intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Các tài khoản kế toán

Chia sẻ: Hoa Anh đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Tài khoản kế toán, cung cấp cho người học những kiến thức như: tài khoản kế toán; nguyên tắc ghi vào tài khoản; hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Các tài khoản kế toán

  1. BÀI 3:TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NỘI DUNG 1:TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NỘI DUNG 2: NGUYÊN TẮC GHI VÀO TÀI KHOẢN NỘ I DUNG 3: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VIỆT NAM
  2. NỘI DUNG 1:TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Mục tiêu: • Giải thích được khái niệm và ý nghĩa của tài khoản. • Trình bày được các đặc điểm của tài khoản. • Diễn giải được nội dung, kết cấu và hình thức trình bày tài khoản.
  3. KHÁI NIỆM: Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo từng đối tượng kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của DN).
  4. Ý NGHĨA: Theo dõi tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời điểm vừa phải theo dõi tình hình biến động cụ thể (nhập, xuất, tăng, giảm…) của từng đối tượng kế toán trong một thời kỳ.
  5. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI KHOẢN: Tài khoản có 3 đặc điểm cơ bản như sau : • Về hình thức: tài khoản là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép về số hiện có cũng như sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể trên cơ sở phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tiêu thức nhất định.
  6. • Về chức năng: giám sát và đôn đốc một cách thường xuyên và kịp thời tình hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài sản, nguồn vốn. • Về nội dung: phản ánh một cách thường xuyên và liên tục sự biến động của từng đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động của đơn vị.
  7. NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TÀI KHOẢN Nội dung Tài khoản mở cho từng đối tượng kế toán riêng biệt để theo dõi tình hình và sự vận động của chúng. Mỗi tài khoản có: Tên gọi; Số hiệu; Công dụng riêng. • Tại Việt Nam tài khoản do Bộ Tài chính quy định. Ví dụ: -Tài khoản 111 “Tiền mặt”: Ký hiệu 111, tên Tiền mặt -Công dụng : Theo dõi tình hình biến động của đối tượng kế toán là tiền mặt.
  8. KẾT CẤU • Bất kỳ đối tượng kế toán nào (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) cũng luôn vận động theo 2 mặt đối lập nhau: tiền – thu, chi; nguồn vốn – tăng, giảm; nợ - vay, trả… nên kết cấu của bất kỳ tài khoản cũng gồm hai phần với ý nghĩa trái chiều nhau. Hai phần này là: - Phần bên Nợ - Và phần bên Có. • Cách gọi nợ, có này chỉ mang tính ước lệ
  9. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY • Tài khoản thường được trình bày đơn giản dưới dạng chữ T Số hiệu Nợ Tên tài khoản Có
  10. NỘI DUNG 2: NGUYÊN TẮC GHI VÀO TÀI KHOẢN Mục tiêu: • Phân biệt được các loại tài khoản. • Phát biểu được hai nguyên tắc ghi vào tài khoản. • Áp dụng được nguyên tắc ghi phù hợp với mỗi tài khoản.
  11. TÀI KHOẢN ĐƯỢC PHÂN THÀNH 4 LOẠI CHÍNH: • Tài khoản loại tài sản: phản ánh các đối tượng kế toán thuộc bên tài sản của Bảng cân đối kế toán (loại 1,2). Ví dụ: tài khoản tiền mặt (111), tài khoản tài sản cố định (211) • Tài khoản loại nguồn vốn: phản ánh các đối tượng thuộc bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán (loại 3,4). Ví dụ : tài khoản Phải trả cho người bán (331), tài khoản Vay và nợ thuê tài chính 341)
  12. TÀI KHOẢN ĐƯỢC PHÂN THÀNH 4 LOẠI CHÍNH (TT) • Tài khoản loại doanh thu và thu nhập: phản ánh các đối tượng thuộc doanh thu và thu nhập thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh (loại 5,7). Vd : tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511). • Tài khoản loại chi phí: phản ánh các đối tượng thuộc chi phí thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh (loại 6,8). Vd : tài khoản Giá vốn hàng bán (632).
  13. NHÓM LOẠ VÍ DỤ I Tài khoản loại Tài sản 1, 2 111, 112, 211 Tài khoản loại Nguồn 3, 4 331, 341, 411, 421 vốn Tài khoản loại doanh thu 5, 7 511, 515, 711 và thu nhập Tài khoản loại chi phí 6, 8 621, 632, 811
  14. CÁC NGUYÊN TẮC GHI VÀO TÀI KHOẢN Nguyên tắc 1: Đối với Tài khoản loại tài sản, các tài khoản loại chi phí, số phát sinh tăng được ghi vào bên nợ và số phát sinh giảm được ghi vào bên có. Nợ Có Tài khoản
  15. VÍ DỤ: -Ngày 10/01/2017 thu tiền mặt từ bán hàng 15 triệu đồng. -Ngày 15/01/2017 chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên 10 triệu đồng. 111 Nợ Tiền mặt Có 10/01 15.000.000 10.000.000 15/01
  16. Nguyên tắc 2: Đối với các tài khoản loại nguồn vốn, các tài khoản loại doanh thu và thu nhập thì số phát sinh tăng được ghi vào bên có và số phát sinh giảm được ghi vào bên nợ. Nợ Có Tài khoản
  17. VÍ DỤ: - Ngày 16/01/2017 mua hàng hoá còn nợ người bán 6.000.000đ - Ngày 20/01/2017 chi tiền mặt trả nợ người bán 3.000.000đ TK331 Nợ Phải trả nhà cung cấp Có 20/01 3.000.000 6.000.000 16/01
  18. 3.2.3 SỐ DƯ TÀI KHOẢN Mục tiêu • Giải thích được khái niệm số dư tài khoản. • Trình bày được ý nghĩa của các loại số dư. • Tính toán được số dư tài khoản. • Lập được các sơ đồ tương ứng với bốn loại tài khoản.
  19. SỐ DƯ TÀI KHOẢN. Khái niệm: • Số dư của một tài khoản là khoản chênh lệch giữa tổng số tiền bên nợ và tổng số tiền bên có của một tài khoản.
  20. Các loại số dư Số dư nợ và dư có • Nếu tổng số PS bên nợ > tổng số PS bên có, =>CL này được gọi là số dư nợ của tài khoản. • Số dư nợ thường có ở các tài khoản thuộc loại tài sản. • Ý nghĩa của số dư nợ là giá trị tài sản hiện còn tại doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2