Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8.1 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
lượt xem 7
download
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8.1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm chung về ngành luật dân sự; Tài sản và quyền sở hữu; Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; Trách nhiệm dân sự; Thừa kế; Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8.1 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
- Giảng viên: Bạch Thị Nhã Nam Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia HCM
- I. Khái niệm chung về ngành luật dân sự II. Tài sản và quyền sở hữu III. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự IV. Trách nhiệm dân sự V. Thừa kế VI. Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ VII. Nội dung cơ bản của tố tụng dân sự
- 1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự 2. Nguồn và hệ thống pháp luật dân sư 3. Quan hệ pháp luật dân sự
- 1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự 2. Nguồn và hệ thống pháp luật dân sư 3. Quan hệ pháp luật dân sự
- BLDS: Bộ luật này quy định những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan hệ khác hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
- Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội gắn liền và thông qua một tài sản Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần (giá trị nhân thân) của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn liền với một chủ thể nhất định.
- “Quyền nhân thân” là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền dân sự gắn với bản thân mỗi con người và đời sống riêng tư của họ mà không thể chuyển giao cho người khác Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được ghi nhận trong pháp luật dân sự và chủ yếu tập trung trong Bộ luật dân sự. Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Bộ luật dân sự quy định 26 quyền nhân thân của cá nhân từ Điều 26 đến Điều 51, bao gồm: - Quyền đối với họ, tên (Điều 26) - Quyền thay đổi họ, tên (Điều 27) - Quyền xác định dân tộc (Điều 28) - Quyền được khai sinh (Điều 29) - Quyền được khai tử (Điều 30) - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31) - Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32) - Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33) - Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34) - Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35) - Quyền xác định lại giới tính (Điều 36)
- - Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37) - Quyền bí mật đời tư (Điều 38) - Quyền kết hôn (Điều 39) - Quyền bình đẳng vợ chồng (Điều 40) - Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41) - Quyền ly hôn (Điều 42) - Quyền nhận, không nhận cha, mẹ (Điều 43) - Quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44) - Quyền đối với quốc tịch (Điều 45) - Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 46) - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47) - Quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 48) - Quyền lao động (Điều 49) - Quyền tự do kinh doanh (Điều 50) - Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51)
- Phương pháp bình đẳng thỏa thuận Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức. Việc xác lập và giải quyết những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý chí và vì lợi ích của chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ đó.
- Hiến pháp 2013 Bộ luật dân sự 2005 Các đạo luật và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do các cơ quan nhà nước ban hành như Bộ luật lao động 1994, SDBS năm 2002, 2006, 2007, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, SDBS 2009 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Luật Thi hành án dân sự 2008 Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phần chung là phần quy định về nhiệm vụ, những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, xác định địa vị pháp lý của các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và những vấn đề chung nhất của luật dân sự như vấn đề thời hạn, thời hiệu. Phần riêng bao gồm những quy phạm pháp luật được sắp xếp thành các chế định pháp luật điều chỉnh từng mặt, từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Những chế định chủ yếu bao gồm: 1. Tài sản và quyền sở hữu 2. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 3. Thừa kế 4. Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất 5. Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự
- Cá nhân, pháp nhân - Chủ thể chủ yếu Hộ gia đình, tổ hợp tác - Chủ thể hạn chế Nhà nước - Chủ thể đặc biệt.
- Không có năng lực hành vi dân sự (Người dưới 6 tuổi) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Người đủ 18 tuổi trở lên và có nhận thức bình thường) Năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (Người từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi) Mất năng lực hành vi dân sự (Người không có nhận thức bình thường) Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố bị chế năng lực hành vi dân sự)
- Những điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân: Đ84 BLDS Các loại pháp nhân: Đ100-105 BLDS Ý nghĩa của vấn đề tư cách pháp nhân.
- 1. Khái niệm về tài sản 2. Khái niệm, nội dung quyền sở hữu tài sản 3. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam
- Định nghĩa: theo điều 163 BLDS 2005: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự như quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ
- Căn cứ vào sự dịch chuyển của tài sản: tài sản là bất động sản và tài sản là động sản. (Đ174 BLDS) Căn cứ vào tính năng sử dụng: vật chia được và vật không chia được (Đ177 BLDS) Căn cứ vào vai trò của tài sản: vật chính và vật phụ ( Đ176 BLDS) Hoa lợi, lợi tức (Đ175 BLDS) Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Đ178 BLDS) Vật cùng loại và vật đặc định (Đ179 BLDS)
- Theo Ðiều 174 BLDS 2005 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Ðất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Ðộng sản là những tài sản không phải là bất động sản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - Ths. Đinh Thị Hoa
31 p | 356 | 86
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - Ths. Đinh Thị Hoa
24 p | 278 | 56
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Nhập môn pháp luật đại cương
6 p | 271 | 34
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
21 p | 19 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
17 p | 10 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
31 p | 87 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 10 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7 - ThS. Nguyễn Hữu Mạnh
26 p | 76 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
27 p | 90 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
32 p | 25 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
14 p | 9 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 4 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
30 p | 107 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
19 p | 8 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 12 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 11 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 5 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 9 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 10 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
9 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn