Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Nhà thơ Rabindranath Tagore
lượt xem 2
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Nhà thơ Rabindranath Tagore, cuộc đời và sự nghiệp, vòng phấn và bài thơ đầu tiên, vòng hoa danh dự và những giọt nước mắt,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Nhà thơ Rabindranath Tagore
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 12 THÀNH VIÊN: MAI THỊ MỸ PHƯƠNG - NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG - LÊ THỊ TRÚC HIỀN - TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG - VÕ THỊ KIM TUY - NGUYỄN NGỌC HUỲNH THI
- MÔN HỌC: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI GIẢNG VIÊN: LẠI THỊ HỒNG VÂN NHÀ THƠ: Rabindranath Tagore
- I.Tiểu sử Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực.
- Cha ông là Devendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.
- Vòng phấn và bài thơ đầu tiên Thuở bé Ra-bin-đra-nat . Ta-go chịu sự giáo dục của gia đình khá nghiêm ngặt. Ông ít được rong chơi một mình ở ngoài đường, thường bị nhốt trong một góc nhà. Tuy thế, thỉnh thoảng ông cũng lén trốn ra ngoài, mỗi lần như vậy những người quản gia của gia đình ông đều bắt được. Để ông khỏi trốn và đi lung tung, họ vẽ một vòng phấn bắt ông đứng ở giữa, ra điều kiện nếu ra khỏi vòng đó sẽ bị đánh đòn.
- Trước cửa sổ văn phòng Ta-go bị nhốt có một cây đa đã lâu đời, ngắm nhìn cây đa đó, Ta- go đã nói với cây đa bằng những câu thơ đầu tiên sau đây: Hỡi cây đa già trăm năm Như nhà tu khổ hạnh đứng bất động Buông những cánh tay dài rễ cành xuống đất Đang đọc kinh Vê-da sám hối với thánh thần Có thấy tôi không? Một chú bé giam chân Đang muốn vời quanh dưới bóng mát của người, Muốn đùa vui với những tia nắng mặt trời.
- Vòng hoa danh dự và những giọt nước mắt Lên 8 tuổi, Ra-bin-đra-nat Ta-go đã làm khá nhiều thơ, năm 13 tuổi tập “Bông hoa rừng” ra đời. Nhân dịp nhà sử học Đớt (Dult), bạn thân của Ba-kim Chân-đơ làm lễ cưới. Ba-kim đến dự, Ta-go cũng được đi theo. Trong buổi lễ, vì quý mến và trọng tài năng thơ ca của Ba-kim Chân-đơ, Đớt (Duly) đã dành một vòng hoa nhài đẹp quàng vào cổ bạn. Sau khi tỏ lời cảm ơn Đớt xong, Ba-kim Chân-đơ lấy vòng hoa ở cổ ra quàng cho cậu bé Ta-go và nói với mọi người rằng: “Tôi xin nhường vòng hoa này cho một tài năng thơ ca đầy triển vọng, đáng khâm phục đó là thi sĩ trẻ tuổi này”.Hôm đó những giọt nước mắt hạnh phúc đầu đời đã
- Bản thảo bị đánh rơi trở thành kiệt tác Ngày 19 tháng 3 năm 1912, Ra-bin-đra-nát Ta-go, nhà thơ lớn ấn Độ bị bệnh phải nằm điều dưỡng bên bờ sông Pa-đma ở quê hương Ben-ga-li của ông. Để giải trí và đồng thời cũng thử năng lực hiểu biết tiếng Anh tự học của mình đến đâu, Ta-go chọn lọc những bài thơ của ông sáng tác bằng tiếng Be-ga-li từ trước đem dịch ra tiếng Anh Rồi ông đi sang Anh, không may, ông đã đánh rơi tập thơ đó tại một ga tàu điện ngầm ở Luân Đôn. Trong khi tìm, tập thơ này hết được chuyển đến tay hoạ sĩ William Rotheinstein, rồi nhà thơ Yeats, rồi nhà văn Stuje Moore… Tập thơ được in thành sách, bán rất chạy và phổ biến toàn nước Anh. Sau đó, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã quyết định tặng giải thưởng Nobel về văn chương năm 1913 cho kiệt tác ‘Thơ dâng’ của Tagore.
