intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học– Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học

Chia sẻ: Bình Yên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

250
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học – Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học" trình bày các nội dung: Nghiên cứu khoa học và các trường phái NCKH, những thuật ngữ cơ bản trong NCKH, các bước của quá trình NC. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học– Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học

  1. Phương pháp nghiên cứu khoa học Dùng cho các lớp khoa T
  2. TÀI LiỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Vũ Cao Đàm (2011): Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam 2. Lê Văn Huy, Trương Trần Trâm Anh (2011): Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB Tài chính 3. Nguyễn Đình Thọ (2011): Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động- xã hội 4. Nguyễn Viết Lâm (2007): Giáo trình Nghiên cứu Marketing, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
  3. Chương 1 Tổng luận về nghiên cứu khoa học 1.1. Nghiên cứu khoa học và các trường phái NCKH 1.1.1. Khái niệm NCKH - Khái niệm khoa học: Là hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phân biệt 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. - Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. - Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
  4. - Khái niệm NCKH • Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. • Người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
  5. * Một số đặc trưng của Khoa học - Khoa học là một hệ thống tri thức - Khoa học là một hoạt động XH - Khoa học là một hình thái ý thức XH - Khoa học là một thiết chế XH *Đặc điểm của NCKH tính mới, tính kế thừa, tính khách quan, tính rủi ro, tính tin cậy, tính thông tin, tính cá nhân
  6. Tư duy và phân loại KH 1. Tư duy khoa học: là một dạng của logích biện chứng, đóng vai trò liên kết giữa tư duy và thực tiễn Tư duy khoa học có đăc trưng và nguyên tắc là: Khách quan; toàn diện; lịch sử và thống nhất giữa các mặt đối lập. 3. Phân loại khoa học và NCKH - Khoa học tự nhiên; khoa học xã hội - NC cơ bản (lý thuyết); NC thực nghiệm, ứng dụng
  7. 1.1.2.Một số phân biệt 1. Nghiên cứu hàn lâm (Academic Research) - Là NC nhằm mở rộng kho tàng tri thức của một ngành khoa học, của loài người nói chung - Có mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học 2. Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research) - Là NC nhằm ứng dụng các thành tựu KH vào thực tiễn cuộc sống - Kết quả của NC ứng dụng là các sản phẩm cụ thể hoặc hỗ trợ việc ra quyết địnhcủa các nhà lãnh đạo
  8. 1.3.Các trường phái NCKH - Diễn giải (deduction) Là quá trình xuất phát từ các lý thuyết khoa học đã có để xây dựng các giả thuyết trả lời cho câu hỏi NC, và dùng quan sát để kiểm định giả thuyết Đặc điểm: # Tìm kiếm thông tin để giải thích quan hệ nhân quả giữa các biến NC # Thường sử dụng DL định lượng để kiểm định # Gắn với thực tiễn và có thể tổng quát hóa
  9. 1.3.Các trường phái NCKH Qui nạp (induction) Là quá trình xuất phát từ quan sát các hiện tượng khoa học để xây dựng mô hình giải thich các hiện tượng đó Đặc điểm: # Tìm kiếm thông tin để giải thích hiện tượng từ thực tiễn, gắn với bối cảnh xảy ra các sự kiện # Thường xuất hiện những lý thuyết mới # Thường sử dụng phương pháp định tính để NC
  10. 1.3.Các trường phái NCKH • Hỗn hợp (mixed methods approach) - Sử dụng để xay dựng và kiểm định lý thuyết KH - Sử dụng khi vấn đề NC có tính mới, lý thuyết hiện có chưa giải quyết được. - Vừa xây dựng lý thuyết, vừa kiểm định giả thuyết
  11. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.1. Khái niệm (Concepts) - Là tập hợp những ý nghĩa và đặc điểm được chấp nhận rộng rãi liên quan đến những sự kiện, đối tượng, điều kiện, tình huống và hành vi cụ thể - Là sự diễn tả trừu tượng sự vật, hiện tượng bằng cách tổng quát há từ đặc điểm cụ thể - Khái niệm NC: là khái niệm dựa trên sự nhận thức của người NC, có thể liên quan đến tri thức đã có hoặc hoàn toàn mới
  12. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.2. Định nghĩa ((Definitions) Là tổng hợp những đặc điểm, đặc tính của sự vật,hiện tượng được phát biểu dưới dạng những tiêu chuẩn cụ thể để kiểm định và đo lường 1.2.3. Biến số (Variables) - Là một sự vật, hiện tượng…có thể đo lường được và có thể gán các giá trị để phục vụ việc NC - Có biến số độc lập và biến số phụ thuộc
  13. 1.2.4.Luận chứng • Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. • Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”. • Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra
  14. 1.2.5. Giả thiết NC • Giả thiết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm
  15. Giả thuyết • Các đặc tính của giả thuyết  Giả thuyết có những đặc tính sau:  ­ Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt  quá trình nghiên cứu.  ­ Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.  ­ Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.  ­ Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.  Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau:  ­ Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.  ­ Phải có mối quan hệ nhân ­ quả.  ­ Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu. 
  16. 1.2. Những thuật ngữ cơ bản trong NCKH 1.2.6. Một số khái niệm khác - Đối tượng NC: Là sự vật, hiện tượng, chủ thể cần làm rõ, cần giải thích, cần hiểu biết - Khách thể NC: là sự vật, hiện tượng, chủ thể chứa đựng thông tin cần NC - Phương pháp NC (reseach methods): là tất cả các cách thức, kỹ thuật được sử dụng trong quá trình NC
  17. 1.3. Các bước của quá trình NC Lựa chọn vấn đề Xây dựng luận điểm KH Chứng minh luận điểm KH Trình bày luận điểm KH
  18. 1.3.4. Các sản phẩm của NCKH ­ Nhiệm vụ KH: các nội dung công việc phải  thực hiện trong quá trình nghiên cứu ­ Đề tài NC: là một sự kiện, hiện tượng cần  NC có tổ chức ­ Đề án KH: là bản mô tả nội dung, phương  pháp, thời gian, các yếu tố về cơ sở vật chất  và con người để tiến hành một NCKH cụ thể ­ Bài báo khoa học: là sự tổng hợp nội dung,  phương pháp, kết quả NC để công bố 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2