17-Sep-11<br />
<br />
CHƯƠNG 4: CHỨNG TỪ<br />
KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ<br />
<br />
6.1.2 Ý nghĩa, tác dụng và tính chất pháp lý của chứng từ:<br />
- Ý nghĩa của chứng từ:<br />
Chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức công tác<br />
kế toán, kiểm soát nội bộ, chứng nhận tính chất pháp lý của<br />
nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán.<br />
- Tác dụng của chứng từ:<br />
Lập chứng từ kế toán:<br />
• Là khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị; không có chứng từ sẽ<br />
không thể thực hiện được công tác kế toán.<br />
• Nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và<br />
thực sự hoàn thành, đảm bảo tính chất hợp lệ, hợp pháp của<br />
nghiệp vụ.<br />
• Nhằm tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ kinh tế phát<br />
sinh.<br />
• Nhằm ghi nhận đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm đối với<br />
nghiệp vụ phát sinh trước pháp luật.<br />
<br />
4.1 Chứng từ kế toán:<br />
4.1.1 Khái niệm:<br />
• Theo Luật kế toán Việt Nam:<br />
Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin<br />
phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và<br />
đã hoàn thanh, làm căn cứ ghi sổ kế toán.<br />
Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi<br />
có các nội dung quy định theo luật kế toán và<br />
được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử được mã<br />
hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền<br />
qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như<br />
băng, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán,…<br />
<br />
4.1.2 Ý nghĩa, tác dụng và tính chất pháp lý của chứng<br />
từ: (tt)<br />
- Tính chất pháp lý của chứng từ kế toán:<br />
Chứng từ kế toán:<br />
• Là căn cứ pháp lý chứng minh cho số liệu kế toán<br />
• Là căn cứ để kiểm tra việc thi hành mệnh lệnh sản xuất<br />
kinh doanh, tính hợp pháp của nghiệp vụ, phát hiện các vi<br />
phạm pháp luật, hành vi tham ô, lãng phí<br />
• Là căn cứ để cơ quan tư pháp giải quyết các khiếu nại,<br />
khiếu tố<br />
• Là căn cứ để thực hiện và kiểm tra tình hình nộp thuế<br />
• Là căn cứ xác định các đơn vị và cá nhân phải chịu trách<br />
nhiệm về nghiệp vụ đã phát sinh<br />
<br />
1<br />
<br />
17-Sep-11<br />
<br />
4.1.3 Phân loại chứng từ: (tt)<br />
– Tính chất pháp lý gồm:<br />
• Chứng từ bắt buộc: là những chứng từ phản ánh các quan<br />
hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý<br />
chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại<br />
chứng từ này, Nhà nước tiêu chuẩn hóa về quy cách, biểu<br />
mẫu, chỉ tiêu phản ánh, mục đích và phương pháp lập. Các<br />
chứng từ này được áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực và<br />
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như hóa<br />
đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.<br />
• Chứng từ hướng dẫn: là những chứng từ kế toán sử dụng<br />
trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà nước hướng dẫn các chỉ<br />
tiêu đặc trưng để các ngành, các cơ sở kinh tế trên cơ sở<br />
đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể như phiếu thu,<br />
phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,…<br />
<br />
4.1.3 Phân loại chứng từ:<br />
– Theo công dụng gồm:<br />
• Chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi<br />
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là chứng từ có giá trị pháp lý<br />
quan trọng nhất như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán<br />
hàng,… Chứng từ gốc được chia thành hai loại:<br />
• Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ dùng để truyền đạt các<br />
lệnh sản xuất, kinh doanh hoặc công tác như lệnh chi, lệnh<br />
xuất kho,… Chứng từ mệnh lệnh không dùng làm căn cứ<br />
ghi sổ<br />
• Chứng từ chấp hành là chứng từ dùng để ghi nhận lệnh<br />
sản xuất kinh doanh đã được thực hiện như phiếu thu,<br />
phiếu chi,… Chứng từ chấp hành dùng làm căn cứ ghi sổ.<br />
• Chứng từ ghi sổ là chứng từ dùng để tập hợp số liệu của<br />
các chứng từ gốc cùng loại, cùng nghiệp vụ, trên cơ sở đó<br />
ghi chép vào sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ không có giá trị<br />
pháp lý như chứng từ gốc.<br />
<br />
4.1.4 Nội dung chứng từ kế toán:<br />
Luật kế toán quy định nội dung chứng từ kế toán như sau:<br />
– Tên và số hiệu chứng từ kế toán<br />
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán<br />
– Tên và địa chỉ của đơn vị và cá nhân lập chứng từ kế<br />
toán<br />
– Tên và địa chỉ của đơn vị và cá nhân nhận chứng từ kế<br />
toán<br />
– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh<br />
– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài<br />
chinh ghi bằng số, riêng tổng số tiền của chứng từ kế<br />
toán phải ghi bằng chữ<br />
– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những<br />
người có liên quan đến chứng từ kế toán<br />
<br />
2<br />
<br />
17-Sep-11<br />
<br />
4.1.5 Trình tự lập và xử lý chứng từ:<br />
Tổ chức chứng từ trong một đơn vị kế toán gồm lập chứng<br />
từ, chỉnh lý chứng từ, kiểm tra chứng từ và luân chuyển<br />
chứng từ theo cơ cấu tổ chức công tác kế toán của đơn vị,<br />
lưu trữ chứng từ: 12 tháng, sau đó đưa vào kho quản lý<br />
như các tài sản khác trong doanh nghiệp trong thời hạn 5<br />
năm, riêng loại chứng từ dùng để ghi sổ thì phải lưu trữ<br />
trong thời hạn 10 năm.<br />
<br />
4.1.5 Trình tự lập và xử lý chứng từ:<br />
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại doanh nghiệp<br />
đều phải lập chứng từ kế toán, khi lập phải tuân thủ những<br />
quy định sau:<br />
• Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại doanh nghiệp<br />
đều phải lập chứng từ kế toán và lập một lần cho mỗi<br />
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại doanh nghiệp<br />
• Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,<br />
chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường<br />
hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế<br />
toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán nhưng phải<br />
đảm bảo chứng từ có đầy đủ nội dung theo quy định.<br />
<br />
4.1.5 Trình tự lập và xử lý chứng từ: (tt)<br />
• Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế<br />
toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa;<br />
khi viết phải dùng bút mực, số và chữ phải viết liên tục,<br />
không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị<br />
tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ<br />
kế toán. Khi viết sai chứng từ cần hủy bỏ bằng cách gạch<br />
chéo vào chứng từ sai.<br />
• Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định.<br />
Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một<br />
nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải<br />
giống nhau. Chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập để giao<br />
dịch với các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp thì<br />
liên gửi bên ngoài phải có dâu của doanh nghiệp.<br />
• Người lập, người ký duyệt và những người ký tên trên<br />
chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của<br />
chứng từ kế toán<br />
• Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử<br />
phải được in ra giấy và lưu trữ theo đúng quy định.<br />
<br />
4.1.6 Kiểm tra, hoàn chỉnh và bảo quản chứng từ<br />
- Kiểm tra chứng từ yêu cầu các nội dung sau:<br />
• Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực đầy đủ các chỉ tiêu phản<br />
ánh trên chứng từ<br />
• Kiểm tra tính hợp pháp (chứng từ được lập theo mẫu quy<br />
định, ghi chép đúng nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế<br />
phát sinh và nghiệp vụ đó được pháp luật cho phép, có đầy<br />
đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm và có dấu của<br />
doanh nghiệp về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh) , hợp lệ<br />
(chứng từ được ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các<br />
tiêu thức và theo quy định phương pháp lập từng loại<br />
chứng từ) của chứng từ.<br />
• Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng<br />
từ kế toán<br />
• Kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nội bộ của<br />
người lập, người kiểm tra, người xét duyệt đới với từng<br />
loại nghiệp vụ kinh tế.<br />
<br />
3<br />
<br />
17-Sep-11<br />
<br />
- Hoàn chỉnh chứng từ:<br />
• Nếu chứng từ chưa có giá phải ghi giá vào ngay những<br />
chứng từ này.<br />
• Sắp xếp, phân loại chứng từ theo nghiệp vụ, theo tính chất<br />
của các khoản chi phí, theo từng địa điểm phát sinh phù<br />
hợp với yêu cầu ghi sổ kế toán.<br />
• Lập định khoản kế toán<br />
<br />
• Thời gian lưu trữ ít nhất 10 năm từ khi kết thúc kỳ kế toán<br />
năm gồm: chứng từ kế toán được sử dụng trực tiếp để ghi<br />
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng<br />
hợp chi tiết, các sổ kế tóan chi tiết, các sổ kế toán tổng<br />
hợp, các báo cáo tài chính tháng, quý, năm, biên bản thiêu<br />
hủy tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến<br />
việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có<br />
báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.<br />
• Thời gian lưu trữ vĩnh viễn: tài liệu kế toán có tính sử liệu,<br />
có ý nghĩa quan trọng về kinh t6é, an ninh quốc phòng.<br />
Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người<br />
đại diện theo pháp luật tại doanh nghiệp quyết định căn cứ<br />
vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin<br />
quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ<br />
phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trự dưới hính thức<br />
bảng gốc hoặc hình thức khác. Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn<br />
phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế<br />
toán bị hủy hoại thự nhiên hoặc được tiêu hủy theo quyết<br />
định của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp<br />
<br />
- Bảo quản chứng từ:<br />
• Chứng từ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại<br />
bảo quản và lưu trữ theo chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu<br />
kế toán của Nhà nước. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản<br />
chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế<br />
toán. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu, bị<br />
mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản<br />
photo tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu, bị mất hoặc bị<br />
hủy hoại. Thời gian lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định<br />
hiện nay:<br />
• Thời gian lưu trữ tối thiểu 5 năm từ khi kết thúc kỳ kế<br />
toán năm gồm: tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều<br />
hành thường xuyên của doanh nghiệp, không sử dụng trực<br />
tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu<br />
thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Tài liệu kế<br />
toán khác dùng cho quản lý, điều hành doanh nghiệp,<br />
không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo<br />
tài chính<br />
<br />
4.2 Kiểm kê<br />
4.2.1 Khái niệm:<br />
• Kiểm kê là kiểm tra thực tế thông qua việc cân đong, đo<br />
đếm, kiểm tra đối chiếu nhằm xác nhận số lượng và giá trị<br />
có thật của tài sản tại đơn vị<br />
• Kiểm kê là công tác thường xuyên của kế toán, của mỗi kỳ<br />
quyết toán<br />
• Kiểm kê là công tác bất thừơng của doanh nghiệp lúc giải<br />
thể, chia tách, sáp nhập, cổ phần hóa hay thay đổi chủ sở<br />
hữu<br />
• Như vậy, kiểm kê là việc kiểm tra các loại tài sản hiện có<br />
nhằm xác định chính thức số thực có của tài sản trên thực<br />
tế, phát hiện các khoản chênh lệch giữa số liệu thực tế và<br />
số liệu ghi trên tài khoản kế toán.<br />
<br />
4<br />
<br />
17-Sep-11<br />
<br />
4.2.2 Phân loại kiểm kê<br />
- Theo phạm vi kiểm kê gồm:<br />
• Kiểm kê từng phần là việc kiểm kê xảy ra cho từng loại<br />
hoặc một số loại tài sản ở doanh nghiệp<br />
• Kiểm kê toàn phần là việc kiểm kê xảy ra cho tất cả các<br />
loại tài sản trong doanh nghiệp<br />
• - Theo thời gian tiến hành kiểm kê gồm:<br />
• Kiểm kê định kỳ là việc kiểm kê có xác định thời gian<br />
trước để kiểm kê, tùy theo loại tài sản mà xác định thời<br />
gian khác nhau như tiền mặt phải kiểm kê hàng ngày,<br />
nguyên vật liệu phải kiểm kê hàng tháng,…<br />
• Kiểm kê bất thường là việc kiểm kê không xác định thời<br />
gian trước mà xảy ra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu<br />
sai phạm hoặc mất mác trong doanh nghiệp<br />
<br />
4.2.4 Thực hiện kiểm kê:<br />
Khi tiến hành kiểm kê tùy theo đối tượng mà có phương<br />
thức tiến hành phù hợp:<br />
• Đối với kiểm kê hiện vật, nhân viên chịu trách nhiệm<br />
kiểm kê cần cân, đong, đo, đếm tại chỗ, có sự chứng kiến<br />
của người chịu trách nhiệm quản lý hiện vật, tài sản đó.<br />
Cần chú ý đến chất lượng hiện vật, phát hiện những<br />
trường hợp tài sản, vật tư bị hư hỏng kém phẩm chất,…<br />
• Đối với kiểm kê tiền mặt, nhân viên chịu trách nhiệm<br />
kiểm kê tiến hành đếm trực tiếp toàn bộ số tiền mặt tồn<br />
tại quỹ (tiền VNĐ, ngoại tệ,…) và các chứng phiếu có giá<br />
trị như tiền (séc, ….)<br />
• Đối với kiểm kê tiền gửi ngân hàng và công nợ, nhân viên<br />
chịu trách nhiệm kiểm kê tiến hành đối chiếu số liệu của<br />
đơn vị mình với số liệu của các ngân hàng nơi đơn vị mở<br />
tài khoản với các đơn vị có quan hệ thanh toán.<br />
• Kết quả kiểm kê được phản ánh trên phiếu kiểm kê có<br />
chữ ký của nhân viên kiểm kê và nhân viên quản lý tài<br />
sản tại doanh nghiệp<br />
<br />
4.2.3 Tổ chức kiểm kê:<br />
• Lập hội đồng kiểm kê (Lãnh đạo đơn vị, Kế toán<br />
trưởng,…)<br />
• Xây dựng kế họach kiểm kê, quyết định trình tự các bước<br />
kiểm kê<br />
• Khóa sổ kế toán tại thời điểm kiểm kê<br />
• Cá nhân, tổ chức quản lý tài sản phải tiến hành kiểm kê sơ<br />
bộ<br />
• Tiến hành kiểm kê và chia thành từng tổ kiểm kê, lập biên<br />
bản kiểm kê<br />
• Đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế và so sánh với số liệu<br />
trên sổ sánh kế toán, xác định thừa, thiếu tìm ra nguyên<br />
nhân và đưa ra phương pháp xử lý với quyết định sau<br />
cùng của Giám đốc<br />
<br />
4.2.5 Xử lý kết quả kiểm kê<br />
Sau khi kiểm kê, các biên bản, báo cáo sẽ được gửi cho<br />
phòng kế toán để đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số<br />
liệu ghi trên sổ sách kế toán. Nếu có phát sinh chênh lệch<br />
kế toán phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán<br />
theo số liệu kiểm kê, sau đó báo cáo với lãnh đạo đơn vị.<br />
Khi có quyết định xử lý của lãnh đạo đơn vị về các trường<br />
hợp cụ thể kế toán căn cứ phản ánh vào sổ sách.<br />
<br />
5<br />
<br />