intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 5: Tổ chức dữ liệu và thông tin

Chia sẻ: Nhân Chi Sơ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 5 - Tổ chức dữ liệu và thông tin gồm có những nội dung cụ thể sau: quản lý dữ liệu, hệ thống dữ liệu; các thực thể dữ liệu, thuộc tính, khoá; mô hình hóa dữ liệu; mô hình cơ sở dữ liệu - mô hình quan hệ;.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 5: Tổ chức dữ liệu và thông tin

  1. Organizing  Data and Information 1
  2. Giới thiệu  • Nguyên nhân gây thất bại trong công việc kinh doanh hiện đại là có quá nhiều dữ liệu nhưng không đủ thông tin. • Máy tính hiện nay có ở mọi nơi, lưu trữ hàng gigabytes dữ liệu, nhưng ñoàng thôøi gây khó khăn hơn trong việc rút ra những điều quan trọng trong hàng đống con số, sự kiện, những thống kê. • Giống như các thành phần khác của hệ thống thông tin, nhiệm vụ của một cơ sở dữ liệu là giúp tổ chức đạt được mục đích của mình. Một cơ sở dữ liệu có thể đem lại thành công cho tổ chức bằng nhiều cách, bao gồm khả năng cung cấp cho nhà quản lý, người ra quyết định thông tin kịp thời, chính xác, thích hợp dựa trên các dữ liệu 2
  3. Giới thiệu • Một cơ sở dữ liệu có thể đem lại thành công cho tổ chức bằng nhiều cách, bao gồm khả năng cung cấp cho nhà quản lý, người ra quyết định thông tin kịp thời, chính xác, thích hợp dựa trên các dữ liệu. Cơ sở dữ liệu còn giúp các công ty có thông tin để hạ chi phí, tăng doanh thu, theo dõi các hoạt động kinh doanh, có cơ hội khai phá thị trường mới. Thật vậy, khác biệt giữa kẻ thắng, người thua trong thương trường cạnh tranh cao độ là khả năng thu thập dữ liệu, phân tích, và hành động nhanh chóng. • Vì dữ liệu có tính quyết định đến thành công của tổ chức, nhiều doanh nghiệp phát triển cơ sở dữ liệu để truy cập dữ liệu và sử dụng chúng một cách có hiệu 3 quả hơn.
  4. Giới thiệu • Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chúng ta đã tiếp cận nhiều cơ sở dữ liệu trực tiếp hay gián tiếp. Ta truy cập một cơ sở dữ liệu bằng phần mềm gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (database management system - DBMS), DBMS gồm một nhóm chương trình điều khiển cơ sở dữ liệu và cung cấp giao diện giữa cơ sở dữ liệu và người dùng và các chương trình ứng dụng khác. Một cơ sở dữ liệu, một DBMS, và các chương trình ứng dụng cơ sở dữ liệu tạo nên môi trường cơ sở dữ liệu. Hiểu rõ các khái niệm cơ bản của hệ thống cơ sở dữ liệu giúp tăng cường khả năng sử dụng sức mạnh hệ thống cơ sở dữ liệu được vi tính hóa để hỗ 4 trợ hệ thống thông tin và mục tiêu của tổ chức.
  5. I- Quản lý dữ liệu • Nếu thiếu dữ liệu và khả năng xử lý các dữ liệu nầy, một tổ chức không thể thực hiện thành công hầu hết các hoạt động kinh doanh. • Dữ liệu chỉ bao gồm những sự kiện thô như số nhân viên, doanh số bán hàng … Để dữ liệu chuyển thành thông tin hữu dụng, nó phải được tổ chức một cách có ý nghĩa. 5
  6. I- Quản lý dữ liệu - Hệ thống dữ liệu • Ký tự (character) đơn vị cơ bản để xây dựng thông tin, bao gồm chữ hoa, chữ thường, con số, hay các ký tự đặc biệt khác (như ! ; +; /…) . Các ký tự hợp lại thành trường. • Trường (field): đặc trưng bởi một cái tên, con số, hay các từ ngữ miêu tả một bộ phận của một đối tượng hay một hoạt động kinh doanh. • Mẩu tin (record): tập hợp các trường có liên hệ với nhau. Tổng hợp các trường miêu tả các bộ phận, ta được một đối tượng hay hoạt động kinh doanh hoàn chỉnh. VD, một mẩu tin về nhân công được tổng hợp từ các trường về một nhân công như họ, tên, địa chỉ, bộ phận, tiền lương … • Tập tin (file): là tập hợp các mẩu tin có liên hệ với nhau. VD tập tin về nhân viên là tập hợp của các mẩu tin về nhân viên trong công ty. Các phần mềm cơ sở dữ liệu thường biểu diễn tập tin bằng một bảng. • Cơ sở dữ liệu (database): tập hợp các tập tin có liên quan6 với nhau.
  7. I- Quản lý dữ liệu 7
  8. 2- Các thực thể dữ liệu, thuộc tính, khoá • Thực thể (entity) biểu hiện một lớp khái quát các đối tượng con người, nơi chốn hay sự vật mà các dữ liệu thu thập, lưu trữ và bảo trì. • Thuộc tính (attribute) biểu hiện một phần đặc trưng của thực thể. VD: mã nhân viên, tên, họ, bộ phận … là các thuộc tính của nhân viên. Giá trị cụ thể của một thuộc tính gọi là data item, chứa trong các trường của mẩu tin thể hiện một thực thể. • Khóa (key): là một trường hay một nhóm trường dùng để nhận biết mẩu tin. Khóa chính (primary key) là một hay một nhóm trường đặc biệt của mẩu tin, không mẩu tin nào khác có được, dùng để phân biệt các mẩu tin (VD mỗi nhân viên chỉ có duy nhất một mã số, không ai giống ai). • Khi xác định mẩu tin cụ thể có nhiều tiêu chuẩn phân biệt, ta có thể dùng kết hợp các khóa phụ (secondary key). VD khi tìm một SV nhưng không biết khóa chính (mã số SV), ta có thể tìm theo một khóa phụ như lớp, rồi từ đó, kiểm tra các khóa 8 khác như họ, tên, ngày sinh … để tìm chính xác SV.
  9. Các thực thể dữ liệu, thuộc tính, khoá 9
  10. Cách tiếp cận theo Truyền thống • Phương pháp quản lý dữ liệu truyền thống là cách tiếp cận các tập tin dữ liệu riêng biệt được thiết lập và lưu trữ cho từng chương trình ứng dụng. Ví dụ, các mẩu tin về khách hàng được giữ trong các tập tin khác nhau, mỗi tập tin dùng cho một hoạt động riêng như giao hàng, lập hóa đơn … • Khuyết điểm - Dư thừa dữ liệu (Không toàn vẹn dữ liệu) - Mỗi ứng dụng phụ thuộc một chương trình riêng, một dữ liệu riêng 10
  11. Cách tiếp cận theo Cơ sở dữ liệu • Phương pháp quản lý dữ liệu theo CSDL là cách tiếp cận khối dữ liệu có liên quan nhau, được chia xẻ sử dụng bởi nhiều chương trình ứng dụng. • Ưu điểm Nâng cao giá trị khối dữ liệu: dữ liệu chính xác, đầy đủ, cập nhật Giảm dữ liệu dư thừa: Cải thiện tính toàn vẹn dữ liệu: Dễ dàng chỉnh sửa và cập nhật: Vì không động chạm đến CT Dữ liệu và chương trình độc lập nhau: Truy cập dữ liệu và thông tin tốt hơn: Chuẩn hóa cách truy cập dữ liệu: Tạo ra một khuôn mẫu để phát triển chương trình. chương trình phải thông qua các DBMS để lấy dữ liệu nên chuẩn hóa phương thức truy cập cơ. Bảo vệ dữ liệu tốt hơn. Các đoạn mã bảo mật và mật khẩu đảm bảo rằng chỉ những người được phép mới được truy cập Chia sẻ tài nguyên dữ liệu và thông tin. Chi phí phần cứng, phần mềm, nhân sự có thể trải rộng ra cho các ứng dụng và người dùng. Đây là đặc điểm quan trọng của DBMS 11
  12. Cách tiếp cận theo Cơ sở dữ liệu Khuyết điểm • Chi phí mua và vận hành DBMS trên máy chủ cao. • Tăng chi phí chuyên gia. Để thi hành và phối hợp CSDL cần thêm chuyên gia và nhân sự. Tuy nhiên, một số tổ chức đã áp dụng phương pháp CSDL mà không thêm nhân sự. • Gia tăng nguy hiểm. Mặc dù CSDL có thể được bảo mật tốt hơn nhờ vào các mức độ bảo mật tập trung trong một hệ thống, nhưng dữ liệu dễ bị truy cập bởi tội phạm một khi các biện pháp bảo mật bị xâm hại. Thêm vào đó, vì một lý do nào đó mà DBMS bị lỗi, điều này sẽ làm ành hưởng đến nhiều chương trình ứng dụng. 12
  13. II/ MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH CSDL Khi xây dựng một CSDL một tổ chức cần xem xét cẩn thận những câu hỏi sau: • Nội dung: Những dữ liệu nào cần thu thập và giá bao nhiêu ? • Truy cập: Những dữ liệu nào phục vụ ai và khi nào ? • Cấu trúc luận lý: Dữ liệu được sắp xếp ra sao để có ý nghĩa đối với người dùng ? • Cấu tạo vật lý: Vị trí lưu trữ dữ liệu ở đâu? 13
  14. II/ MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU Chìa khóa quan trọng trong việc tổ chức dữ liệu của một CSDL bao gồm: • Những dữ liệu nào được tập hợp trong CSDL. • Ai sẽ sử dụng. • Mục đích sử dụng dữ liệu. 14
  15. II/ MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU Xây dựng một CSDL đòi hỏi hai loại thiết kế khác nhau: thiết kế luận lý & thiết kế vật lý. Thiết kế luận lý một CSDL tạo ra một mô hình trừu tượng, dữ liệu được tổ chức sắp xếp như thế nào để dễ dàng tìm thấy những thông tin cần thiết. Thiết kế luận lý của một CSDL bao gồm: - Nhận biết các mối quan hệ giữa những dữ liệu khác nhau và nhóm chúng theo thứ tự. - Bởi vì CSDL cung cấp cả đầu vào và đầu ra cho hệ thống thông tin trong suốt công ty, người dùng từ những khu vực chức năng khác nhau nên những người nầy cần hỗ trợ việc thiết kế luận lý để đảm bảo nhu cầu của họ được đáp ứng. 15
  16. II/ MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU Thiết kế vật lý Bắt đầu từ bản thiết kế luận lý và tinh chỉnh để nó hoạt động và tính toán chi phí (VD cải thiện thời gian trả lời, giảm không gian lưu trữ, giảm chi phí vận hành). Những người tinh chỉnh thiết kế vật lý phải có sự hiểu biết sâu rộng về hệ thống quản lý dữ liệu để thi hành CSDL. Một trong những công cụ nhà thiết kế CSDL dùng để chỉ ra mối quan hệ luận lý giữa các dữ liệu là mô hình dữ liệu. Đó là một biểu đồ các thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Việc mô hình hóa dữ liệu bao gồm việc nhận thức được một vấn đề cụ thể và phân tích dữ liệu cùng thông tin cần thiết để tìm ra giải pháp 16
  17. II/ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU Cấu trúc của những mối quan hệ trong hầu hết những CSDL thường là một trong ba mô hình sau: Cây phân cấp (Hierarchical Models) Mạng (Network Model) Quan hệ. (Relational Model) Hầu hết CSDL mới đều được xây dựng theo mô hình quan hệ. 17
  18. II/ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU – Mô hình cây phân cấp Trong mô hình cây phân cấp, dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc từ trên xuống. Mô hình cây phân cấp được áp dụng trong những trường hợp mối quan hệ luận lý giữa các dữ liệu có thể diễn tả theo cách tiếp cận một- nhiều. 18
  19. II/ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU – Mô hình mạng Mô hình mạng là mô hình cây phân cấp mở rộng. Mô hình mạng là kiểu quan hệ chủ-thành viên (owner- member), trong đó mỗi thành viên có thể có nhiều chủ. 19
  20. II/ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU – Mô hình quan hệ • Trong một CSDL được tổ chức theo mô hình quan hệ, dữ liệu được đặt trong các bảng hai chiều gọi là các mối quan hệ, tương đương các tập tin. Các bảng tổ chức dữ liệu theo hàng và cột, đơn giản hóa việc truy cập và thao tác trên dữ liệu. • Trong một bảng, mỗi hàng là một thực thể, mỗi cột là một thuộc tính. Mỗi thuộc tính đều có giá trị cụ thể, nằm trong một miền giá trị (domain). Khai báo rõ miền giá trị sẽ giúp dữ liệu được chính xác hơn. • Ưu : dễ điều khiển, linh động, trực quan. Được dùng rộng rãi cho các CSDL lớn, trên các máy PC hoặc máy lớn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2