- Các mối tình của Tagore Tuổi thơ còn vương vấn Từng bước đi tần ngần ‘Năm 24 tuổi, theo quyết định Từng giọt sương lưu luyến của cha, ông đã lấy vợ là một Từng cuối chiều bâng khuâng cô gái 10 tuổi cùng đẳng cấp Người dưng sao quá lạ lùng với ông. Mối tình ấy về sau Người dưng sao bắt tim rung càng nồng thắm để ông viết thế này những vần thơ tặng nàng: ‘Em ơi thi sĩ của em định tặng em một bản trường ca. Nhưng than ôi, anh đã vô tình để bản trường ca đó đụng phải mắt cá chân em và tai hại nó đã tan thành mảnh thơ rơi dưới chân em’. Khi người vợ thân yêu bé nhỏ qua đời, ông đã viết những vần thơ sầu muộn, nhớ thương…
- . Năm 1924, nhà thơ Tagore đã có một thời gian lưu lại ở Argentina và ở đó ông đã có mối quan hệ tình cảm sâu sắc với nữ văn sĩ Ocampo. Nữ văn sĩ Ocampo tôn sùng nhà thơ Tagore sau khi bà đọc thi phẩm nổi tiếng của ông là Lời dâng (Gitanjali) bằng bản dịch tiếng Pháp của Andre Gide vào năm 1914, một năm sau khi Tagore đoạt giải Nobel Văn học.
- Năm 1930, Ocampo tổ chức triển lãm tranh đầu tiên của Tagore ở Paris. Đây là lần thứ 2 họ gặp nhau và cũng là lần cuối cùng. Tuy nhiên, 2 người thường xuyên thư từ cho đến khi Tagore qua đời vào năm 1941. Trong các bức thư viết cho Ocampo, nhà thơ thường gọi bà là Bijoya.
- “Cuộc tình thuần khiết” của Tagore lên màn bạc Thinking Of Him, dự án điện ảnh mới của đạo diễn Argentina Pablo Cesar mô tả mối quan hệ “thân thiết nhưng thuần khiết” của thi hào Ấn Độ từng đoạt giải Nobel Văn học - Rabindranath Tagore (1861-1941) - với nữ văn sĩ, nhà hoạt động văn hóa Argentina Victoria Ocampo. Bộ phim Thinking Of Him sẽ được quay ở Santiniketan, Bolpur, Buenos Aires và Paris.Và ra mắt vào 2012.
- Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951.
- Sáng ngày 9/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về cuộc đời và di sản vĩ đại của nhà thơ Rabindranath Tagore nhằm kỷ niệm 150 năm ngày sinh và 70 năm ngày mất của nhà thơ vĩ đại này.
- II.Sự nghiệp Ở Ấn Độ, ông được gọi là “Thánh sư” với số lượng tác phẩm đồ sộ về thi ca, văn xuôi, triết học, âm nhạc. Bên cạnh đó, Tagore còn viết một số tác phẩm để phục vụ cho sự nghiệp giải phóng Ấn Độ. Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ), nhưng ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ... Ông cũng là nhà thơ duy nhất trên thế giới sáng tác quốc ca cho 2 đất nước là Ấn Độ và Bangladesh.
- Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là môtíp bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông. Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản . đối cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh (Amritsar) năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội
- Thơ dâng Tác phẩm đạt giải Noben năm 1913 Sau khi tập “thơ dâng” (gitanjali) đat giải nobel (1913), tên tuổi Tagore bắt đầu lừng danh và ông trở thành nhà thơ nổi tiếng của thế giới. Đây là một tập thơ viết về tôn giáo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 32 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Luật thơ - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 10 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 17 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 9 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
23 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn