intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Lập luận trong văn nghị luận

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

199
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp học sinh nắm được cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận. Mời quý thầy cô cùng tham khảo Lập luận trong văn nghị luận: 11 bài giảng ngữ văn lớp 10 chọn lọc. Chúc thầy cô có tiết dạy thật lôi cuốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Lập luận trong văn nghị luận

  1. BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 10 LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
  2. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận: * Đọc đoạn văn (SGK Tr109) Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được”. (Nguyễn Trãi, Lại dụ Vương Thông)
  3. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN THẢO LUẬN CÁC CÂU HỎI (SGK Tr109) a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?
  4. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận * Đoạn văn( SGK Tr109) a. Mục đích của lập luận: luận: “Nay các ông không rõ thời thế… nói việc binh được” -> Thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược b. Để đạt được mục đích đó, tác giả sử dụng: dụng: - Lí lẽ 1: Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế. - Lí lẽ 2: Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. - Lí lẽ 3: Mất thời không thế…trở bàn tay mà thôi.
  5. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận a. Mục đích của lập luận: b. Để đạt được mục đích đó, tác giả sử dụng các lí lẽ. c. Khái niệm lập luận Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
  6. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. • ĐỌC VĂN BẢN”CHỮ TA” (SGKTr110)
  7. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm Văn bản: CHỮ TA a.Vấn đề nghị luận và quan điểm của tác giả + Bài văn bàn về vấn đề : Thực trạng sử dụng tiếng ngoài lấn lướt Tiếng Việt của người Việt -> Cần có thái độ tự trọng trong việc dùng tiếng mẹ đẻ (Chữ ta) + Quan điểm của tác giả: - Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài. - Thái độ tự trọng và đảm bảo quyền được thông tin của người đọc. - Phê phán người Việt dùng tiếng nước ngoài không thích hợp trong một số trường hợp.
  8. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm a. Vấn đề nghị luận và quan điểm của tác giả b. Luận điểm trong văn bản: Có 2 luận điểm: - Luận điểm 1: (Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.) - Luận điểm 2: (Tôi không biết chữ Triều Tiên nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo.)
  9. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ - Luận cứ: Là lí lẽ, bằng chứng mà người viết đưa ra để người nghe hiểu và tin vào luận điểm. a. Tìm các luận cứ cho các luận điểm * Văn bản phần I có 3 luận cứ: - Luận điểm: Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế - Luận cứ 1: Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. - Luận cứ 2: Mất thời không thế…trở bàn tay mà thôi. - Luận cứ 3: Nay các ông không rõ thời thế…cùng nói việc binh được.
  10. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ a. Tìm các luận cứ cho các luận điểm + Văn bản ở phần II có 6 luận cứ - Luận điểm 1 gồm 3 luận cứ: + Luận cứ 1: Chữ nước ngoài…chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. + Luận cứ 2: Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên. + Luận cứ 3: Trong khi đó…lạc sang một nước khác. - Luận điểm 2 gồm 3 luận cứ: + Luận cứ 1: Có một số tờ báo…in rất đẹp. + Luận cứ 2: Nhưng các tờ báo phát hành trong nước…những bài cần đọc + Luận cứ 3: Trong khi đó ở ta…mất mấy trang thông tin.
  11. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ a. Tìm các luận cứ cho các luận điểm b. Xác định các luận cứ lí lẽ và luận cứ bằng chứng thực tế. • Văn bản phần I có 3 luận cứ: -> là luận cứ lí lẽ. • Văn bản ở phần II có 6 luận cứ : -> là luận cứ bằng chứng thực tế.
  12. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ 3. Lựa chọn phương pháp lập luận - Phương pháp lập luận: Là cách thức sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. a. Xác định phương pháp lập luận 2 đoạn văn(ở phần I và phần II) Lập luận ở đoạn văn phần I: Phương pháp diễn dịch, quan hệ nhân - quả Lập luận ở đoạn văn phần II: Phương pháp quy nạp, so sánh đối lập.
  13. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ 3. Lựa chọn phương pháp lập luận b. Một số phương pháp lập luận thường dùng: + Phương pháp nêu phản đề: Từ một kết luận có sẵn dẫn đến một kết luận khác(sai hoặc đúng) Ví dụ: Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ ngôi vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên sợ sự cứng cỏi. (Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
  14. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ 3. Lựa chọn phương pháp lập luận b. Một số phương pháp lập luận thường dùng: + Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai hay nhiều đối tượng tìm ra được những thuộc tính giống nhau nào đó -> Từ đó suy ra chúng có những thuộc tính giống nhau khác. Ví dụ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ có quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưa cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” (Hồ Chí Minh)
  15. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm 2. Tìm luận cứ 3. Lựa chọn phương pháp lập luận b. Một số phương pháp lập luận thường dùng: • Phương pháp nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ qua nhằm bác bỏ ý kiến đối phương. Ví dụ: Một người nói chưa phải là dư luận, nhiều người nói cũng chưa phải là dư luận, vô cùng nhiều người nói vẫn chưa phải là dư luận. Kết luận: Dư luận chỉ là chuyện bịa đặt.
  16. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận III. TỔNG KẾT • Ghi nhớ: sgk/111 • Lập luận là đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc đến một kết luận nào đó mà ngừơi viết muốn đạt tới • Để xây dựng lập luận trong văn bản NL, cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí (phương pháp quy nạp, diễn dịch, nêu phản đề…)
  17. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận III. Tổng kết IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực trà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người …với người Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí (“Cáo bệnh bảo mọi người”, của Mãn Giác, …, sáng tác của Nguyễn Trãi (“Đại cáo bình Ngô”,…), … Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX như “Chinh Phụ ngâm”,”Cung oán ngâm khúc”, thơ Hồ Xuân Hương…Truyện Kiều của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu…
  18. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận II. Cách xây dựng lập luận III.Tổng kết IV. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng - Luận cứ: + Luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, khẳng định…người với người. + Luận cứ dẫn chứng thực tế: Liệt kê các tác phẩm văn học: Cáo bệnh… - Phương pháp lập luận: Diễn dịch
  19. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN IV. Luyện tập 2. Bài tập 2: Tìm luận cứ cho các luận điểm - Câu a: Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích + Đọc sách nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên , xã hội + Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình + Đọc sách chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo + Đọc sách giúp cho việc diễn đạt tốt hơn - Câu b: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề + Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa + Không khí bị ô nhiễm + Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây ăn uống, tắm rửa + Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt - Câu c: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. + VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ + VHDG là những tác phẩm truyền miệng
  20. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CỦNG CỐ • Cần nắm được khái niệm lập luận trong văn nghị luận. • Nắm được cách xây dựng lập luận trong văn nghị luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2