intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:61

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học" Chương 3: Thu thập tài liệu, phân tích và xử lý thông tin dữ liệu, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Thông tin, dữ liệu, tài liệu; Vai trò của thông tin, dữ liệu trong nghiên cứu khoa học; Phân loại thông tin, dữ liệu, tài liệu; thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung

  1. Chương 3 THU THẬP TÀI LIỆU, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN DỮ LIỆU Ths. Trương thị Thùy Dung, dungttt@buh.edu.vn
  2. I. THÔNG TIN, DỮ LIỆU, TÀI LIỆU 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. khái niệm thông tin (information): là toàn bộ các tín hiệu có ý nghĩa chuyển tải được một nội dung tin tức, kiến thức hay một sự đo lường khía cạnh nào đó của sự vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, thông tin là những hiểu biết có được về sự vật, hiện tượng nào đó. Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
  3. Thông tin cũng được hiểu là sự liên lạc, thông báo những tín hiệu cho nhau theo một cách thức nào đó. 1.2. khái niệm dữ liệu:  Dữ liệu là thông tin đã được thu thập, ghi chép, ghi nhận. Như vậy, không phải thông tin nào cũng là dữ liệu.  Dữ liệu mang nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn so với thông tin. Dữ liệu mang tính chất định lượng bằng những con số đo lường nhất định gọi là số liệu.
  4. 1.3 khái niệm tài liệu  khái niệm “tài liệu” đã được định nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người”.
  5. 2. Vai trò của thông tin, dữ liệu trong nghiên cứu khoa học  Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu  Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể kế thừa, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vì không phải đi nghiên cứu lại.
  6.  Nắm được phương pháp của các NC đã thực hiện trước.  Giúp người NC có luận cứ chặt chẽ hơn làm bằng chứng để chứng minh giả thuyết.  Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang NC
  7. 3. Phân loại thông tin, dữ liệu, tài liệu 3.1 phân loại theo giá trị tài liệu: phân thành 3 nhóm: - Nguồn tài liệu gốc (tài liệu cấp 1): tài liệu xuất phát từ tác phẩm nguyên thủy: + Kết quả nghiên cứu, thí nghiệm của các Viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan, doanh nghiệp,… + kết quả các cuộc phỏng vấn, điều tra + thư từ, nhật ký, hồi ký
  8.  Công báo, văn kiện, diễn văn, thông điệp, báo cáo,… của các cơ quan công quyền.  Công trình nghiên cứu của các nhà Bác học, khoa học, chuyên gia,…  Những luận án. => Đây là những tài liệu đáng tin cậy nhất, giá trị nhất.
  9. Nguồn tài liệu cấp II  Ra đời dựa trên nguồn tài liệu gốc được đánh giá, phân tích hoặc dịch lại bằng ngôn ngữ khác. Bao gồm: - Các bản dịch - Các bản chú thích về tác phẩm gốc - Từ điển bách khoa - Các tạp chí, sách tóm tắt tác phẩm - Các bản đánh giá, sách hướng dẫn - Các ấn bản chứa thông tin về sự kiện
  10. Nguồn tài liệu cấp 3 Là nguồn tài liệu dựa trên tài liệu cấp 2, gồm có: - Các loại sách giáo khoa - Các xã luận trên báo, đài => Khi không tìm được nguồn tài liệu cấp 1, nhà nghiên cứu nên có thể kết hợp nguồn tài liệu cấp 2 và cấp 3 để chọn lọc thông tin cần thiết.
  11. 3.2 phân loại tài liệu theo địa điểm thu thập Bao gồm:  Nguồn tài liệu nội bộ: các bản báo cáo của các phòng ban trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp  Nguồn tài liệu bên ngoài: là nguồn tài liệu được phát sinh hay được tạo ra và ghi chép bởi các tổ chức khác bên ngoài cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: - Từ sách báo - Chính phủ - Tổ chức và hiệp hội - Phương tiện truyền thông - Thông tin thương mại
  12. 3.3 phân loại tài liệu theo tác giả 1. Tác giả trong ngành hay ngoài ngành 2. Tác giả trong nước hay ngoài nước 3. Tác giả đương thời hay hậu thế
  13. II. THU THẬP TÀI LIỆU, THÔNG TIN, DỮ LIỆU 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆP CẬN a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. - Tìm nguồn tài liệu? Thư viện; nguồn từ các doanh nghiệp; nguồn từ tổng cục thống kê, các Bộ, Sở ban ngành; nguồn từ các tổ chức và hiệp hội: WB, IMF; ADB; VCCI,… - Nguồn từ các phương tiện truyền thông: một số trag website phổ biến:
  14.  www.wordbank.org  www.mpdf.org  www.dfat.gov.au  www.strategis.ic.gc.ca  www.abisnet.com  www.vietnamembassy.usa.org  www.smenetonline.com  www.vietnamonline.net
  15. Sắp xếp, tổ chức tài liệu thu thập được  Loại tài liệu tham khảo cho phần cơ sở lí luận của đề tài  Loại tài liệu và các số liệu cụ thể đã được thống kê, mô tả hiện trạng vấn đề nghiên cứu.  Loại tài liệu đề cập đến các giải pháp.
  16. Đọc và ghi chú tài liệu  Đọc theo chương nghiên cứu hoặc đọc toàn bộ nội dung.  Ghi chú thông tin cần thiết, liên quan đến đề tài; những sáng kiến của tác giả trước hoặc những phê bình có sáng tạo của các tác giả trước.  Có thể phô tô, dùng bút dạ quang hoặc gạch dưới hoặc ghi chép lại.
  17. Ưu điểm và hạn chế  Ưu điểm: - Nghiên cứu được những đối tượng không tiếp xúc được. - Không gây phản ứng với đối tượng khảo sát. - Quy mô mẫu nghiên cứu lớn - Ít tốn kém, chất lượng cao
  18.  Hạn chế: - Tính thiên lệch - Có tài liệu không sử dụng được vì chưa công khai - Khó mã hóa
  19. b. Phương pháp phi thực nghiệm: thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng khảo sát. Bao gồm: - Phương pháp quan sát: sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ, thu thập được thông tin sơ cấp.
  20.  Ưu điểm: ghi nhận thông tin trực diện “mắt thấy tai nghe”. - Cho phép nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, sâu xa. - Linh hoạt, cho phép nhà nghiên cứu chú tâm vào những vấn đề, những biến số cần thiết. - Ít bị phản ứng về phía đối tượng so với các phương pháp khác. - Không bị gò bó về thời gian, ít tốn kém
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2