Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ôn tập bài thơ Việt Bắc - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 6
download
Thông qua tình cảm nhớ thương, gắn bó giữa cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc, bài thơ ca ngợi nghĩa tình sâu nặng, thủy chung của dân tộc. Mời các bạn cùng tham bài giảng Ngữ văn 12 "Ôn tập bài thơ Việt Bắc" để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ôn tập bài thơ Việt Bắc - Trường THPT Bình Chánh
- TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH Tổ: Ngữ văn Ôn tập bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu 1
- VIỆT BẮC --- Tố Hữu--- 2
- A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ: TỐ HỮU - Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) - Sinh trong gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, cha mẹ thuộc nhiều ca dao – dân ca - Quê: Thừa Thiên Huế, thơ mộng trữ tình, giàu văn hóa - quê hương, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc TỐ HỮU (1920 – 2002) tới tâm hồn thơ Tố Hữu - Con đường cách mạng gắn với con đường thơ - Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc, tính dân tộc đậm đà, thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 3
- B. TÁC PHẨM 1. Hoàn cảnh sáng tác - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne vơ về Đông Dương được ký kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng - Tháng 10 – 1954, những người kháng chiến, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở lại Thủ đô Hà Nội Tố Hữu viết bài Việt Bắc, in trong tập thơ Việt Bắc 4
- 2. Chủ đề Thông qua tình cảm nhớ thương, gắn bó giữa cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc, bài thơ ca ngợi nghĩa tình sâu nặng, thủy chung của dân tộc 3. Kết cấu - Tác phẩm Việt Bắc gồm 150 câu thơ + 90 câu đầu tái hiện những kỷ niệm cách mạng và kháng chiến + 60 câu cuối thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ - Đoạn trích trong sách thuộc phần đầu của tác phẩm 5
- MỘT SỐ GỢI Ý PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1. Khung cảnh chia li và tâm trạng của kẻ ở người đi a. 4 câu thơ đầu: lời ướm hỏi của người ở lại - Cách xưng hô mình – ta + Gợi nghĩa tình thân thiết, gần gũi, gắn bó + Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca. tạo không khí trữ tình cảm xúc. - “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954) - Câu hỏi tu từ: Kỉ niệm thời gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt. - Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết. - Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồn gợi mối qua hệ khăng khít, thủy chung, ân tình giữa kháng chiến và Việt Bắc. Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình. 6
- 1. Khung cảnh chia li và tâm trạng của kẻ ở người đi b. 4 câu tiếp: lời đáp của người ra đi – Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn thể hiện sự day dứt, lưu luyến, bối rối trong tâm trạng và hành động của người ra đi. – Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm” gợi hình ảnh bình dị, thân thương của những người dân Việt Bắc. – Hành động: cầm tay thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa chiến sĩ cách mạng và đồng bào Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng). - “Biết nói gì”: thể hiện giữa kẻ đi và người ở có quá nhiều tâm tư không thể nói hết thành lời, họ nghẹn ngào không nói được Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. 7
- 1. Khung cảnh chia li và tâm trạng của kẻ ở người đi Những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến (12 câu tiếp) – Hình ảnh: suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm muối là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân Pháp. – “Trám bùi….để già” là những sản vật quen thuộc, gần gũi “cây nhà lá vườn” của VB diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng, đồng cam cộng khổ, keo sơn gắn bó của CSCM và ĐBVB – “Hắt hiu…lòng son” phép đối gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo vật chất nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng. – 6 câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại là câu hỏi đau đáu, khơi gợi, nhắc nhở mọi người hãy luôn nhớ về VB. 8
- 1. Khung cảnh chia li và tâm trạng của kẻ ở người đi Những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến (12 câu tiếp) – Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào gắn liền với VB, là hình ảnh tiêu biểu của thủ đô kháng chiến. – Phép điệp: mình đi…, mình về…, nhớ… là lời nhắn gọi tha thiết, nhắc nhớ những kỉ niệm về một thời ở VB. – “Mình đi, mình có nhớ mình” ý thơ đặc sắc, đa nghĩa, thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong đại từ “mình”. “Mình” là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến. Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình, thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi 9
- 2. Tấm lòng thủy chung son sắt của người đi (chiến sĩ CM) a. Khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt (4 câu “Ta với… bấy nhiêu…”) – Đại từ mình – ta: được sử dụng linh hoạt tạo sự hòa quyện, gắn bó máu thịt, gần gũi giữa CSCM với ĐBVB – Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt. – Từ láy: mặn mà, đinh ninh khẳng định nghĩa tình đậm đà, bền chặt, trước sau như một của CSCM đối với ĐBVB – So sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa CSCM và ĐBVB - Nhà thơ so sánh tình cảm dạt dào như suối nguồn, bất tận (ca dao) Tình cảm của CSCM rất sâu nặng với ĐBVB 10
- 3. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở VB a. Nỗi nhớ về cuộc sống ở VB (18 câu tiếp “Nhớ gì… suối xa…” – Biện pháp so sánh: “nhớ… người yêu” so sánh nỗi nhớ VB với nỗi nhớ người yêu, sắc thái cao nhất của nỗi nhớ. nỗi nhớ luôn cháy bỏng, da diết, cồn cào, thường trực trong tâm hồn (liên hệ ca dao: Khăn thương nhớ ai…, bài học Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ) – Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi/ nắng chiều lưng nương” là nỗi nhớ từ đêm sang ngày, bao trùm cả không gian lẫn thời gian. “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” là hình ảnh cảm động cho thấy sự san sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay giữa người dân VB và những người cách mạng. 11
- 3. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở VB a. Nỗi nhớ về cuộc sống ở VB (18 câu tiếp “Nhớ gì… suối xa…” Phép điệp: nhớ, nhớ từng…, nhớ sao… nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc. – Hình ảnh: người thương đi về, người mẹ nắng cháy lưng,… những hình ảnh thân thương, cảm động về con người VB (liên hệ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Tiếng hát con tàu, Bên kia sông Đuống,…) – Những kỉ niệm: đắng cay ngọt bùi, bát cơm sẻ nửa, những giờ liên hoan,… những kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó như trong một gia đình. => Con người và cuộc sống VB: nghèo, khổ cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt. => Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người ở VB luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi với tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến. 12
- 3. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở VB b. Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bộ tranh tứ bình (10 câu “Ta về… thuỷ chung” 2 câu đầu: nhà thơ đã bày tỏ nỗi nhớ da diết của người trở về xuôi với cảnh và người Việt Bắc - Lời thơ tiếp tục mang âm hưởng ca dao dân ca, kết cấu lục bát kết hợp với lối hát giao duyên đối đáp - Cách xưng hô thân mật “ta – mình” trong câu hỏi khiến câu thơ đầm ấm, ngọt ngào giống như một lời tâm tình hơn là câu hỏi. => thể hiện tình cảm nhớ thương sâu sắc của người CSCM với thiên nhiên tươi đẹp và với con người chân chất nghĩa tình VB - Tác giả khẳng định khi trở về dưới xuôi sẽ mãi nhớ “hoa cùng người”, hoa cùng người là thiên nhiên và con ngươi VB 13
- 3. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở VB b. Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bộ tranh tứ bình (10 câu “Ta về… thuỷ chung” 8 câu sau: bức tranh tứ bình của VB + Mùa đông: Hình ảnh: hoa chuối đỏ tươi + người lao động trên đèo cao bình dị, khoẻ khoắn Màu sắc: xanh + đỏ + “nắng ánh” => màu sắc ấm áp. + Mùa xuân: Hình ảnh: mơ nở trắng rừng + người đan nón hiện ra đẹp, nên thơ. Màu sắc: trắng + trắng => tinh khiết, thanh nhã. Âm thanh: hiệp vần “ơ” (mơ – nở), “ưng” (rừng – từng) cảm nhận tinh tế, âm thanh của rừng mơ đồng loạt nở hoa. 14
- 3. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở VB b. Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bộ tranh tứ bình (10 câu “Ta về… thuỷ chung” + Mùa hạ: Hình ảnh: rừng phách đổ vàng + em gái hái măng Màu sắc: vàng Âm thanh: tiếng ve => Vẻ đẹp đặc trưng rộn rã, rực rỡ, đặc trưng của mùa hè. + Mùa thu: Hình ảnh: ánh trăng Âm thanh: tiếng hát ân tình thuỷ chung => Vẻ đẹp thanh bình, hiền hoà. 15
- b. Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bộ tranh tứ bình (10 câu “Ta về… thuỷ chung” Nghệ thuật: – Phép điệp: ta về, ta nhớ, nhớ,… – Đại từ xưng hô: mình – ta… – Nhịp điệu đều đặn, cân xứng, nhịp nhàng… – Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, lời thơ giàu nhạc điệu,… Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang vẻ đẹp riêng trong vẻ đẹp chung: đó là sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người cùng tô điểm cho nhau thêm đẹp, làm cho bức tranh thêm sinh động. Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình. Mỗi một mùa thiên nhiên VB mang một vẻ đẹp riêng, cùng với đó con người VB cũng hiện lên cần cù chịu thương chịu khó. => Đó là nỗi nhớ sâu sắc của người cán bộ cách mạng về VB 16
- 4. Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở VB 10 câu thơ “Nhớ khi… Nhị Hà…”: Thiên nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc Điệp từ “nhớ” thể hiện những kỉ niệm trong những ngày ĐBVB kề vai sát cánh cùng với CSCM trong chiến đấu. – Biện pháp nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”,… biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người VB đối với CM, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Rừng mang tính chất của con người VN quả cảm và biết phân biệt địch – ta,… Tác giải nhìn thiên nhiên xuất phát từ lòng yêu nước gắn với yêu CM. – Câu hỏi tu từ: hỏi để khẳng định nỗi nhớ thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với VB. – Từ chỉ địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng,… thân thuộc, gắn liền với VB. 17
- 4. Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở VB 12 câu tiếp “Những đường… núi Hồng”: Khung cảnh hùng tráng của VB trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng – 8 câu đầu: khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở VB: + Các ĐT mạnh: rầm rập, rung => tạo thành những chuyển rung dữ dội, thể hiện sức mạnh vô địch của cuộc kháng chiến + Các từ láy: điệp điệp, trùng trùng => khí thế mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản nổi. + Biện pháp cường điệu: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay là sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên những điều tưởng chừng không thể. + Nhịp điệu: dồn dập, mạnh mẽ như những bước hành quân của quân dân VB, thể hiện khí thế ra trận của cả một dân tộc trong trận chiến quyết định với kẻ thù. 18
- 4. Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở VB 12 câu tiếp “Những đường… núi Hồng”: Khung cảnh hùng tráng của VB trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng – 4 câu sau: khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác + Phép điệp: “vui”, “vui + lên/ về…” + Liệt kê: các địa danh (…) + Giọng điệu thơ: hồ hởi, vui tươi niềm vui to lớn, rộng khắp của cuộc kháng chiến. VB anh hùng trong kháng chiến, trở thành điểm đến của tất cả các cánh quân, của ý chí Việt Nam để tạo nên một cuộc đụng đầu lịch sử, làm nên chiến thắng ĐBP chấn động địa cầu. 19
- 4. Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở VB 16 câu cuối: Niềm tin chiến thắng, tương lai tươi sáng của Đảng, của đất nước – Câu hỏi tu từ: khơi gợi tình cảm thiêng liêng về VB – Các hình ảnh: ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ, cụ Hồ sáng soi, Trung ương, Chính phủ, mái đình, cây đa,… là những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả. Đó là những hình ảnh biểu tượng của cách mạng, là tương lai tươi sáng của dân tộc. – Phép điệp: Ở đâu… Nhìn lên…, Ở đâu… Trông về… nhấn mạnh: VB là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn của sự sống. – Biện pháp đối lập: u ám >< sáng soi đề cao vai trò của lãnh tụ HCM. Bác chính là chỗ dựa tinh thần tươi sáng nhất cho cách mạng và nhân dân Việt Nam. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 2 - Tác phẩm) - Trường THPT Bình Chánh
96 p | 20 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phát biểu theo chủ đề - Trường THPT Bình Chánh
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Người lái đò sông Đà - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 14 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
30 p | 34 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Đất nước (Trích Mặt trường ca khát vọng) - Trường THPT Bình Chánh
76 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Trường THPT Bình Chánh
49 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập (Phần 1 - Tác giả) - Trường THPT Bình Chánh
29 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Trường THPT Bình Chánh
8 p | 14 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Thực hành Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
15 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Tây Tiến - GV. Hoàng Nhung
11 p | 15 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 12 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 7 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 16 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
19 p | 11 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn