Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 4: Quản lý nhà nước về môi trường - đất đai
lượt xem 5
download
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 4: Quản lý nhà nước về môi trường - đất đai. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường - đất đai; nội dung quản lý nhà nước về môi trường - đất đai; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường – đất đai;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 4: Quản lý nhà nước về môi trường - đất đai
- CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG – ĐẤT ĐAI
- 4.1. Thẩm quyền quản lý NN về MT-ĐĐ 4.1.1. Thẩm quyền quản lý NN về Môi trường: ** Chính phủ: thống nhất quản lý NN về BVMT trong phạm vi cả nước ** Bộ TN & MT ** Bộ, cơ quan ngang bộ: Bộ Kế hoạch & đầu tư, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ văn hóa, thể thao & du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Phối hợp với Bộ TN & MT để thực hiện thẩm quyền quản lý NN về BVMT trong phạm vi của mình ** UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã)
- 4.1.2. Thẩm quyền quản lý NN về Đất đai: ** Chính phủ: thống nhất quản lý NN về Đất đai trong phạm vi cả nước ** Bộ TN & MT: chịu trách nhiệm trước CP trong việc thống nhất quản lý NN về đất đai ** Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp CP trong quản lý NN về đất đai ** UBND các cấp: có trách nhiệm quản lý NN về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định.
- Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai: + Bộ tài nguyên và môi trường: thuộc Chính phủ + Sở tài nguyên và môi trường: thuộc UBND cấp tỉnh + Phòng tài nguyên và môi trường: thuộc UBND cấp huyện + Cán bộ địa chính cấp xã: thuộc UBND cấp xã Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất: + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: - Trực thuộc Sở TN&MT - Thuộc Phòng TN & MT + Tổ chức phát triển quỹ đất: do UBND tỉnh thành lập + Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất: (Là tổ chức sự nghiệp do cơ quan NN có thẩm quyền quyết định thành lập/ hoặc doanh nghiệp được cấp phép hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đất đai)
- 4.2. Nội dung quản lý NN về MT – Đất đai 4.2.1. Nội dung quản lý NN về môi trường: 1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường. 2. Thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường; đăng ký môi trường; cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về môi trường. 3. Kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 4. Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường; tổ chức quan trắc môi trường. 5. Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, báo cáo về môi trường. 6. Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- 7. Kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và cập nhật kịch bản, cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ngập lụt đô thị; đánh giá khí hậu quốc gia; hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu và lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch. 8. Tổ chức thực hiện thị trường các-bon trong nước; thực hiện cơ chế trao đổi tín chỉ, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. 9. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường. 10. Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường. 11. Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. 12. Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành; thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường.
- 4.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về Đất đai: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
- Một số nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về Đất đai: @ Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: a. Căn cứ: 1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. b. Hình thức giao đất: c. Hình thức cho thuê đất: d. Chuyển mục đích sử dụng đất
- e. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích SD đất: (1) Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Đất đai; Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật Đất đai; Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
- (2) Thẩm quyền của UBND cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định; Giao đất đối với cộng đồng dân cư. (3) Thẩm quyền của UBND cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- LƯU Ý: Thời hạn & hạn mức sử dụng đất? ( Xem Chương 10 Luật Đất đai 2013)
- @. Thu hồi đất: (1) Các trường hợp NN thu hồi đất: + Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh + Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng + Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai + Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật , tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
- (2) Thẩm quyền thu hồi đất: + Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: + Thẩm quyền của UBND cấp huyện: Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định thuộc thẩm quyền thu hồi của cả UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho ỦBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
- (3) Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất: + Nguyên tắc cưỡng chế: Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
- + Điều kiện thực hiện cưỡng chế: Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
- + Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế: Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. + Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất: B1: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế B2: Ban cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế: * Người bị cưỡng chế chấp hành Lập biên bản ghi nhận sự chấp hành (bàn giao đất chậm nhất sau 30 ngày) * Người bị cưỡng chế không chấp hành Tổ chức thực hiện cưỡng chế
- 4.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường – đất đai 4.3.1. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường 4.3.2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đất đai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 1
0 p | 730 | 305
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 2
0 p | 642 | 277
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 5
0 p | 429 | 196
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 3
0 p | 405 | 189
-
Bài giảng Pháp luật đất đai – môi trường: Chương 1 - Một số vấn đề chung về pháp luật môi trường – đất đai
22 p | 130 | 13
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 6: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
21 p | 17 | 8
-
Bài giảng Pháp luật đất đai môi trường - ĐH Thương Mại
0 p | 87 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 8: Hệ thống pháp luật và các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
83 p | 42 | 6
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 3: Pháp luật về chế độ sở hữu và sử dụng đất đai
12 p | 24 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 4: Quy phạm pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
18 p | 43 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
32 p | 32 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Quan hệ pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
17 p | 13 | 4
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường - Đánh giá môi trường
13 p | 14 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - Trường ĐH Văn Lang
12 p | 35 | 4
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật môi trường - đất đai
23 p | 17 | 3
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 5: Giải quyết tranh chấp về môi trường - đất đai
11 p | 9 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Luật đất đai và luật môi trường
31 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn