Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
lượt xem 1
download
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Thiết kế nghiên cứu, cung cấp những kiến thức như Một số định nghĩa; Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu; Nội dung thiết kế nghiên cứu; Xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
- Chương II THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng 3 năm 2018
- Giới thiệu Trong hơn ba thập niên vừa qua, các nhà nghiên cứu đã có nhiều hơn các lựa chọn nghiên cứu. Cho dù tư liệu nghiên cứu có rất nhiều loại và thuật ngữ khác nhau nhưng có thể chia thành 3 loại cơ bản: Tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính và tiếp cận theo các theo phương pháp kết hợp (gọi tắt là tiêp cận kết hợp).
- 2.1. Một số định nghĩa Mối quan hệ giữa một số khái niệm quan trọng như ý tưởng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục đích và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Hình vẽ
- 2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas) Ý tưởng nghiên cứu. Là những ý tưởng ban đầu về vấn đề nghiên cứu, từ những ý tưởng ban đầu này, nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Ý tưởng nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ quan sát thực tế, từ hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm, từ lý thuyết đã có và nhu cầu từ các bên liên quan... Trong thực tiễn nghiên cứu đã tổng kết một số cơ chế chính như sau: Cơ chế trực giác: Ý tưởng mới xuất hiện như tia chớp, đó là một
- 2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas) Cơ chế phân tích nguvên nhân và hậu quả của một vấn đề, phát hiệnmâu thuẫn, thiếu sót Đề tài là một vấn đề khoa học được hình thành do phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tiễn nào đó. Các thiếu sót này không thể giải quyết bằng những tri thức đã có, do đó cần có nghiên cứu để khám phá, bổ sung, phát triển Cơ chế này được thực hiện thông qua phân tích sâu các nguyên nhân – hậu quả của một vấn đề khó khãn chính, để từ đó xác định được các ý tưởng về giải pháp kỹ thuật, công nghệ có tiềm năng đưa
- 2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas) Cơ chế tiếp cận thực tiễn : Cơ chế này được thực hiện qua quá trình thâm nhập cơ sở thực tế, tiếp xúc với các nhà hoạt động thực tiễn để phát hiện ra những vấn đề gay cấn, đòi hỏi phải có sự tham gia giải quyết của khoa học.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu • Vấn đề được hiểu là khoảng cách giữa điều mong muốn và có thể thực hiện với cái thực tế mà con người chưa đạt tới. • Từ cách hiểu vấn đề như trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm vấn đề nghiên cứu là một vấn đề có thực phát sinh trong cuộc sống được nghiên cứu để tìm ra cách thức tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề đó.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Đặc điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu: • Vấn đề nghiên cứu phải là một vấn đề có thực. • Giải quyết vấn đề nghiên cứu phải mang lại lợi ích thiết thực cho con người. • Một vấn đề nghiên cứu được xác định rõ ràng và đúng đắn là điều kiện tiên quyết cho thành công của nghiên cứu.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Đặc điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu: • Vấn đề nghiên cứu ưu tiên sẽ rất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ý nghĩa của vấn đề hoặc nhu cầu, năng lực của nhà nghiên cứu và của tổ chức để giải quyết vấn đề, những nguồn lực hiện có hoặc tiềm năngđể tiến hành nghiên cứu và nhận thức của xã hội, cộng đồng, của các tổ chức là yếu tố quan trọng để cho các sản phẩm, lợi ích của nghiên cứu được thừa nhận.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Thông thường có thể nhận dạng vấn đề nghiên cứu từ 2 nguồn: : • Từ lý thuyết: Là phải xác định được những gì những nghiên cứu trước đã làm, những gì chưa làm và những gì chưa được làm hoàn chỉnh, tiến hành tổng kết lý thuyết và nghiên cứu đã có sẽ giúp nhận dạng được vấn đề nghiên cứu.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Thông thường có thể nhận dạng vấn đề nghiên cứu từ 2 nguồn: • Từ thực tế: Vấn đề nghiên cứu có thể được nhận dạng qua hàng loạt những vướng mắc, những mâu thuẫn phát sinh trong các hoạt động của con người nhằm đạt được những mục đích, những mong muốn hay ước mơ… Tiếp đến nhà khoa học tiến hành tổng kết và nghiên cứu thực tế, từ đó phát hiện những vấn đề nghiên cứu phù hợp.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Những vấn đề nghiên cứu được nhận dạng từ lý thuyết hoặc thực tế không bao giờ tách biệt nhau. Vấn đề nghiên cứu xuất phát từ thực tế phải gắn với cơ sở lý thuyết và ngược lại. Hình vẽ
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu được tiến hành sau khi đã nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu thường được chia thành 2 dạng chính: • Dạng nguyên thủy (Original research) • Dạng nghiên cứu lặp (Replication research)
- Các dạng nghiên cứu lặp • Lặp 0: Nghiên cứu sử dụng lại thiết kế, mô hình nghiên cứu và cả mẫu hay sử dụng hoàn toàn giống nghiên cứu đã có. • Lặp I: Sử dụng lại thiết kế, mô hình nghiên cứu,… những gia tăng mức độ tổng quát ở một phạm vi, nền văn hóa, đối tượng nghiên cứu khác. • Lặp II: Thực hiện giống nghiên cứu đã có những ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. • Lặp III: Nghiên cứu lặp lại nghiên cứu đã có nhữngđiều chỉnh bổ sung hoàn thiện hơn.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Khi xác định vấn đề nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu nhà khoa học cần phải cân nhắc một số yếu tố nguồn lực sau: • Sự hiểu biết, vốn tri thức, năng lực trí tuệ, lòng say mê … của người nghiên cứu đối với vấn đề đặt ra. • Nguồn thông tin, tư liệu, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực nghiệm, các hướng khai thác mới về thông tin, nhân lực, tài lực, vật lực có triển vọng.
- 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu • Các điều kiện về tổ chức, kinh phí và sự quản lý lãnh đạo của các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học. Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nêu vấn đề nghiên cứu thông qua tên của các đề tài hoặc dự án nghiên cứu khoa học.
- 2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: • Là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành. • Mục đích trả lời câu hỏi "nghiên cứu để làm gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
- 2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: • Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. • Mục tiêu nghiên cứu đơn giản là việc trả lời câu hỏi: đang làm cái gì, tìm hiểu về cái gì, nghiên cứu giúp giải quyết điều gì?.
- 2.1.4. Câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Có thể phát biểu mục tiêu ở dạng câu hỏi và đó chính là câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu (research question) là một phát biểu mang tính bất định về một vấn đề. • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong vấn đề nghiên cứu. • Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu
- 2.1.5. Giả thuyết nghiên cứu • Giả thuyết nghiên cứu xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu. • Giả thuyết là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh về câu hỏi nghiên cứu của đề tài. • Giả thuyết càng đơn giản càng tốt và có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi. • Tuy là một kết luận mang tính giả định được đặt ra để chứng minh, nhưng giả thuyết không thể được đặt ra một cách tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở quan sát sơ bộ quy luật diễn biến của đối tượng mà chúng ta nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Xã hội học - Trần Th.Kim Xuyến, Trần Th.Bích Liên
93 p | 412 | 83
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - TS. Vũ Công Thương
34 p | 174 | 51
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu định tính
25 p | 434 | 46
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế (Dùng cho các lớp CH)
75 p | 203 | 44
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Phan Thế Công
44 p | 105 | 30
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
23 p | 129 | 26
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
84 p | 176 | 26
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 3 - TS. Phan Thế Công
21 p | 75 | 22
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 6 - TS. Hồ Ngọc Ninh
84 p | 148 | 22
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Huỳnh Mai Trang
131 p | 72 | 19
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - TS. Lê Long Hậu
89 p | 82 | 16
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 - PGS.TS. Thái Thanh Hà
29 p | 163 | 15
-
Đề cương bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội
74 p | 44 | 14
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 5: Phương pháp phân tích và khẳng định vấn đề nghiên cứu
6 p | 123 | 14
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 3 - TS. Hoàng Thanh Liêm
34 p | 46 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
12 p | 33 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (IT): Bài 1 - Ngô Hữu Phúc
34 p | 86 | 8
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Nguyễn Khánh Hoàng
66 p | 47 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn