intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguồn nhân lực: Chương 5 - Tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:78

140
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguồn nhân lực: Chương 5 - Tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về tiền lương, tiền công (khái niệm, vai trò và các nguyên tắc tổ chức tiền lương (tiền công) trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, các chế độ tiền lương trong nền kinh tế quốc dân nước ta); bảo hiểm xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguồn nhân lực: Chương 5 - Tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân

  1. CHƯƠNG V TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
  2. A. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA
  3. B. BẢO HIỂM XÃ HỘI • CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) • NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
  4. I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN 1. Tiền lương, tiền công 2. Chức năng của tiền lương trong phát triển kinh tế – xã hội 3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
  5. 1. Tiền lương, tiền công 1.1. Một số khái niệm Trong nền kinh tế tập trung bao cấp: tiền lương được quan niệm là một phần của thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động.
  6. 1. Tiền lương, tiền công Theo ILO: • Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo 1 số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. • Tiền công là khỏan tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động, được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế.
  7. 1. Tiền lương, tiền công • Tiền công theo nghĩa rộng là mọi khoản bù đắp mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Nó bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác.
  8. 1. Tiền lương, tiền công • Khái niệm tiền lương thống nhất hiện nay: là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hay bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. • Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc ( thường là theo giờ) trong những hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động.
  9. 1. Tiền lương, tiền công • Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp. • Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đóng các khoản thuế, các khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. → chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của người lao động trong các thời điểm
  10. • Tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa. • Đây là mối quan hệ rất phức tạp do sự phụ thuộc vào giá cả, vào tiền lương và nhiều yếu tố khác. • Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục tiêu trực tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng chính là đối tượng quan tâm của Nhà nước trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.
  11. Tiền lương tối thiểu • Theo điều 56 Bộ Luật Lao động: “ mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác”.
  12. Vai trò của tiền lương tối thiểu: • Là lưới an toàn chung cho những người làm công ăn lương trong toàn xã hội trong trường hợp có sức ép mức cung quá lớn của thị trường sức lao động. • Giảm bớt sự đói nghèo • Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thỏa đáng, trong đó có tiền lương. • Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vì tiền lương tối thiểu là công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết thu nhập giữa giới chủ và người lao động.
  13. Cơ cấu của tiền lương tối thiểu • Phần để tái sản xuất sức lao động cá nhân, gồm những hao phí cho: hoạt động lao động, đào tạo tay nghề, hệ thống các chỉ tiêu về mặt sinhh học, xã hội học như: ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp xã hội, học tập, hưởng thụ văn hóa. • Phần tái sản xuất sức lao động mở rộng • Phần dành cho bảo hiểm xã hội
  14. 1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công • Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương bị chi phối bởi quy luật giá trị và quy luật cung cầu lao động. • Mặt khác, theo Mac, giá trị sức lao động bao gồm: “giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con người trứớc và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị những chi phí cần thiết cho việc học hành” →Như vậy, tiền lương biến động xoay quanh giá trị sức lao động, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt.
  15. 1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công Về mặt kinh tế: tiền lương là kết quả của thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Về mặt xã hội: tiền lương là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.
  16. 2. Chức năng của tiền lương trong phát triển kinh tế – xã hội. 2.1. Là thước đo giá trị sức lao động • Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, • Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra và qua mối quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao động đó trên thị trường lao động
  17. 2. Chức năng của tiền lương trong phát triển kinh tế – xã hội. 2.1. Là thước đo giá trị sức lao động • Tiền lương có chức năng thước đo giá trị sức lao động, được dùng làm căn cứ xác định mức tiền trả công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động.
  18. 2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động • Theo Mac, tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động, đó là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động, theo điều kiện kinh tế – xã hội và trình độ văn minh nhất định. • Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo bù đắp lại sức lao động hao phí. • Giá trị sức lao động bao hàm yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần. Tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động phải gồm cả tư liệu sinh hoạt cho người lao động và con cái họ. • Muốn tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, cần khôi phục và tăng cường sức lao động cá nhân để bù lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất.
  19. 2.3. Chức năng kích thích • Kích thích là hình thức tác động tạo ra động lực trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, • Sử dụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ của người lao động • Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao nslđ, chất lượng và hiệu quả lao động, góp phần điều phối và ổn định lao động xã hội. • Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn, làm các công việc phức tạp hơn, trong các điều kiện khó khăn hơn thì phải được trả lương cao hơn. • Cần thiết phát huy vai trò tiền thưởng và các khoản phụ cấp
  20. 3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 3.1 Khái niệm • Khái niệm: tổ chức tiền lương ( tổ chức trả công lao động) là hệ thống các biện pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào kết quả lao động. Nội dung của tổ chức tiền lương: • Vĩ mô: tổ chức tiền lương bao gồm việc thiết lập quan hệ tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương. • Vi mô: là hệ thống các biện pháp có liên quan trực tiếp đến việc hình thành và tạo nguồn để trả lương, phân phối quỹ tiền lương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2