Bài giảng Phân tích thiết kế và giải thuật - Chương 6: Cây đỏ đen
lượt xem 3
download
Bài giảng "Phân tích thiết kế và giải thuật - Chương 6: Cây đỏ đen" cung cấp cho người học các kiến thức: Giới thiệu, định nghĩa và tính chất cây đỏ đen, phép quay, cân bằng lại theo kiểu bottom-up, thêm nút mới, loại bỏ nút, tính hiệu quả của cây đỏ đen
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích thiết kế và giải thuật - Chương 6: Cây đỏ đen
- CÂY ĐỎ ĐEN 1 1
- Nội dung • Giới thiệu • Định nghĩa và tính chất cây đỏ đen • Phép quay, cân bằng lại theo kiểu bottom-up • Thêm nút mới, Loại bỏ nút • Tính hiệu quả của cây đỏ đen • Cài đặt 2
- Cây tìm kiếm nhị phân (binary search tree) • Cây tìm kiếm nhị phân (TKNP) là cây nhị phân mà khoá tại mỗi nút lớn hơn khoá của tất cả các nút thuộc cây con bên trái và nhỏ hơn khoá của tất cả các nút thuộc cây con bên phải. 20 10 35 5 17 22 42 15 37 3
- Giới thiệu • Cây tìm kiếm nhị phân thuận lợi lớn về mặt lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong phép toán tìm kiếm, thêm vào hay loại bỏ một phần tử. cây TKNP là một CTDL tốt. • Hạn chế: – Nếu dữ liệu được chèn vào theo thứ tự đã đuợc sắp xếp sẽ không hiệu quả. Khi đó cây nhị phân trở nên không cân bằng.(Lệch về bên trái hoặc bên phải). – Khi cây không cân bằng, khả năng tìm kiếm nhanh (hoặc chèn hoặc xóa) một phần tử đã cho hạn chế • Cây không cân bằng: => giải quyết: đó là cây đỏ đen, là cây tìm kiếm nhị phân có thêm một vài đặc điểm. 4
- Giới thiệu Các node được chèn theo thứ tự tăng dần 5
- Định nghĩa Cây đỏ đen (red-black trees) • Cây đỏ đen là một cây nhị phân tìm kiếm (BST) với các thuộc tính: 1. Mọi node đều được tô màu đỏ hoặc màu đen. 2. Node gốc và các node lá (NIL) phải luôn luôn đen. 3. Nếu một node là đỏ, những node con của nó phải là đen. Trên mọi đường dẫn từ gốc đến nút lá không có 2 node đỏ liên tiếp 4. Mọi đường dẫn từ gốc đến một lá phải có cùng số lượng node đen. 6
- Định nghĩa cây đỏ đen • Số lượng node đen trên một đường dẫn từ gốc đến lá được gọi là chiều cao đen (black height). Ta có thể phát biểu quy tắc 4 theo một cách khác là mọi đường dẫn từ gốc đến lá phải có cùng chiều cao đen. 11 2 14 1 7 15 5 8 7
- Mỗi nút là đỏ hoặc đen 8
- Nút gốc và các nút lá (NIL) có màu đen 9
- Nếu một nút đen, các con của nó có màu đỏ. 10
- Phép quay (rotations) • Để cân bằng cây tái sắp xếp node về mặt vật lý. – Nếu tất cả các node nằm bên trái node gốc di chuyển một vài node qua bên phải. Điều này làm được nhờ các phép quay.. • Phép quay là cách tái sắp xếp các nút, chúng được thiết kế làm các công việc sau: – Nâng một số node lên và hạ một số khác xuống để giúp cân bằng cây. – Bảo đảm những tính chất của cây TKNP không bị vi phạm. • Phép quay phải đảm bảo tính chất của cây TKNP. 11
- Phép quay Y X X Y • Kết quả của 2 phép quay, thứ tự duyệt cây trong phép duyệt không thay đổi A x B y C • Nếu làm phép quay phải: node đỉnh phải có node con trái. Nếu làm phép quay trái, node đỉnh phải có node con phải. 12
- Thêm node mới • Ý tưởng: Chèn x vào cây và x có màu đỏ. Chỉ có thuộc tính thứ 3 có thể bị vi phạm. Có thể điều chỉnh cây bằng cách tô lại màu và quay cho đến khi hết vi phạm. – Thực hiện việc tìm kiếm bình thường để tìm nút rỗng nơi phải chèn khóa mới vào – Thay node rỗng bằng nút lá với khóa mới – Tô màu đỏ cho nút mới này – Thêm vào 2 nút con rỗng (NULL - màu đen) – Nếu nút cha của nút mới có màu đỏ, ta có 2 nút đỏ kề nhau. Vi phạm tính chất cây đỏ đen Tổ chức lại cây 13
- Thêm nút mới • Qui trình chèn: – Gọi X, P, và G để chỉ định nhãn những node liên quan – X là node vi phạm quy tắc ( X có thể là một node mới được chèn, hoặc node con khi node cha và node con xung đột đỏ-đỏ, nghĩa là có cùng màu đỏ). • X là một node cho trước. • P là node cha của X. • G là node ông bà của X (node cha của P). 14
- Thêm nút mới • Qui trình chèn: – Gọi X, P, và G để chỉ định nhãn những node liên quan – X là node vi phạm quy tắc ( X có thể là một node mới được chèn, hoặc node con khi node cha và node con xung đột đỏ-đỏ, nghĩa là có cùng màu đỏ). • X là một node cho trước. • P là node cha của X. • G là node ông bà của X (node cha của P). • Trong quá trình thêm vào node mới có thể vi phạm các quy tắc của cây đỏ đen, chúng ta sẽ thực hiện các thao tác: – Các phép lật màu trên đường đi xuống. – Các phép quay khi node đã được chèn. – Các phép quay trên đường đi xuống. 15
- Các phép lật màu trên đường đi xuống • Phép thêm vào trong cây RB như trên cây TKNP: đi theo đường dẫn từ node gốc đến vị trí cần chèn. • Tuy nhiên, trong cây đỏ đen, đến được điểm chèn là phức tạp bởi các phép lật màu và quay. • Để bảo đảm không vi phạm các quy tắc màu tiến hành các phép lật màu khi cần. • Qui tắc phép lật màu: Nếu phép thêm vào làm xuất hiện tình trạng một node đen có hai node con đỏ, chúng ta đổi các node con thành đen và node cha thành đỏ (trừ khi node cha là node gốc, nó vẫn giữ màu là đen). 16
- Các phép lật màu trên đường đi xuống p p x1 x2 x1 x2 (a) trước khi lật màu (b) sau khi lật màu 17
- Các phép lật màu trên đường đi xuống • Như vậy phép lật màu không vi phạm quy tắc 4. • Quy tắc 3 ( node con và node cha không thể đồng màu đỏ) lại có khả năng bị vi phạm. – Nếu node cha của P là đen không có vấn đề vi phạm khi P chuyển từ đen sang đỏ, – Nếu node cha của P là đỏ, thì sau khi đổi màu, ta sẽ có hai node đỏ trên một hàng • Giải quyết: cần phải được chuẩn bị trước khi đi xuống theo cây để chèn nút mới giải quyết bằng một phép quay. • Đối với node gốc thì phép lật màu node gốc và hai node con của nó vẫn làm cho node gốc cũng như hai node con có màu đen. Điều này tránh sự vi phạm quy tắc 2 và quy tắc 3 (xung đột đỏ-đỏ). Trong trường hợp này, chiều cao đen trên mỗi đường đi từ node gốc tăng lên 1, do đó quy tắc 4 cũng không bị vi phạm. 18
- Các phép quay khi chèn node 19
- Ba khả năng sau khi chèn nút (1) Khả năng 1: P đen (2) Khả năng 2: P đỏ và X là cháu ngoại của G (3) Khả năng 3: P đỏ và X là cháu nội của G G G G P P P X X X 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống mạng - ThS. Lê Xuân Thành
52 p | 722 | 95
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Bài giảng 5 - TS. Đào Nam Anh
87 p | 192 | 31
-
Bài giảng Phân tích thiết kế thuật toán: Chương 3 - Nguyễn Văn Linh
87 p | 189 | 22
-
Bài giảng Phân tích thiết kế thuật toán: Chương 1 - Nguyễn Văn Linh
56 p | 229 | 22
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Bài giảng 3 - TS. Đào Nam Anh
60 p | 129 | 21
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Bài giảng 6 - TS. Đào Nam Anh
22 p | 128 | 16
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Bài giảng 2 - TS. Đào Nam Anh
28 p | 136 | 15
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Bài giảng 4 - TS. Đào Nam Anh
12 p | 155 | 15
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống: Bài giảng 7 - TS. Đào Nam Anh
39 p | 111 | 13
-
Bài giảng Phân tích thiết kế giải thuật: Chương 2 - Trịnh Huy Hoàng
98 p | 116 | 11
-
Bài giảng Phân tích thiết kế giải thuật: Chương 1 - Trịnh Huy Hoàng
72 p | 117 | 8
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Chương 5 - Lê Thị Minh Nguyện
11 p | 99 | 8
-
Bài giảng Phân tích thiết kế giải thuật: Chương 4 - Trịnh Huy Hoàng
90 p | 107 | 7
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Bài 11 - TS. Trần Mạnh Tuấn
29 p | 52 | 7
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Bài 9 - TS. Trần Mạnh Tuấn
46 p | 59 | 6
-
Bài giảng Phân tích thiết kế đảm bảo chất lượng phần mềm: Phần 1
115 p | 33 | 6
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hướng đối tượng: Chương 4 - Lê Thị Minh Nguyện
14 p | 80 | 5
-
Bài giảng Phân tích thiết kế và giải thuật - Chương 2: Kỹ thuật thiết kế giải thuật
80 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn