Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 5 - TS. Hoàng Thanh Liêm
lượt xem 7
download
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 5 Xử lý thông tin – nhập và xử lý dữ liệu, cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu; Quy trình phân tích dữ liệu; Nhập số liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 5 - TS. Hoàng Thanh Liêm
- Bài 5. XỬ LÝ THÔNG TIN – NHẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TS. Hoàng Thanh Liêm
- Tài liệu tham khảo và học tập 1 Trần Tiến Khai (2012) phương pháp nghiên cứu kinh tế, kiến thức cơ bản, NXB Lao động. Giáo trình: Vũ Cao Đàm (2018) phương pháp luận 2 nghiên cứu khoa học (tài liệu học tập chính) Bài giảng Trần Tiến Khai (2013), Khoa KTPT ĐH 3 Mở TP.HCM (tài liệu tham khảo). 2
- 5.1 Giới thiệu Nhằm hướng dẫn sinh viên cách: o Cách nhập liệu, xử lý và phân tích dữ liệu. o Các kỹ thuật phân tích dữ liệu mang tính khám phá (exploratory data analysis). Giới thiệu phần mềm SPSS; cách sử dụng thống kê phân tích trắc nghiệm. 2
- 5.2 Quy trình phân tích dữ liệu Hình 5.1 Các bước khám Lập đề cương NC Kế hoạch phân tích sơ khởi phá, trắc nghiệm và phân Xác định lại giả tthuyết Thu thập và chuẩn tích trong quá trình nghiên bị dữ liệu cứu Thể hiện trực quan dữ liệu Phân tích và diễn giải dữ liệu Phân tích mô tả các biến số Lập bảng chéo cho các biến số Trình bày dữ liệu (histogram, boxplots, Pareto, stem-and- leaf, AID, etc.) Phân tích dữ liệu Trắc nghiệm giả thiết Báo cáo nghiên cứu Ra quyết định 3
- 5.3 Nhập số liệu 5.3.1 Cách bố trí dữ liệu trên máy tính Mục tiêu: Nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhập liệu Nhằm sự thuận lợi cho việc chỉnh sửa tạo dữ liệu 4
- 5.3 Nhập số liệu Thực hiện: Nguyên tắc chung: đặt tên biến ngắn gọn, viết tắt (tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh). Tên biến nên được đặt theo quy định. Dùng Excel: dễ thao tác và chỉnh sửa, không gian lưu trữ hạn chế, công cụ thống kê và kinh tế lượng không đủ cho phân tích. Dùng SPSS: không gian lưu trữ gần như không hạn chế, công cụ thống kê và kinh tế lượng phát triển đầy đủ cho nhu cầu phân tích. Khai báo dữ liệu bắt buộc, mất thời gian. 5
- GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SPSS 20.0 1. SPSS là gì? SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. Phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp - là các thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thường được sử dụng rộng rãi trong các các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. 2. Chức năng của SPSS: Phần mềm SPSS có các chức năng chính bao gồm: + Phân tích thống kê gồm Thống kê mô tả: Lập bảng chéo, Tần suất, Mô tả, Khám phá, Thống kê Tỷ lệ Mô tả Thống kê đơn biến: Phương tiện, ttest, ANOVA, tương quan (hai biến, một phần, kho ảng cách), kiểm tra không giới Dự đoán cho kết quả số: Hồi quy tuyến tính Dự đoán để xác định các nhóm: Phân tích các yếu tố, phân tích cụm (hai bước, K phương tiện, phân cấp), phân biệt. + Quản lý dữ liệu bao gồm lựa chọn trường hợp, chỉnh sửa lại tập tin, tạo ra d ữ liệu gốc + Vẽ đồ thị: Được sử dụng để vẽ nhiều loại đồ thị khác nhau với chất lượng cao
- KHỞI ĐỘNG SPSS SPSS có nhiều phiên bản 20, 21, 22, 23 bạn phải download về máy tính của mình. Trên màn hình desktop của Windows nhấp vào biểu tượng SPSS. Hoặc bạn mở phím Start >>> All program>>> SPSS for Windows >>>SPSS ( phiên bản hiện tại bạn đang cài) Sau đó tùy vào mục đích của bạn, bạn cần thống kê suy diễn, vẽ biểu đồ hay các phân tích hồi quy tuyến tính,...để lựa chọn phù hợp.
- QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA SPSS B1: Mở các files dữ liệu – theo định dạng file của SPSS hoặc bất kỳ định dạng nào; B2: Sử dữ liệu – như tính tổng và trung bình các cột hoặc các hàng dữ liệu; B3: Tạo các bảng và các biểu đồ - bao gồm đếm các phổ biến hay các thống kê tổng hơn (nhóm) thông qua các trường hợp; B4: Chạy các thống kê suy diễn như ANOVA, hồi quy và phân tích hệ số; B5: Lưu dữ liệu và đầu ra theo nhiều định dạng file. B6: Chúng ta sẽ thực hành sẽ hiểu kỹ hơn về những bước sử dụng SPSS (có hướng dẫn thực hành riêng)
- VD: Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của Du khách trong nước (sử dụng phần mềm SPSS 20.0 phân tích)
- Các bước tiến hành nghiên cứu Thảo luận Cơ sở lý Thang đo Thang đo nhóm thuyết nháp chính thức (n=30) Nghiên cứu định lượng (n= 301) Kiểm tra hệ số Cronbach’s Đo lường độ tin cậy alpha biến tổng. Cronbach’s Alpha Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ. Phân tích nhân tố Kiểm tra phương sai trích khám phá EFA Kiểm tra các nhân tố rút trích Loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ. Kiểm tra đa cộng tuyến. Phân tích mô hình Kiểm tra sự tương quan. hồi quy đa biến Kiểm tra sự phù hợp. Đánh giá mức độ quan trọng. Kiểm tra sự khác biệt hay không Kiểm định giả thuyết về sự lựa chọn giữa các nhóm độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ.
- Phương pháp nghiên cứu định tính Đề tài kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng 1. Nghiên cứu định tính: + Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu mô hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết ( 03 công trình nghiên cứu trong nước và 03 công trình nghiên cứu nước ngoài). + Thông qua thảo luận nhóm và hỏi ý kiến chuyên gia nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch (thảo luận nhóm với các chuyên gia). + Kết quả của nghiên cứu này là thang đo, mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức
- Phương pháp nghiên cứu định lượng Công Phần mềm SPSS 20.0 cụ Định ĐỊNH TÍNH lượng Khảo sát và phân tích xử lý số liệu Cơ sở lý thuyết Thảo luận nhóm nghiên cứu Thang đo 13
- Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước” Nguồn nhân lực H1 Giá cả dịch vụ hợp H2 Sự lựa chọn lý điểm đến Sự đa dạng về SPDV H3 du lịch Bình Thuận của Điểm đến an toàn H4 du khách Môi trường tự nhiên H5 Cơ sở hạ tầng du l H6 14
- Giả thuyết nghiên cứu Theo như tên gọi của đề tài, đây chỉ là các giả thuyết, giả thuyết này chúng ta sẽ khẳng định nó là đúng hay sai sau bước phân tích hồi quy tuyến tính. Thường chúng ta sẽ dựa trên những gì bản thân nhận thấy để kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là thuận chiều hay nghịch chiều. Hoặc cho dù bạn không biết bất kỳ điều gì về mối quan hệ này, bạn vẫn cứ đặt giả thuyết kỳ vọng của mình. xem xét trên thực tế và kỳ vọng các biến độc lập đều tác động thuận chiều với biến phụ thuộc nên sẽ ký hiệu dấu Trường hợp có biến độc lập tác động thuận chiều với biến phụ thuộc, chúng ta sẽ ký hiệu dấu (+). Ngược lại là dấu (–). Nếu sau bước hồi quy tuyến tính, kết quả xuất ra giống với kỳ vọng thì chúng ta chấp nhận giả thuyết, ngược lại, ta bác bỏ giả thuyết. Chúng ta đừng bị sai lầm khi nhận định bác bỏ là tiêu cực, là xấu; còn chấp nhận là tích cực, là tốt. Ở đây không có sự phân biệt tốt xấu, tích cực hay tiêu cực gì cả mà chỉ là xem xét cái mình nghĩ nó có giống với thực tế số liệu nghiên cứu hay không mà thôi.
- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU + H1: Nguồn nhân lực tác động cùng chiều (+) với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL. + H2: Giá cả dịch vụ hợp lý có tác động cùng chiều (+) với sự lưa chọn điểm đến của du lịch Bình Thuận. + H3: Đa dạng về các sản phẩm dịch vụ có tác động cùng chiều (+) với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL . + H4: Điểm đến an toàn có tác động cùng chiều (+) với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận. + H5: Môi trường tự nhiên có tác động cùng chiều (+) với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL. + H6: Cơ sở hạ tầng du lịch có tác động cùng chiều 16 với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của
- GIẢ THUYẾT VỀ SỰ KHÁC BIỆT KHÁC + Nhóm giả thuyết về sự khác biệt về sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách theo các biến đặc điểm cá nhân của KDL như: độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính. + H7: Có sự khác biệt về sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách theo giới tính. + H8: Có sự khác biệt về sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách theo độ tuổi. + H9: Có sự khác biệt về sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách theo trình độ. 17
- THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Nhóm nghiên cứu chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý cho đến 5 điểm thể hiện mức độ hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý Mức 3: Bình thường Mức 4: Đồng ý Mức 5: Hoàn toàn đồng ý Mỗi câu hỏi sẽ là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở cho việc đánh giá lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách. Với cách thiết kế như vậy, KDL khi được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của bản thân về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận. Bảng câu hỏi chính thức sau khi thảo luận nhóm gồm có 30 câu hỏi tương ứng với 6 yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách. 18
- MÃ HÓA THANG ĐO TRONG MÔ HÌNH 1. Thang đo về nguồn nhân lực du lịch được ký hiệu là NNL gồm 5 biến quan sát ký hiệu NNL1 đến NNL5 và được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ. 2. Thang đo về giá cả dịch vụ hợp lý được ký hiệu là GCHL gồm 5 biến quan sát ký hiệu GCHL1 đến GCHL5và được đo b ằng thang đo Likert 5 mức độ 3. Thang đo về sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ được ký hiệu là SPDV gồm 5 biến quan sát ký hiệu SPDV1 đến SPDV5 và được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ. 4. Thang đo về điểm đến an toàn được ký hiệu là DDAT gồm 5 biến quan sát ký hiệu DDAT1 đến DDAT5 và được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ. 5. Thang đo Môi trường tự nhiên được ký hiệu là MTTN gồm 5 biến quan sát ký hiệu MTTN1 đến MTTN5 và được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ. 6. Thang đo Cơ sở hạ tầng du lịch được ký hiệu là CSHT gồm 5 biến quan sát ký hiệu CSHT1 đến CSHT5 và được đo bằ19 ng thang đo Likert 5 mức độ.
- CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Có nhiều công thức lấy mẫu, tuy nhiên, các công thức lấy mẫu phức tạp tác giả sẽ không đề cập trong tài liệu này bởi vì nó thiên về toán thống kê. Nếu lấy mẫu theo các công thức đó, lượng mẫu nghiên cứu cũng là khá lớn, hầu như chúng ta không đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện. Do vậy, đa phần chúng ta lấy mẫu trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989)1, tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Mô hình có 6 nhân tố và 30 biến quan sát (các câu hỏi sử dụng thang đo Likert), do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 30 x 5 = 150. * Lưu ý, mẫu này là mẫu tối thiểu chứ không bắt buộc chúng ta lúc nào cũng lấy mẫu này, mẫu càng lớn thì nghiên c 20 ứu càng có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - TS. Vũ Công Thương
34 p | 180 | 52
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Phan Thế Công
44 p | 109 | 31
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
23 p | 133 | 26
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
84 p | 178 | 26
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 6 - TS. Hồ Ngọc Ninh
84 p | 163 | 23
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Huỳnh Mai Trang
131 p | 88 | 21
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
12 p | 44 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 3 - TS. Hoàng Thanh Liêm
34 p | 52 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa
34 p | 11 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - ThS. Trương thị Thùy Dung
31 p | 5 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung
61 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - ThS. Trương thị Thùy Dung
20 p | 8 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Trương thị Thùy Dung
36 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - Vũ Trọng Nghĩa
61 p | 12 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Vũ Trọng Nghĩa
53 p | 6 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Vũ Trọng Nghĩa
47 p | 9 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - Vũ Trọng Nghĩa
32 p | 12 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Trương thị Thùy Dung
16 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn