thấp hay không có thì tình trạng loạn thần vẫn có thể xuất hiện. Theo Natjarop say r-ượu cấp phát triển đột ngột không phụ thuộc lượng rượu uống vào nhiều hay ít, thư-ờng là sau khi uống một lượng rượu nhỏ.
- BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH 2. Giả thuyết bệnh sinh một số bệnh lý nghiện rượu Sảng rượu cấp do ảnh hưởng của các sản phẩm phân huỷ của rượu gây ra các biến đổi của cơ thể và não. Nhiều trường hợp nghiện rượu nặng, uống những lượng rượu lớn nhưng không thấy xuất hiện sảng rượu cấp; một số trường hợp nghiện rượu đã cai hay giảm hẳn lượng rượu uống, sảng rượu cấp điển hình phát sinh do ảnh hưởng của các tác hại phụ thêm (như- viêm phổi, chấn thương...). Loạn thần Corxacop thư-ờng do sự thiếu Vitamin B1 và Vitamin PP trầm trọng. Trạng thái ảo giác, hoang tưởng ghen tuông do rượu đều phát triển trên cơ địa nghiện rượu mạn tính. có thể do tăng nồng độ DA
- LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU THƯỜNG GẶP 1. Say rượu bệnh lí: Say rượu bất kỳ nào cũng là một trạng thái không bình thường (tức là bệnh lý). Nhưng khi hướng vào những triệu chứng rối loạn loạn thần nhận thấy ở trong say rượu bệnh lý, Zatulovski. M.I. (1955) đã đề nghị gọi say rượu bệnh lý là loại say rượu loạn thần. Về lâm sàng: các rối loạn tâm thần cấp tính xảy ra do uống rượu trong một khoảng thời gian ngắn không chỉ với một lượng rượu lớn mà cả khi chỉ uống một lượng rượu nhỏ. Đặc điểm là rối loạn ý thức và ngôn ngữ, người bệnh thường có hành vi nguy hiểm. Thường bắt đầu và kết thúc đột ngột...
- HÌNH ẢNH SAY RƯỢU
- LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU THƯỜNG GẶP 2. Sảng rượu: LT cấp tính, ở người NRMT, sau khi ngừng uống rượu. khi cai rượu hoặc sau một giai đoạn uống rượu quá nhiều. tử vong tới 20%... Nam nhiều hơn nữ. Xảy ra khi ngừng uống rượu đột ngột. Khoảng 1/3 số trường hợp có hội chứng cai rượu sẽ tiến triển thành sảng rượu gồm: * Rối loạn ý thức thường tăng lên về ban đêm hoặc về sáng sớm. Mất ngủ hoàn toàn kéo dài. * Hội chứng Paranoid: HT cảm thụ. Thường gặp hoang tưởng bị hại… * Các ảo giác thậtchủ yếu xuất hiện vào buổi chiều tối, các ảo thị kích cỡ thu nhỏ... * RLCX: thường có sự kết hợp giữa sợ hãi với sự hài hước... * Đặc điểm run: run toàn thân, run chân tay, run lưỡi, người ta cảm thấy nhiều hơn là trông thấy... * Các rối loạn thần kinh thực vật rầm rộ, khoảng 15% có thể có co giật.
- LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU THƯỜNG GẶP 3. Ảo giác do rượu. Các ảo giác với những đặc trưng riêng đó là các ảo giác thật, có thể nhiều ảo giác trên một BN… * Ảo thanh hay gặp nhất, ảo thanh thô sơ hoặc lời nói. tăng lên vào chiều tối mất đi đột ngột sau một giấc ngủ sâu hoặc giảm về cường độ và tần số... có thể tiến triển cấp tính đến mạn tính từ trên 3 tháng trở lên. * Ảo thị gặp nhiều sau ảo thanh. Nội dung phù hợp với nội dung ảo thanh, HT. * Ảo giác xúc giác ít gặp hơn ảo thanh, ảo thị, thường xuất hiện cùng ảo thị.. * Ảo khứu và ảo vị ít gặp.
- LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU THƯỜNG GẶP 4. Hoang tưởng do rượu. 4.1. Đặc điểm lâm sàng: * Hoang tưởng Paranoia: nhiều nhất là Hoang tưởng ghen tuông. Nội dung của hoang tưởng liên quan đến các sự vật có thật xung quanh bệnh nhân, phát triển trên nền nhân cách thoái hoá do rượu * Hoang tưởng Paranoid do rượu hay gặp hoang tưởng bị hại, bị theo dõi và các hoang tưởng cảm thụ có tính hình tượng cao: Ngoài ra còn thấy một số các hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, tự cao, nghi bệnh...nhưng tỉ lệ thấp.
- LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU THƯỜNG GẶP 5. Các bệnh não thực tổn mạn tính do rượu: 5.1. Bệnh não thực tổn Gayet - Wernicke: Bệnh não thực tổn do rượu Gayet - Wernicke được biểu hiện ở gian đoạn toàn phát được biểu hiện bằng bộ ba triệu chứng: * Liệt mắt: rung giật nhãn cầu, liệt nhìn phối hợp. * Thất điều: người bệnh có thể không tự đi đứng được * Lú lẫn: rối loạn nặng toàn bộ các năng lực định hướng.. Tri giác sai thực tại, ảo giác là phổ biến. Rối loạn thần kinh thực vật… Có thể có cơn co giật kiểu động kinh. Rối loạn trí nhớ kiểu Corxacop.
- LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN DO RƯỢU THƯỜNG GẶP 5.2. Bệnh giả liệt do rượu: Rất hiếm gặp và rất nặng. lâm sàng giống như bệnh liệt tuần tiến do giang mai. chủ yếu là do thiếu vitamin nhóm B trầm trọng. giảm chú ý, trí nhớ, hoang tưởng khuyếch đại, tổn thương khu trú thần kinh tiến triển nặng dần lên mặc dù trạng thái nhiễm độc rượu đã hết và điều trị không có kết quả. 5.3. Bệnh loạn thần Corxacop: Là giai đoạn kết tiếp của bệnh não Wernicke do rượu. do tình trạng thiếu B1 trầm trọng và kéo dài, cộng thêm tình trạng gây ngộ độc trực tiếp của rượu dẫn đến tổn thương não bộ. * Hội chứng Suy giảm trí nhớ (hội chứng Corxacop) * Hội chứng viêm đa dây thần kinh và xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc điều trị tăng huyết áp (Kỳ 5)
6 p | 169 | 40
-
Bài giảng Đại cương về các chất gây nghiện và rượu - Đại học Y Hà Nội
51 p | 181 | 23
-
Bài giảng Đại cương về các chất gây nghiện và rượu
51 p | 123 | 14
-
LẠM DỤNG RƯỢU VÀ NGHIỆN RƯỢU
12 p | 180 | 12
-
Hydrocodone and ibuprofen
5 p | 122 | 11
-
Bài giảng Rượu bia và HIV: Những điều bác sĩ lâm sàng cần biết
130 p | 116 | 11
-
CÁC VITAMIN
14 p | 87 | 10
-
Bài giảng Quản lý Bệnh nhân Nghiện CDTP: Nâng cao hiệu quả điều trị - TS. Kevin P. Mulvey
52 p | 104 | 8
-
VIÊM DA QUANH MIỆNG (PERIORAL DERMATITIS) (Kỳ 4) oooOOOooo 1.5.Metronidazole: -Kháng sinh
6 p | 100 | 7
-
Digoxin
5 p | 135 | 7
-
Bài giảng Điều trị rối loạn sử dụng chất trên bệnh nhân HIV
54 p | 107 | 5
-
Nghiện rượu
5 p | 93 | 5
-
Thuốc ngủ và rượu (Kỳ 4)
5 p | 83 | 5
-
96LẠM DỤNG RƯỢU VÀ NGHIỆN RƯỢU
5 p | 62 | 4
-
Bài giảng Tại sao việc sử dụng các chất gây nghiện và chất có cồn có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc HIV - BS. Gavin Bart
10 p | 107 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn