Bài giảng: Nghiệp vụ ngoại giao
lượt xem 101
download
"Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao" với việc giảng dạy tập trung vào nghiệp vụ Lễ tân ngoại giao và các kiến thức nền tảng của môn học Nghiệp vụ ngoại giao khác
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: Nghiệp vụ ngoại giao
- Nghiệp vụ ngoại giao 1
- "Nghiệp vụ ngoại giao" là tập bài giảng được xây dựng với thời lượng 3đvht (45 tiết) để giảng dạy cho sinh viên Khoa Du lịch học ở học kỳ VI hoặc VII, đã được trang bị những kiến thức cơ bản của Khoa học du lịch. Khi xây dựng chương trình khung, môn học ban đầu có tên là "Nghiệp vụ ngoại giao”. Trên thực tế, các giáo viên biên soạn nội dung cho môn học hướng đến sinh viên trong Trường và Khoa Du lịch học đều thống nhất việc giảng dạy toàn bộ nội dung của Nghiệp vụ Ngoại giao với tư cách một môn học kỹ năng – nghiệp vụ dành cho những người làm đối ngoại và công tác trong ngành ngoại giao là không thể (vì quá lớn về quy mô kiến thức) và không cần thiết (vì nhiều nội dung quá chuyên biệt). Trong đó nội dung Lễ tân ngoại giao có thể coi là nội dung quan trọng nhất của môn học đối với sinh viên trong Trường và Khoa Du lịch học. Do vậy môn học được đổi tên là "Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao" với việc giảng dạy tập trung vào nghiệp vụ Lễ tân ngoại giao và các kiến thức nền tảng của môn học Nghiệp vụ ngoại giao khác. Với lý do trên tác giả nhận thấy môn học nên được đổi tên thành "Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao” là phù hợp với thực tế hiện nay. 6. Mục đích và yêu cầu của học phần - Cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của hai ngành ngoại giao và du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại. - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ lễ tân trong hệ thống nghiệp vụ ngoại giao và nghiệp vụ du lịch. - Cung cấp những hiểu biết về giao tiếp quốc tế và tập quán, tâm lý ứng xử của một số dân tộc, quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch - Giúp sinh viên ngành du lịch có được nhận thức đúng đắn để vận dụng các hiểu biết này vào hoạt động du lịch sau này. 7. Nhiệm vụ của sinh viên: - Tham dự đầy đủ bài giảng của giáo viên. - Nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo. - Làm bài tập hay tiểu luận theo yêu cầu của giảng viên. - Tham gia thảo luận nhóm và thuyết trình trên lớp. 9.Tài liệu học tập: Chủ yếu là các Tài liệu tham khảo do giảng viên sưu tầm và biên soạn. Sẽ giới thiệu và cung cấp cụ thể trong quá trình dạy và học. * TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
- 1. Giao tiếp quốc tế, NXB Phụ nữ, Hà Nội 1995 2. Lê Đình Sơn, Nghiệp vụ ngoại giao, Tập bài giảng của Học viện QHQT (lưu hành nội bộ), Hà Nội 1998. 3. Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội 2000 4. K.Mac.Konal, Nghệ thuật giao tiếp, NXB Thế giới, Hà Nội 1995 5. Louis Dussault, Lễ tân - công cụ giao tiếp, NXB CTQG, Hà Nội 1999 3
- LỄ TÂN NGOẠI GIAO 1. Khái niệm: Lễ tân ngoại giao: - nghi thức - phong tục tập quán - luật lệ Lễ tân ngoại giao (diplomatic protocol - dp) - Có nhiều định nghĩa về dp nhưng cốt lõi dp là những quy định thành văn hoặc không thành văn về cách ứng xử giữa nhà nước và các đại diện của họ với nhau. - Dp là sự vận dụng tổng hợp các nghi thức, phong tục tập quán, các luật lệ quốc gia và quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhằm phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của một nhà nước nhất định. 2. Vai trò: - Không thể thiếu, có hoạt động ngoại giao là có dp. - Lễ tân cũng như công tác lễ tân rất quan trọng vì nó góp phần vào việc thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia đồng thời thể hiện văn hoá và lòng mến khách của một quốc gia, một dân tộc đối với khách, đặc biệt là thượng khách. - Thúc đẩy hoà bình hữu nghị - công cụ chính trị phục vụ cho hoạt động đối ngoại của một nước. - biểu hiện sự trọng thị lịch sự, văn minh của một quốc gia, dân tộc này với một quốc gia, dân tộc khác. Yêu cầu các quốc gia dù không bằng lòng nhưng vẫn phải tôn trọng nhau. 3. Sự hình thành: Không thành văn thành văn Quốc gia, dân tộc quốc tế Phong tục, tập quán quy ước Không bắt buộc Bắt buộc Đa dạng, phong phú, khác biệt nhất quán, có tính bản sắc (tính đặc thù/ tính quốc gia, dân tộc) 4. Nguyên tắc: - Bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có chủ quyền. - Tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại. - Kết hợp tập quán và luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc. 5. Ngôi thứ và xếp chỗ BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ LỄ TÂN * MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU - Cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của hai ngành ngoại giao và du lịch, những ngành đặc biệt liên quan nhiều đến công tác đối ngoại. - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ lễ tân trong hệ thống nghiệp vụ ngoại giao và nghiệp vụ du lịch. 4
- - Cung cấp những hiểu biết về giao tiếp quốc tế và tập quán, tâm lý ứng xử của một số dân tộc, quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch - Giúp sinh viên ngành du lịch có được nhận thức đúng đắn để vận dụng các hiểu biết này vào hoạt động du lịch (nghiên cứu và thực thi) sau này. * NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN VỀ LỄ TÂN 1.1. Khái niệm lễ tân Mọi tổ chức xã hội đều có cơ cấu riêng của mình với những nghi thức hoạt động thể hiện rõ chức năng của cơ cấu đó. Trường hợp rõ nhất là nhà nước, tổ chức có cơ cấu phức tạp nhất với chức năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Với trọng trách về các vấn đề lớn như chiến tranh, hoà bình, hay trong các lĩnh vực tư pháp, an ninh, giáo dục, văn hoá và quan hệ đối ngoại, nhà nước được trang bị những công cụ mà không tổ chức nào có được: đội quân danh dự, biểu tượng quốc gia, bộ máy chính phủ và các công sở sang trọng. Những công cụ này bảo đảm tính trang trọng cũng như các nguyên tắc lễ tân đặc trưng cho các hoạt động chính thức. Tuy nhiên, không một cơ cấu nào lại không có nếp hoạt động của riêng mình, dù đó là những cơ cấu nhỏ nhất như gia đình, các tập hợp xã hội, giới kinh doanh, nghệ thuật, công đoàn, câu lạc bộ giải trí, hội phụ huynhhay trại hè. Nghi thức hoạt động riêng của mỗi cơ cấu có lúc thể hiện rõ vào các dịp nghi lễ lớn, có lúc ít thể hiện rõ hơn thông qua nhịp độ công việc và các ngày làm việc bình thường. Cuộc sống cộng đồng có nhiều điểm giống như quy định trên sân khấu: từ yêu cầu trang phục, đi đứng, cử chỉ, giao tiếp, cách nói chuyện đến việc bố trí, sắp xếp một buổi đón tiếp, một bữa tiệc, một ngày hội, nghi lễ. Trong mỗi trường hợp như vậy, việc tuân thủ các nghi thức từ cổ xưa hay mới có phản ánh sự ràng buộc giữa cuộc sống thực và biểu hiện của nó ra bên ngoài. Thời cổ, các vị hoàng đế và vua chúa đã dành ngựa của riêng mình đưa các đại sứ vào tiếp kiến. đây không chỉ là một cử chỉ lễ tân mà còn là cách bảo đảm an toàn cho khách mời. Ngày nay, việc ô tô ra đón quan khách ở sân bay, xe mô tô hộ tống, máy bay trực thăng sử dụng cho khách đi lại, hay mọi điều kiện tiện lợi khác dành cho khách trong thời gian ở thăm đều nằm trong trình tự đón tiếp chính khách từ xưa đến nay.Hình thức và phương tiện đón tiếp có thể thay đổi, nhưng yêu cầu thì bất biến. Phạm vi hoạt động lễ tân liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, thể hiện qua vai trò của nhà nước. Chủ quyền có thể đối với cả bên ngoài và bên trong, cũng có thể chỉ đối với bên trong hoặc giới hạn ở một số sự việc cụ thể của hoạt động nhà nước. Ngoài ra, phạm vi hoạt động lễ tân còn liên quan đến quan hệ ngôi thứ giữa các thể chế và nội trong các thể chế, quan hệ giữa những người nắm quyền và quan hệ giữa các cá nhân với những người nắm quyền đó. Trong quan hệ quốc tế, lễ tân là công cụ bảo đảm sự bình đẳng - ít ra là về mặt 5
- hình thức - giữa các quốc gia và phục vụ cho mối quan hệ giữa đại diện của các quốc gia với nhau. Nghi thức cư xử đối với các thể chế, cũng như nghi thức thể hiện giữa con người với nhau cho thấy những nỗ lực không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm phát triển di sản của nền văn minh chung. Lễ tân (Protocol) là nghi thức và tập quán trong việc đón, tiếp và giao tiếp với 1 khách . 1.2. Vai trò của lễ tân trong các hoạt động đối ngoại nói chung Từ khi nứoc ta tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập vào cộng đồng thê giới, quan hệ đối ngoại về mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân được mở rộng và đa dạng hoá hơn bao giờ hết. Hầu như ngành nào, cấp nào, đại phương nào, đơn vị nào cũng có quan hệ, với mức độ khác nhau với các đối tác nước ngoài nhằm mục đích góp phần phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với các đối tác nước ngoài là một việc làm không ít khó khăn, phức tạp và tế nhị, lại khá mới mẻ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với lớp trẻ. Nó mang tính chất vừa hợp tác vừa đấu tranh thông qua giao tiếp và đối thoại một cách văn minh, lịch sự để bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tăng cường hữu nghị và hợp tác với bạn bè quốc tế. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, người làm công tác đối ngoại, ngoài việc phải rèn luyện phẩm chất tốt và quán triệt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cần tinh thông và vận dụng nhuần nhuyễn chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại. Thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên các lĩnh vực nói chung và quan hệ giữa các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... trong nước nói riêng ngày càng trở nên phong phú cả về hình thức và nội dung. Sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã và đang thu hút mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Các công dân Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành thường xuyên tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài. Để các cuộc tiếp xúc, làm việc đó đạt kết quả tốt, ngoài những yếu tố mang ý nghĩa quyết định thuộc về bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn, đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết cần thiết về lễ tân ngoại giao. Trong các tình huống khác nhau của hoạt động nhà nước, các tập quán lễ tân bảo đảm cho một hoạt động chính thức được tổ chức thành công, không bị sai sót hay lộn xộn. Tổ chức thành công một buổi lễ, cũng như tất cả mọi sự thành công khác, hiếm khi là kết quả của sự ngẫu nhiên. Nếu không sắp xếp tốt khâu tổ chức từ trước thì khó, thậm chí không thể tạo ra một bầu không khí có ý nghĩa cho cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật, hai mươi, một trăm hay một nghìn khách mời thuộc các giới, các nước và các nền văn hoá khác nhau. Nghi thức lễ tân nhằm bảo đảm tôn trọng những người đối thoại và các cơ quan do họ đại diện. Nó hướng dẫn và cho phép 1 Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về ngoại giao và lễ tân ngoại giao, NXB CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 28 6
- mọi người đều cảm thấy yên tâm khi thực hiện vai trò của mình trong các hoạt động chung. Tuy nhiên, việc bố trí các phượng tiện bảo đảm cho hoạt động này được diễn ra như mong muốn có liên quan chạt chẽ tới nội dung cần đạt được. Lễ tân, tuy không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại, nhưng lại là công cụ rất quan trọng, cần thiết và không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt động đối ngoại nào. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia. Lễ tân là một lĩnh vực hoạt động vừa phức tạp lại vừa tế nhị, đòi hỏi phải có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định về lễ tân là cần thiết, không chỉ với những người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng. Tuy nhiên, chuẩn mực do các cơ quan lễ tân chính thức áp dụng không thể đáp ứng hết mọi tình huống có thể xảy ra của hoạt động nhà nước. Đó là những khung quy chiếu mà ta nên chủ động thay đổi cho phù hợp với những tình huống cụ thể. Có biết bao yếu tố phải tính đến khi lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cụ thể: tính chất của hoạt động, lý do, các tiền lệ, cách thức tổ chức đặc thù đối với một cộng đồng. 2. LỄ TÂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngoại giao 2.1.1. Ngoại giao quốc tế 2.1.1.1. Thời kỳ trước thế kỷ XV Ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, từ thời Thượng cổ, đã xuất hiện những hình thức phôi thai của quan hệ ngoại giao, đó là những hình thức giao tiếp đơn giản, thô sơ giữa các cộng đồng, bộ lạc, thị tộc... Theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, như Nicolson, Marterns (Anh), Jean-Baptiste Durosell, Jean Serres (Pháp), Dôrin (Liên Xô cũ)... thì những hình thức thô sơ ấy của quan hệ đối ngoại dứoi chế độ thị tộc , trứoc khi xã hội phân chia thành giai cấp và trước khi nhà nước xuất hiện, chỉ có thể được coi là tiền thân của ngoại giao chứ chưa phải là chính thức ngoại giao. Việc xuất hiện của ngoại giao gắn liền với việc xuất hiện Nhà nước. Ngoại giao, cũng như Nhà nước, đều là con đẻ của xã hội có giai cấp. Khi lịch sử thế giới chuyển sang thời cổ đại, cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và xuất hiện Nhà nước, ngoại giao tuy đã chiếm một vị trí quan trọng trong các mối quan hệ giữa các nhà nước và quốc gia, nhưng nó không phải là phương pháp hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Thời kỳ này, phương pháp hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại là bạo lực, là những cuộc chiến tranh. Dẫu vậy, ngoại giao đã hình thành, phát triển và là phương pháp không thể thiếu để chuẩn bị hoặc chấm dứt chiến tranh. Đồng thời, đó cũng là phương tiện để phát triển các mối quan hệ bang giao giữa các nước với nhau. 7
- Thời kỳ cổ đại, trong bộ máy Nhà nước chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại giao, chưa có viên chức ngoại giao và cơ quan đại diện thường trú của nước này đóng ở nước kia, chưa có các quy định về đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Khi cần thương thuyết về một vấn đề nào đó, hoặc yết kiến, triều cống, các quốc gia thường cử các phái bộ (sứ bộ) do các sứ thần dẫn đầu sang với nhau, chứ không có quan hệ thường xuyên hoặc cử người đại diện thường trực ở nước đó. Công tác ngoại giao thời đó thường tập trung vào một số vấn đề: phục vụ các nhiệm vụ tác chiến; cầu phong, cống sính, hiếu hỉ; đi sứ, tiếp sứ; trao đổi điệp văn... Nhìn chung, quan hệ ngoại giao thời kỳ này thường thể hiện chủ yếu về mặt chính trị: đó là việc thể hiện sự "thần phục" của nước nhỏ đối với nước lớn, của nước yếu đối với nước mạnh, và quan hệ của bá chủ đối với chư hầu. - Chế độ phong kiến Bước sang thời kỳ Trung cổ, hệ thống kinh tế tự nhiên cùng với kỹ thuật sản xuất thấp kém đã cản trở hình thành mối quan hệ kinh tế bền vững và thúc đẩy quá trình chia rẽ chính trị giữa các quốc gia. Những thực thể quốc gia hình thành trên cơ sở xâm lấn không bền vững và rất dễ tan rã. Ngoại giao thời kỳ phong kiến phân quyền thời Trung cổ mang nặng dấu ấn của chế độ phong kiến - nông nô. Châu Âu bị chia sẻ thành vô số mảnh đất nhỏ xíu độc lập. Giới lãnh chúa được đồng nhất với quốc gia. Những chúa đất lớn là những đế vương, còn quốc gia là tài sản thừa kế của họ. Ranh giới giữa quốc gia với quyền chiếm hữu tư nhân bị xoa nhoà; sự khác biệt giữa công pháp với tư pháp, quan hệ riêng tư với quan hệ quốc tế biến mất. Tuy có tồn tại một hệ thống thần phục lạ đời xác định mối quan hệ giữa bá chủ với các chư hầu, nhưng mỗi một lãnh chúa vẫn thực hiện một chính sách đối ngoại ít nhiều có tính độc lập. Hàng năm, triều đình thường cử các sứ thần đến các quốc gia lân cận để giao hảo nhằm giữ gìn mối quan hệ thân thiện với nhau. Có khi, các sứ thần còn đựoc giao phó trọng trách đi thuyết phục nước khác liên kết với mình để chinh phục hoặc chống lại mối đe doạ xâm lược của một nước nào đó. Một nhân tố nữa ảnh hưởng mạnh đến nền ngoại giao thời kỳ này, đó là Nhà thờ mà đại diện là Giáo hội với toàn bộ mối quan hệ quốc tế phức tạp của nó. Giáo hội không chỉ là một lực lượng tôn giáo, mà còn là lực lượng nhà nước. Giáo hội đã chiếm hữu những cơ sở vật chất đồ sộ, rộng khắp. Sự thống nhất và uy tín quốc tế của Giáo hội đối lập với tình trạng chia rẽ và tranh giành giữa các quốc gia phong kiến. Giáo hội đã triển khai hoạt động ngoại giao rất tích cực, vận dụng tất cả mọi phương tiện mà Giáo hội có thể có được, từ những phương pháp chính trị cho đến việc rút phép thông công, cấm hành lễ, mua chuộc, do thám và ám sát. Giáo hoàng La Mã đã phái các đại diện của mình sang nước khác đảm trách công tác ngoại giao với tư cách là người đứng đàu đoàn ngoại giao. Tuy nhiên, thời đó các "thánh sứ" của Giáo hoàng chỉ là những đại diện lâm thời (nghĩa là những người được cử đi một thời gian với một sư mệnh nhất định nào đó). Nền ngoại giao của Giáo hội đã thành công trong việc tham gia tổ chức thực hiện một số trào lưu lớn của thời đại như những cuộc Thập tự chinh. Tuy nhiên, xu thế ly tâm đã xói mòn gốc rễ của cả nhà nước Giáo hội lẫn quyền lực của các hoàng đế. 8
- 2.1.1.2. Từ thế kỷ XV trở đi - Ngoại giao châu Âu từ thế kỷ XV - XVII Thế kỷ XV, cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc trao đổi, giao lưu hàng hoá, và buôn bán, trao đổi, tiêu thụ hàng hoá trở thành nhu cầu ngày càng mở rộng, thì quan hệ ngoại giao cũng ngày càng phát triển. Thế kỷ XVI, một số quốc gia trên bán đảo Italia (điển hình là thành phố Vơnidơ) đã tìm ra một hình thức giao dịch mới, đó là đặt các phái đoàn thường trực ở nhiều nước trong khu vực Địa Trung Hải để quan sát tại chỗ tình hình, nhằm hoạch định những chính sách ngoại giao thích hợp cho việc phát triển thương mại. Việc làm này mang lại lợi ích to lớn cho nhiều nước châu Âu thời đó, nên được các quốc gia này hưởng ứng. Quy chế cơ quan đại diện ngoại giao thường trực hình thành một cách ổn định, và có quy định thêm ngôi thứ ngoại giao hoàn chỉnh, những hình thức thư tín ngoại giao ra đời và được mọi người chấp nhận. Nghi thức lễ tân ngoại giao với nước ngoài cũng được điều chỉnh chính xác hơn. - Ngoại giao thế giới từ thế kỷ XVIII - 1945 Việc cử các phái đoàn ngoại giao có tính cách thường trực ở một nước khác trở thành phổ biến toàn châu Âu vào thế kỷ XVII, và nó được chính thức hoá bằng Hiệp ước Wesphalic (1648). Từ đó, các nước đều có các cơ quan phụ trách vấn đề đối ngoại. Hồng y giáo chủ Richelieu dưới triều vua Louis 13 của Pháp được giao trách nhiệm lập ra một Bộ phụ trách công tác đối ngoại. Đó là Bộ ngoại giao đầu tiên trong lịch sử. Còn cơ quan đại diện thường trú đầu tiên lại là của Quận công Milan đặt tại Cộng hoà Genes (thuộc bán đảo Italia). Từ đầu thế kỷ XVIII, ngoài châu Âu ra, hình thức quan hệ ngoại giao trên đã mở rộng sang nhiều nước châu Á, châu Mỹ và dần dần trở thành phổ biến trên thế giới. - Ngoại giao thế giới sau Chiến tranh thế giới II đến nay Chiến tranh thế giới II kết thúc, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hỗ trợ, thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc phát triển, hàng trăm quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh giành được độc lập. Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền không ngừng đựoc mở rộng trên khắp thế giới. Để hỗ trợ cho quan hệ ngoại giao giữa các nước được bình đẳng và thuận lợi, các nước và cÁc tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ đã cho ra đời hàng loạt công ước về lễ tân ngoại giao mang tính phÁp lý, được hầu hết các nước thành viên LHQ công nhận và thực hiện. Các công ước này liên tục đựoc bổ sung, cụ thể hoá cho phù hợp với đời sống quốc tế hiện đại. Mục đích của các công ước là nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn cho các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế đang làm việc ở nước sở tại. Trên cơ sở đó, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng được hoàn chỉnh, hệ thống hoá và phát triển. - Về các cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở nước ngoài Vào thế kỷ XV, đô thị Firenze đã phái một sứ giả thường trú tại Milan (Italia) với chức danh "diễn thuyết gia thường trú" có nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ của đại sứ ngày nay. Theo 9
- V.A.Dôrin, mặc dù các đại diện ngoại giao thường trú của nước ngoài bắt đầu có từ thế kỷ XVI (không phải thế kỷ XV) nhưng đó thường mới chỉ là các "quốc vụ khanh", "ngoại vụ" bên cạnh nguyên thủ quốc gia đẻ phụ trách các công việc đối ngoại, chứ chưa có cơ quan đại diện ngoại giao thường trực. Chỉ tới thế kỷ XVIII thì cơ quan đại diện thường trực mới bắt đầu hình thành. Đến thế kỷ XIX, những cơ quan thường trực như vậy đã được thành lập ở nhiều quốc gia có quan hệ với nhau và tới thế kỷ XX thì các cơ quan này đã trở nên khá mạnh, mang tính chuyên nghiệp và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống lãnh đạo của Nhà nước. 2.1.1.3. Sự ra đời của điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao Do quan hệ bang giao ngày càng mở rộng, các mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới. Do đó, các nước phải cùng nhau giải quyết các vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, bởi vì các tập quán quốc tế và các tập quán quốc gia không còn đủ "sức" để điều hành các mối quan hệ này. Yêu cầu đó dẫn tới việc các hiệp định, hiệp ước quốc tế về quan hệ ngoại giao lần lượt ra đời, lúc đầu còn sơ sài, càng về sau, các hiệp ước, hiệp định này càng được chi tiết hoá và hệ thống hoá. Hiệp ước 1250 giữa Anh và Đế quốc La Mã thần thánh đã có ý nghĩa nhất định: đây là lần đầu tiên các quốc gia cam kết lập các đại sứ quán thường trú. Hiệp ước Westphalie (1648) đã xác định hình thức các đại sứ quán và qui định những nguyên tắc về mối quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia. Hiệp ước Tilzitt (1807) giữa Pháp và Nga hoàng về vấn đề đại sứ, công sứ và các phái viên của chính phủ được xây dựng trên nguyên tắc hỗ tương, bình đẳng. Hiệp ước Viên (1815) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các đại diện ngoại giao. Đây là quy tắc công pháp quốc tế và thực tiễn ngoại giao được các nước chấp nhận, là quy tắc đầu tiên quy định rõ ràng vị trí đứng đầu đoàn ngoại giao và chế độ công tác của các đại diện ngoại giao. Hiêp ước quy định ngôi thứ ngoại giao gồm ba cấp: đại sứ, đại sứ toà thánh được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; phái viên đặc biệt, công sứ toàn quyền được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Nghị định thư Aix - La Chapelle (1818) chi tiết hoá quyền hạn và chức năng của các đại diện ngoại giao. Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao là công ước tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Đến năm 1988, đã có trên 150 nước công nhận tham gia Công ước. Năm 1980, Việt Nam tuyên bố tham gia Công ước với hai điều bảo lưu về nọi dung. 2.1.2. Ngoại giao Việt Nam Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, luôn luôn mong muốn bang giao hữu nghị với các nước láng giềng. Từ thời dựng nước đến nay, nền ngoại giao Việt Nam luôn luôn thể hiện truyền thóng tốt đẹp đó. Sử sách Việt Nam đã ghi lại công lao của dân tộc và các anh hùng dân tộc, trong đó, rất nhiều người vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi ngoại giao. 10
- Trên lĩnh vực ngoại giao, họ tỏ rõ là những người kiệt xuất, thông minh, tài trí, mưu lược song toàn, đã bảo vệ nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của đất nước. - Thời tiền Lê (980 - 1009) Tháng 7/980, nhà Tống đem quân xâm lược Đại Việt. Sau khi lên ngôi, Lê hoàn, một mặt, tích cực chuẩn bị lực lượng để đánh đuổi ngoại xâm, nhưng mặt khác, vẫn sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh toàn sang chầu thiên triều. Không thể chấp nhận điều kiện đó, Lê Hoàn buộc phải đánh trả để bảo vệ đất nước. "Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thăng lợi cả hai mặt trận thuỷ, bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân"2. Đại thắng chống quân xâm lược nhà Tống năm 981 mở đầu một kỷ nguyên Đại Việt độc lập thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sau đó, Đại Việt ra sức xây dựng đất nước, chuẩn bị chống trả quân xâm lược. Về đối nội, xây dựng kinh tế, củng cố đát nước; về đối ngoại, thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của nước nhà. - Thời Trần (1225 - 1400) Các vua Trần, từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn... nhìn chung đèu thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa âm mưu xâm lược của nhà Nguyên. Trần Nhật Duật (1253 - 1330) nổi lên như một ngôi sao trên bầu trời ngoại giao Việt Nam thời phong kiến. Ông học cao, biết rộng, giỏi nhiều thứ tiếng; ông không chỉ nói được thông thạo tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, tiếng các dân tộc trong nước mà còn am hiểu cả phong tục, tập quán, nghi lễ của từng dân tộc . Nhờ giỏi tiếng Tống, khi tiếp xúc với sư thần triều Nguyên, ông đã vui vẻ tiếp chuyện cả ngày, khiến sư thần Nguyên tưởng ông là người Hán sang làm quan đất Việt. Nhờ vậy, Trần Nhật Duật đã thuyết phục quân nhà Nguyên tạm hoãn binh chưa đánh Đại Việt, nhờ đó mà nhà Trần có thời gian củng cố lực lượng, đoàn kết các dân tộc trong nước, thu phục lực lượng chống đối của các chúa Đạo Đà Giang vùng Tây Bắc quy thuận triều đình. Để tăng thêm mối quan hệ hoà hiếu với các quốc gia phía Nam, năm 1301, Trần Nhân Tông đã viễn dư sang kinh đô Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân; nhờ đó đa xây dựng được nhịp cầu giao hảo, xoá bỏ hiềm khích, hận thù để hai dân tộc dược sống trong yên bình. - Thời Lê (1428 - 1527) Đây là thời kỳ có bước phát triển rực rỡ của quốc gia Đại Việt trên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngoại giao. Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người tha thiết với chủ quyền quốc gia, có câu nói nổi tiếng: "Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được... Nếu kẻ nào dám đem một thước, một tấc của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị 2 Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.64 11
- nặng"3. Chính ở thời ông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành. Những hành động xâm phạm biên giới dưới mọi hình thức của nhà Minh cũng như của các tập đoàn thống trị Chiêm Thành, Bồ Man, Lão Qua đều được tích cực giải quyết hoặc giáng trả kịp thời, không để một tấc đất của Tổ quốc lọt vào tay kẻ khác, giữ vững chủ quyền quốc gia. - Thời hậu Lê (1533 - 1789) Đây là thời kỳ nội bộ trong nước có nhiều biến động và mất ổn định, song quan hệ với các nước láng giềng đã không để nổ ra chiến tranh. Mối quan hệ với phương Bắc được chú trọng nặng về lễ nghĩa để cầu hoà, giao hảo. Có thể nói, chuyến đi sứ của Lê Quý Đôn vào năm 1760 - 1761 là đỉnh cao của nghi lễ ngoại giao thời phong kiến. Sứ đoàn được chuẩn bị danh sách hàng năm trời, Lê Quý Đôn được chỉ định làm phó sứ. Toàn bộ sứ đoàn đông đến 910 người, đi về mất đúng 1 năm. Nhà vua đã quy định chặt chẽ giờ yết kiến của cả sứ bộ, giờ các quan hộ sư lên đường; giờ các chánh, phó sứ xuất phát; quy định trách nhiệm và bổng lộc được hưởng cho từng thành viên sứ bộ... - Thời Tây Sơn (1778 - 1802) Đây là thời kỳ Tây Sơn phải đương đầu với quân xâm lược nhà Thanh. Chiến công đại phá quân Thanh gắn liền với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (1752 - 1792). Ông không chỉ là một danh tướng tài ba trong đánh giặc, mà còn là nhà ngoại giao đầy mưu lược, với tư tưởng chủ yếu là giao hảo, hoà hiếu để dân hai nước được sống thanh bình. Dưới thời trị vì ngắn ngủi của Quang Trung, nhiều chính sách xã hội, chính trị và kinh tế độc đáo được ban hành, mở đường cho một xã hội phát triển năng động. Trước khi đánh quân Thanh, Quang Trung đã dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, ông nói với quan quân trước khi bước vào chiến dịch: "Nay ta tới đây, thân đốc việc binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng sẽ quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua, tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc cho trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm"4. Sau khi thắng trận, Quang Trung đã chọn Lê Công Trị, trá hình làm Quốc Vương, cùng Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích sang yết kiến vua Càn Long nhà Thanh, được Càn Long hết lòng ca ngợi. Để giữ quan hệ với nhà Thanh lâu bền hơn nữa, Quang trung đã chuẩn bị cho việc bang giao bằng quan hệ hôn nhân, hứa lấy công chúa nhà Thanh. Vua Thanh và công chúa rất vui mừng, nhưng Quang Trung đột tử, mọi việc đều dở dang. - Thời Nguyễn độc lập (1802 - 1883) Quan hệ với các nước láng giềng rất được chú trọng. đối với phương Bắc, và cả với các nước phía Nam, vua tôi nhà Nguyễn chú ý thực hiện chính sách giao hảo, cầu hoà để được yên ổn. Cụ thể là vào thời Minh Mệnh (1820 - 1840): biết dân nước Chân Lạp bị đói kém, vua đã 3 Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr.162 - 163 4 Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1993, tr..213 12
- xuống chỉ dụ cho Trương Minh Giảng, Tổng đốc thành Gia Định rằng: "Trước đây, ta đã đánh quân Xiêm để bảo vệ Cao Miên, nay vì đói kém khổ cực, vậy, chuẩn chi cho hai tỉnh Vĩnh Long, Định Tường chuyên chở một vạn vuông gạo đến phát chẩn, để dân ấy khỏi bị xiêu tán". đó là hành động giao hảo thân thiện đối với nước láng giềng lúc gặp khó khăn. Đến đời Minh Mệnh năm thứ 17, triều Nguyễn còn bang giao cả với các quốc gia phương Tây như Pháp, Tây Ban Nha, Anh,... cho họ sang buôn bán, truyền đạo,... đồng thời đã đặt lại các chức quan quan trọng trong triều. Trong sáu chức vụ quan trọng, thì chức Thượng Nghi - trông coi quy tắc nghi lễ - là chức vụ quan trọng số một. Thời kỳ này, nghi lễ ngoại giao được quy định cụ thể, tỉ mỉ cho từng loại khách. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, việc bang giao với các nước láng giềng đã nổi bật truyền thống ngoại giao là giao hảo, thân thiện, tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu là giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tôn trọng, cầu hoà đối với nước lớn, nhưng không bao giờ chịu đầu hàng, không chịu mất nước dù phải chiến đấu hy sinh; giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn đối với nước nhỏ. - Thời kỳ 1945 - 1975 Sau CMT8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, một nhà nước kiểu mới lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á. Chính quyền mới đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn thử thách: thù trong, giặc ngoài. Trong nước nạn đói hoành hành, nền tài chính trống rỗng; bên ngoài thì Pháp, Nhật, Anh, Tưởng... câu kết với nhau nhằm bóp chết nền cộng hoà trẻ tuổi của chúng ta. Nhưng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trẻ tuổi đã đứng vững,bởi nhân dân cả nước đã đoàn kết một lòng xung quanh Đảng và Bác Hồ, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà ngoại giao tài ba, đã sáng suốt chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió cả, phân hoá, loại bỏ bớt kẻ thù để tiến hành cuộc kháng chirns trường kỳ chống thực dân Pháp và cuối cùng đã giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chín năm kết thúc với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đã tạo thêm điều kiệnt huận lợi để nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao. Sau khi miền Bắc giải phóng, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được hàng chục nước trên thế giới cộng nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, tạo điều kiện nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964), cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với quyết tâm đoàn kết một lòng chống Mỹ, và có đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng được nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giớiđồng tình và ủng hộ, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Nhân dân ta đã tranh thủ được sự viện trợ và ủng hộ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc, tuy hai nước này đang có những mâu thuẫn, bất đồng nhưng vẫn ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Vào đầu thập kỷ 70, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn thuận lợil với chủ trương "vừa đánh, vừa đàm", chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh. Đầu năm 1973, Mỹ liên tục thất bại trên chiến trường, cục diện chiến 13
- tranh ngày càng bất lợi đối với Mỹ; hơn nữa, sức ép phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày càng cao trên khắp thế giới, Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam. Thắng lợi ngoại giao quan trọng này càng tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc vào năm 1975. - Thời kỳ sau 1975 Sau nhiều thập kỷ chiến tranh liên miên, tuy đất nước thống nhất, song nền kinh tế vẫn đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn. Nguồn viện trợ kinh tế của các nước trên thế giới đã chấm dứt. Chúng ta bắt đầu xây dựng đất nước thực sự trên đôi chân của mình, dựa vào sức mình là chính vừa tìm hướng đi cho riêng nền kinh tế, do đó đôi lúc cũng vấp phải sự chưa phù hợp, nếu không nói là sai lầm, phải trả giá lớn. Hơn nữa, chúng ta lại phải đương đầu với lệnh cấm vận toàn diện, liên tục của Mỹ, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch. Do đó, vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, đất nước ta rơi vào khủng hoảng, khó khăn chồng chất. Đứng trước tình hình đó, Đại hội Đảng VI đã đề ra đường lối đổi mới, mở rộng hoạt động đối ngoại, đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng. Đến Đại hội Đảng VII, đường lôí phát triển kinh tế đã được hoàn thiện và khẳng định: tiếp tục đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Về đối ngoại, đường lối đó được cụ thể hoá thêm bằng chủ trương: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Đầu thập kỷ 90, đất nước có sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, nổi bật là những thành tựu về kinh tế, xã hội, trong đó có phần đóng góp hết sức quan trọng của đường lối đối ngoại đúng đắn và hoạt động ngoại giao nhạy bén, năng động. Đảng ta đã đưa đất nước đi đúng xu thế phát triển của thời đại: hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để phát triển đất nước. Hiện nay, chúng ta thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vện lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết cac vấn đề thông qua thương lượng; tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các tổ chức quốc tế, các lực lượng cách mạng và tiến bộ, các đảng cầm quyền; phát triển quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ... Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh bảo vệ và xâu dựng Tổ quốc đã cho phép chúng ta rút ra những bài học vô giá về ngoại giao, đó là: Thứ nhất: kiên quyết giữ vững độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Thứ hai: giữ vững nguyên tắc nhưng có sách lược mềm dẻo đôi lúc phải biết nhân nhượng những vấn đề không phải nguyên tắc. Đó là cách xử lý vấn đề lợi ích dân tộc bằng sách lược thích hợp. 14
- Thứ ba: trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, phải biết kết hợp mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao, chiến đấu anh dũng và quyết chiến thắng trên chiến trường, song đồng thời phải tạo ra thế vừa đánh vừa đàm, có lúc dùng ngoại giao phục vụ chiến trường, ngược lại có lúc phải dùng lợi thế trên chiến trường để phục vụ mặt trận ngoại giao. Trên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách trong đó vai trò của ngoại giao ngaỳ càng được khẳng định và trở nên vô cùng quan trọng. Nước CHXHCN Việt Nam đã kế thừa và phát triển một nền ngoại giao có bề dày truyền thống của dân tộc. Đó là hành trang vô giá để nền ngoại giao hiện đại Việt Nam bước lên vũ đài quốc tế hôm nay và ngày mai. 2.2. Tổng quan về ngoại giao, hoạt động ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao 2.2.1. Ngoại giao Bỏ qua các định nghãi cổ xưa, chúng ta thử tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa về ngoại giao được nhiều người biết đến của các học giả, các nhà khoa học công pháp quốc tế, các nhà nghiên cứu, hoạt động ngoại giao để có thể đưa ra một định nghĩa chung. 2.2.1.1. Định nghĩa A15-21, C1-2 - Định nghĩa của một số học giả, nhà ngoại giao Anh - Một số định nghĩa khác - Định nghĩa chung về ngoại giao - Vài nét về đàm phán 2.2.1.2. Các hình thức ngoại giao A21-27, B26-28, C2 - Ngoại giao nhà nước - Ngoại giao giữa các đảng phái chính trị - Ngoại giao nhân dân - Ngoại giao song phương/đa phương - Ngoại giao ngăn chặn - Ngoại giao kinh tế 2.2.2. Hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao 2.2.2.1. Khái niệmA27-28, B26 - Hoạt động ngoại giao - Nghiệp vụ ngoại giao Công tác nghiệp vụ ngoại giao là một chế độ công tác của cán bộ ngoại giao trong các cơ quan trung ương và ở nước ngoài về việc thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao của Nhà nước. 2.2.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản - Công tác nghiên cứu 15
- - Công tác tiếp xúc-đàm phán - Công tác văn kiện - Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại - Công tác hồ sơ tư liệu - Công tác lãnh sự - Công tác lễ tân ... 2.2.2.3. Cơ sở của hoạt động ngoại giao và công tác nghiệp vụ ngoại giao A28-30 - Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước. - Hiểu biết về quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật pháp quốc tế, phong tục tập quán, quy định về lễ tân quốc tế của nước mình. - Nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước mình và các nước mình có quan hệ. 2.2.3. Những khái niệm khác 2.2.3.1. Các khái niệm về văn bản, văn kiện ngoại giao B26-31 - Quốc thư - Tối hậu thư - Sách trắng - Bị vong lục - Giác thư - Thư ngỏ - Hiệp định - Hiệp ước - Công ước - Tạm ước - Nghị định thư - Thị thực, Hộ chiếu ngoại giao 2.2.3.2. Các khái niệm chỉ các cơ quan ngoại giao B31-32, C4,8, A34-35, 48-49, 54-62, F113-130, D26-31 - Đại sứ quán - Tổng lãnh sự quán/Lãnh sự quán 16
- - Văn phòng liên lạc - Văn phòng đại diện quyền lợi 2.2.3.3. Các khái niệm chỉ các cá nhân, tập thể ngoại giao B32-34, C9-10 - Đại sứ - Tham tán - Bí thư - Tuỳ viên - Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao - Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao - Viên chức ngoại giao - Nhân viên hành chính, kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao - Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao và nhân viên hành chính, kỹ thuật - Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao 2.3. Lễ tân ngoại giao 2.3.1. Quá trình hình thành C12 Ứng xử như thế nào cho đúng trong giao tiếp với người nước ngoài là điều không đơn giản vì nó liên quan đến phong tục tập quán, văn hoá của các dân tộc. Ứng xử cho đúng trong quan hệ giữa các nhà nước và các nhân vật chính khách càng phức tạp và tế nhị hơn, vì nó còn liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể diện dân tộc. Lễ tân ngoại giao (hiểu theo nghĩa rộng là lễ tân đối ngoại) là công cụ có thể giúp chúng ta thực hiện được điều đó. Lễ tân ngoại giao được hình thành từ thuở rất xa xưa. Sau khi các nhà nước xuất hiện, xã hội loài người từng bước tích luỹ kinh nghiệm về những nghi thức, tập quán, luật lệ trong ứng xử giữa các quốc gia, về sau được gọi là lễ tân ngoại giao. Các bộ lạc, các nhà nước cử đại diện (sứ thần) đến gặp đại diện đối phương để đàm phán chấm dứt những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên. Để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh và thù địch, các đại diện đó được hưởng một quy chế đặc biệt gọi là miễn trừ (immunité) tức là được bảo đảm an toàn tính mạng. từ đó dần dần hình thành chế độ "ưu đãi miễn trừ ngoại giao". Từ việc cử sứ thần đặc nhiệm trong thời chiến, các nước tiến tới thành lập những cơ quan đại sứ thường trú do một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền" đứng đầu, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia nước ngoài nhằm mục đích thay mặt nguyên thủ quốc gia nước mình bàn bạc những vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà bình, thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hai bên cùng có lợi. Từ đó chế độ "ưu đãi miễn trừ" được mở rộng đến toàn thể các viên chức ngoại giao nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hoàn thành sư mạng chính thức một cách an toàn và trong danh dự. 17
- Trước thế kỷ XIX, khi chưa có những quy định quốc tế về lễ tân ngoại giao mà các nước đều bắt buộc phải tuân thủ, thường xảy ra những tình huống khó xử, tranh chấp, thậm chí xung đột giữa các quốc gia phong kiến vì những sự việc có vẻ vụn vặt liên quan đến lễ tân ngoại giao. Lịch sử ngoại giao còn lưu lại trường hợp điển hình về cuộc tranh chấp đãm máu ngày 30/10/1961 giữa hai đoàn tuỳ tùng của đại sứ Pháp và đại sứ Tây ban Nha về ngôi thứ chỗ đứng trong đoàn ngoại giao tại Luân Đôn khi đón đại sứ Thuỵ Điển. Sau sự cố đó, theo đòi hỏi của Vua Pháp là Lu I thứ 14, đại sứ Tây Ban Nha bị trừng trị và từ đó về sau các đại sứ của Tây Ban Nha phải luôn luôn đứng sau và nhường bước các đại sứ Pháp, nếu không Vương quốc Pháp sẽ cử quân sang đánh Vương quốc Tây Ban Nha5. Nhằm tránh những sự cố ngoại giao và trnah chấp về lễ tân đáng tiếc như trên, tại Đại hội Viên năm 1985, một số cường quốc chấu Âu đã thông qua một văn kiện mang tính pháp lý quốc tế đầu tiên về lễ tân ngoại giao, trong đó quy định cụ thể về ngôi thứ giữa viên chức ngoại giao các cấp. Quy định đó được tuyệt đa số các nước tuân thủ cho đến giữa thế kỷ XX. Sau Chiến tranh thê giới thứ hai, số quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới tăng nhiều do kết quả phong trào giải phóng cuả các dân tộc thuộc địa. Những quy định quốc tế đã có về lễ tân ngoại giao cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Ngờ cố gắng chung của các nước, năm 1961 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao được ký kết. Hai năm sau, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự cũng được ký kết (1963). Hai Công ước đó quy định cụ thể những quyền ưu đãi miễn trừ mà các cơ quan và viên chức ngoại giao và lãnh sự nước ngoài được hưởng, nó được tất cả các nước trong cộng đồng thế giới tuân thủ cho đến ngày nay. Có nước coi hai Công ước đó là một bộ phận cấu thành của luật quốc gia nước mình. Có nước căn cứ vào đó để soạn thảo luật quốc gia của nước mìnhvề vấn đề này như trường hợp Việt Nam. Nước ta có Pháp lệnh ngày 23/8/1993 về "quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và Cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam". Bên cạnh những quy định của hai Công ước Viên năm 1961 và 1963 và những điều ước quốc tế khác có liên quan, nội dung của lễ tân ngoại giao còn bao gồm những tập quán và nghi lễ quốc tế, phép lịch sự quốc tế được các nước tự nguyện tuân thủ, và những truyền thống của các dân tộc cần tôn trọng. Như vậy, lễ tân ngoại giao có từ khi giữa các nhà nước có quan hệ với nhau. Nó không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của mối quan hệ giữa các quốc gia. Không ai phát minh hoặc đặt ra các quy định đó mà đó chính là sự tổng kết nhưng thói quen, tập quán tiếp xúc trong nhiều thế kỷ giữa các quốc gia nhằm phù hợp với những yêu cầu bang giao quốc tế. 2.3.1.1. Lễ tân ngoại giao là một phạm trù mang tính lịch sử B19-21 2.3.1.2. Lễ tân ngoại giao là một phạm trù quốc tế B 21-22 2.3.2. Định nghĩa 5 Theo Lễ tân ngoại giao Liên Xô (Mát cơ va), 1985, tr. 37 18
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ tân ngoại giao, tuy nhiên cốt lõi của nó là những quy định thành văn hoặc không thành văn về cách ứng xử trong quan hệ chính thức giữa các nhà nước và đại diện của họ với nhau. Từ điển Ngoại giao Liên Xô xuất bản năm 1986 nêu: Lễ tân ngoại giao là tổng thể những nguyên tắc, truyền thống, tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các Chính phủ, các Bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức bắt buộc phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế6. Ngày nay, lễ tân ngoại giao là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý nghĩa chính trị, bao gồm cả thói quen (tập quán) và cả thủ tục, quy định; vừa thể hiện luật pháp quốc gia, vừa bảo đảm tuân thủ pháp lý quốc tếcó liên quan đến mỗi nước. Như vậy, Lễ tân ngoại giao là sự vận dụng tổng hợp các nghi thức, phong tục, tập quán, các luật lệ quốc gia và quốc tế trong hoạt động đối ngoại, nhằm phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước nhất định7. 2.3.3. Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại Từ giữa thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc phát triển vượt bậc, không chỉ về mặt nhà nước giữa các chính phủ mà còn về mặt đảng và nhân dân giữa các đảng chính trị và đảng cầm quyền, giữa các hội đoàn, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo, thể thao, du lịch... với việc thiết lập đủ loại cơ quan đại diện. Tuy đó không phải là những cơ quan ngoại giao nhà nước, nhưng là cơ quan đại diện của các đối tác nước ngoài, do đó không thể đối xử với họ như những tổ chức và cơ quan trong nước, mà phải vận dụng một cách thích hợp những nội dung của lễ tân ngoại giao. Như vậy khái niệm lễ tân ngoại giao được mở rộng thành lễ tân đối ngoại. Nhiều lúc khó có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại vì ngày nay các cơ quan đại diện ngoại giao, ít nhiều đều có hoạt động kinh tế - xã hội. Về điểm này, tổng thống Pháp từng nhận xét rằng, nếu như trước kia các nhà ngoại giao Pháp đã tập trung vào quan hệ nhà nước, chính phủ, nghĩa là quan hệ chính thức là chính, thì nay họ phải tập trung cả vào ngưòi dân và các tổ chức khác bởi vì đang có chiều hướng quan hẹe giữa các dân tộc vượt qua cả quan hệ giữa các nhà nước8. Lễ tân ngoại giao và lễ tân đối ngoại cơ bản giống nhau về tính chất, vai trò, vị trí và nguyên tắc ứng xử với các loại đối tượng nước ngoài, chỉ khác nhau trong cách vận dụng như thế nào cho thích hợp, thật chặt chẽ hay linh động. 2.3.4. Vị trí, vai trò C12-13 2.3.4.1. Vị trí Lễ tân ngoại giao là một bộ phận của Lễ tân Nhà nước, là một lĩnh vực công tác quan trọng trong hoạt động giao tiếp, đối nội và đối ngoại của Chính phủ và nhân dân ta, là lĩnh vực 6 Võ Anh Tuấn, Lễ tân ngoại giao thực hành, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 12 7 Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về ngoại giao và lễ tân ngoại giao, NXB CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 28 8 Theo Tuần báo quốc tế, số 9, ngày 14/9/1998. 19
- được đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 cho đến nay. Lễ tân ngoại giao (hoặc lễ tân đối ngoại nếu hiểu theo nghĩa rộng) là một bộ môn thuộc nghiệp vụ đối ngoại, có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động có nhân tố nước ngoài. Có thể khẳng định rằng hễ có hoạt động ngoại giao, hoạt động đối ngoại là có lễ tân ngoại giao, lễ tân đối ngoại. 2.3.4.2. Vai trò Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân là một công cụ rất quan trọng, không thể thiếu nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại. Trong mọi hoạt động đối ngoại đều cần có lễ tân. Lễ tân ngoại giao có nhiệm vụ vận dụng một cách nhuần nhuyễn những nội dung kể trên vào từng trường hợp hoạt động đối ngoại cụ thể bằng những biện pháp lễ tân thích hợp với từng đối tượng. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của một nhà nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác và hữu nghị giữa các nước. Bất cứ nước nào, hoạt động ngoại giao cũng xuất phát từ đường lối đối ngoại, thể hiện và phục vụ cho chính sách đối ngoại đó. Mọi cuộc đón tiếp từ hình thức, nghi thức đón tiếp, số lượng và mức độ các nhân vật chính thức tham dự, quy mô các cuộc chiêu đãi... đều phản ánh mức độ quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia. Lễ tân là công cụ chính trị nhằm phục vụ cho hoạt động ngoại giao của một nước. Một mặt nó có nhiệm vụ cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để áp dụng vào nước mình. Thí dụ, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ các trưởng đoàn trong các hội nghị quốc tế. Mặt khác, nó còn bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, được cụ thể hoá vào các quy định trong lễ đón tiếp các vị đứng đầu nhà nước, chính phủ cũng như các đặc quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các đại diện của các nước; ngoài ra, nó còn giữ vai trò tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi trong quan hệ giữa các quốc gia; đề ra nguyên tắc cho các cuộc giao tiếp quốc tế, vận dụng các hình thức thích hợp trong các cuộc đàm phán, ký kết. Trong lễ tân ngoại giao, phải áp dụng nhiều biện pháp và hình thức để bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia được nói lên tiếng nói của chính mình. Bảo đảm các đặc quyền giành cho các nhà ngoại giao được hưởng như nhau, không phân biệt đó là người đại diện của nước lớn hay nước nhỏ; nước giàu, nước nghèo; đại diện của nước thắng trận hay người bại trận. Lễ tân ngoại giao biểu hiện sự trọng thị, lịch sự, văn minh của một quốc gia, dân tộc này đối với quốc gia, dân tộc khác. Nó yêu cầu tất cả các nước phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng phẩm giá, nhân cách và quyền độc lập giữa các quốc gia, dân tộc (ngay cả trong trường hợp thù địch với nhau). Các nhà ngoại giao đã thừa nhận rằng nghi thức lễ tân tưởng như những điều có vẻ rườm rà, phiền phức nhưng nó lại vô cùng quan trọng, nhiều khi đưa lại kết quả thật bất ngờ. Nếu coi thường hoặc sơ suất trong lễ tân dễ gây ra sự hiểu lầm thái độ của nước chủ nhà đối với khách (hoặc ngược lại), hậu quả sẽ khó sửa và không thể lường trước. Thông qua những nghi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 4: Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao
13 p | 251 | 52
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 1: Nghiệp vụ ngoại giao
29 p | 185 | 45
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 5: Ngôi thứ và xếp chỗ ngoại giao
23 p | 198 | 38
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 2: Các hình thức ngoại giao
11 p | 140 | 33
-
Bài giảng: Chiêu đãi ngoại giao
15 p | 262 | 29
-
Bài giảng Nghiệp vụ lễ tân - Bài 3: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
19 p | 161 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn