Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
lượt xem 8
download
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học được biên soạn bởi ThS. Trần Đỗ Thanh Phong, kết cấu gồm 9 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: khái niệm nghiên cứu khoa học; xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu; các thiết kế nghiên cứu y sinh học;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Sinh viên khối ngành sức khỏe) Biên soạn: ThS. Trần Đỗ Thanh Phong Tài liệu tham khảo: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) LƯU HÀNH NỘI BỘ Hậu Giang, 2022
- MỤC LỤC BÀI 1 KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................................................... 1 BÀI 2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................... 10 BÀI 3 CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC.................................................. 29 BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ Y SINH HỌC ..................................................... 50 BÀI 5 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ................................ 60 BÀI 6 SAI SỐ VÀ NHIỄU ............................................................................................ 78 BÀI 7 XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................... 90 BÀI 8 TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................... 98 BÀI 9 ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC NGHIÊN CỨU Y SINH .......................................... 106
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Phân loại nghiên cứu định lượng và định tính ..................................................... 5 Bảng 2. Phân bố trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi 25-34 .................................. 51 Bảng 3. Phân bố chiều cao của 40 thanh niên ................................................................. 52 Bảng 4. Kết quả xét nghiêm Creatinine Kinase (CK) trên bệnh nhân nghi ngờ mắc nhồi máu cơ tim cấp tính ....................................................................................................... 53 Bảng 5. Liên quan giữa tuổi - chiều cao của 100 trẻ ....................................................... 53
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Các loại thiết kế nghiên cứu định lượng .............................................................. 3 Hình 2. Các bước viết một đề cương nghiên cứu .............................................................. 7 Hình 3. Phân loại thiết kế nghiên cứu khoa học sức khỏe ............................................... 30 Hình 4. Tương quan thu nhập & kỳ vọng sống của các quốc gia trên thế giới 2019........ 32 Hình 5. Các giai đoạn tiến hành thử nghiệm lâm sàng thuốc mới ................................... 43 Hình 6. Biểu đồ phân bố trình độ học vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu ................... 55 Hình 7. Phân bố giới tình của trẻ
- BÀI 1 KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm về nghiên cứu khoa học 2. Phân biệt được cách tiếp cận trong nghiên cứu định tính, định lượng. 3. Xác định được mối liên quan giữa môn học nghiên cứu khoa học sức khỏe với các môn học khác 4. Trình bày được các bước phát triển một đề cương nghiên cứu. NỘI DUNG HỌC TẬP 1. KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU Y HỌC Trong tiếng Anh có 2 từ được hiểu là nghiên cứu đó là từ Research và từ Study. Từ Research là một từ ghép giữa hai từ là “Re” + “Search”, có nghĩa là tìm kiếm nhiều lần, tìm đi, tìm lại, vì vậy nghiên cứu được hiểu là một quá trình tìm kiếm, tìm hiểu những cái chưa biết, chưa rõ. Với từ Study thì ngoài nghĩa nghiên cứu, nó còn có nghĩa là học tập, do vậy nghiên cứu về bản chất cũng được coi là quá trình học tập, học hỏi và ngược lại, học tập cũng là một quá trình nghiên cứu. 1.1. Định nghĩa về nghiên cứu Có nhiều cách định nghĩa nghiên cứu, tuy nhiên, nói một cách đơn giản thì nghiên cứu là quá trình tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu một cách có tổ chức và có hệ thống. Như vậy Câu hỏi nghiên cứu là tiền đề và là lý do để đề xuất nghiên cứu. Nếu không có câu hỏi nghiên cứu thì không cần câu trả lời và như vậy sẽ không cần làm nghiên cứu. Tuy nhiên, câu hỏi nghiên cứu phải thích hợp, hữu ích, có tính giá trị và quan trọng. Câu trả lời: Khi kết thúc một nghiên cứu, người nghiên cúu phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình. Tuy nhiên ngay cả khi người nghiên cứu không tìm được câu trả lời, thì đó vẫn được coi là kết quả nghiên cứu. Hiện vẫn còn nhiều người khi làm nghiên cứu thất bại thường không muốn công bố kết quả của thất bại đó là bài học cho những người khác tránh lặp lại nghiên cứu đã thất bại đó. Đó là một sai lệch hay gặp trong xuất bản (publication bias) Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 1
- Có hệ thống: Vì nghiên cứu khoa học (NCKH) bắt buộc phải được triển khai theo một quy trình bao gồm các bước khác nhau, để đảm bảo thu được các thông tin mong muốn một cách đầy đủ và chính xác. Có tổ chức: Các bước triển khai NCKH phải được cấu trúc và sắp xếp theo đúng trình tự với những phương pháp thích hợp, trong một phạm vi nhất định. Ngoài ra theo “Từ điển Bách khoa toàn thư” thì NCKH được định nghĩa là hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của con người nhằm khám phá, giải thích thế giới xung quanh, về bản chất định nghĩa này cũng không khác so với định nghiã đã nêu trước đó. 1.2. Tại sao cán bộ y tế phải học và làm nghiên cứu khoa học? Nhìn chung NCKH cần thiết cho tất cả các ngành nghề, tuy nhiên với cán bộ y tế thì NCKH có phần thiết thực hơn vì các lý do sau: Y học là một ngành khoa học “cứu người” nên luôn được ưu tiên nghiên cứu và phát triển tại hầu hết các quốc gia, dẫn đến có nhiều phát minh và giải pháp không chỉ cần để nghiên cứu mà còn cần được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trong cả phòng bệnh và chữa bệnh, nhất là khi bệnh tật không còn là vấn đề của riêng một quốc gia như hiện nay, vì vậy hầu hết các cán bộ y tế đều cần phải làm NCKH, nhất là loại hình nghiên cứu ứng dụng (applied research) và nghiên cứu hành động (action research). Khác với các trường kỹ thuật, sinh viên thường phải làm đồ án, sinh viên đại học và học viên sau đại học của các trường y thường phải làm luận văn, luận án tốt nghiệp dựa trên các đề tài NCKH, chính vì vậy cán bộ giảng dạy của các trường y thường phải hướng dẫn sinh viên, học viên làm NCKH (cho luận văn, luận án), phải ngồi các hội đồng bảo vệ đề cương, luận văn, đề tài. Ngày càng có nhiều kiến thức y khoa và phương pháp NCKH trong y học mới cần được cập nhật cho cán bộ y tế, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Y học là môn khoa học không chính xác cần phải dựa vào bằng chứng để ra quyết định, trong khi khái niệm y học dựa vào bằng chứng ngày càng rất thịnh hành, NCKH có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các bằng chứng có giá trị cho việc ra quyết định trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 2
- 2. PHÂN LOẠI Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng là loại hình nghiên cứu khoa học liên quan đến sức khỏe được ứng dụng tại cộng đồng. Nó không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu về bệnh tật, sức khỏe mà bao gồm cả các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến sức khỏe, bao gồm cả yếu tố tự nhiên, xã hội, văn hóa, kinh tế ... Hiện có nhiều cách để phân loại nghiên cứu khoa học nhưng với nghiên cứu sức khỏe cộng đồng thì phổ biến nhất là phân loại theo cách tiếp cận nghiên cứu định lượng và định tính. 2.1. Cách tiếp cận theo nghiên cứu định lượng Đó là cách tiếp cận theo phương pháp ngoại suy, suy diễn (deductive) dựa trên chủ nghĩa thực chứng (positivistic). Bản chất của cách tiếp cận này là: + Vấn đề nghiên cứu là hiện hữu (có thật) + Mục đích của nghiên cứu là quan sát và đo lường độ lớn của vấn đề nghiên cứu, + Nghiên cứu thường bắt đầu bằng việc hình thành giả thuyết sau đó chứng minh giả thuyết bằng các test thống kê thích hợp. + Tất cả những gì không thể quan sát và đo lường trực tiếp (như thái độ, cảm xúc) có thể không thích hợp với phương pháp nghiên cứu này. Như vậy các loại hình điều tra, đo lường độ lớn của vấn đề sức khỏe và mối liên quan giữa vấn đề sức khỏe và các yếu tố nguy cơ là thuộc nhóm nghiên cứu định lượng này. Dưới đây là sơ đồ một số nghiên cứu định lượng thường áp dụng tại cộng đồng có chọn mẫu và ngoại suy kết quả từ mẫu ra quần thể. Báo cáo 1 ca Báo cáo ca Hàng loạt ca Mô tả Cắt ngang Sinh thái Quan sát Tiến cứu Thiết kế nghiêncứu Đoàn hệ Phân tích Hồi cứu Bệnh chứng Lâm sàng Có đối chứng Cộng đồng Can thiệp Tự chứng Dự phòng Hình 1. Các loại thiết kế nghiên cứu định lượng Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 3
- 2.2. Cách tiếp cận theo nghiên cứu định tính Đây là loại hình nghiên cứu rất phổ biến trong lĩnh vực xã hội học, tuy nhiên từ nhiều năm nay, phương pháp này cũng được sử dụng nhiều trong NCSKCĐ. Các tiếp cận với loại nghiên cứu này là theo phương pháp quy nạp (inductive), dựa trên chủ nghĩa tự nhiên (naturalistic. Bản chất của cách tiếp cận này là: + Sự hiện hữu của vấn đề nghiên cứu chỉ là tương đối. + Mỗi người có thể có cách nhìn nhận khác nhau về sự tồn tại và độ lớn của vấn đề. + Mục đích của nghiên cứu là phát hiện những nhận thức khác nhau này và lý giải tại sao có sự khác biệt đó. + Hình thành kết luận, giả thuyết từ các phát hiện này Theo Jones R. (1995) thì nghiên cứu định tính được đinh nghĩa “là sự hiểu biết về thế giới phức tạp thông qua quan điểm của những con người sống trong đó. Nó quan tâm đến sự hiếu biết của những đối tượng được nghiên cứu theo nguyên tắc tôn trọng bản chất tự nhiên của sự vật” (Jones R, Why do qualitative research? BMJ1995; 311:2) Nghiên cứu định tính có các đặc điểm cơ bản là: + Nó thừa nhận có các cách lý giải khác nhau về thế giới, về một hiện tượng. + Nghiên cứu được dẫn dắt bởi kinh nghiệm của đối tượng nghiên cứu hơn là của người nghiên cứu, vì vậy câu hỏi nghiên cứu thường dưới dạng mở. + Thường kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp với từng câu hỏi nghiên cứu + Là phương pháp chặt chẽ và có hệ thống + Kết quả nghiên cứu có thể kết luận cho những trường hợp tương tự nhưng không thể ngoại suy cho quần thể. Tuy nhiên, do thông tin thu được từ nghiên cứu định tính chủ yếu đến từ nhận thức và quan điểm của đối tượng nghiên cứu nên việc chọn mẫu trong nghiên cứu định tính thường phải chọn theo phưong pháp chủ đích, tức là chọn các nhóm đối tượng nắm nhiều thông tin về vấn đề nghiên cứu nhưng thuộc các góc nhìn khác nhau để người nghiên cứu có thể kiểm tra chéo các thông tin nhằm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 4
- 2.3. So sánh sự khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định lượng & định tính Rõ ràng là do cách tiếp cận khác nhau nên nghiên cứu định lượng và định tính có khá nhiều điểm khác biệt về định nghĩa, câu hỏi nghiên cứu, cách chọn mẫu, cỡ mẫu, phương pháp và loại công cụ thu thập số liệu, cách phân tích, viết báo cáo. Tuy nhiên trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, người ta có thể áp dụng lồng ghép cả 2 loại thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính trong một nghiên cứu hoặc cũng có thế làm nghiên cứu định tính trước đế thăm dò, thu thập thông tin cho một thiết kế nghiên cứu định lượng hoàn chỉnh, hoặc làm nghiên cứu định tính sau nghiên cứu định lượng để kiểm tra tính khả thi của các giải pháp, kiến nghị được đề ra từ nghiên cứu định lượng. Bảng 1. Phân loại nghiên cứu định lượng và định tính Định lượng Định tính Định Đo lường kích thước, độ lớn, sự Xác định, thăm dò một số yếu số giúp ta nghĩa phân bố, kết hợp của các biến số hiểu sâu sắc về bản chất, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của vấn đề Câu hỏi Bao nhiêu? Bằng nào? Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Ưu điểm - Độ chính xác có thể cao hơn - Thường áp dụng cho các nghiên cứu, do có các công cụ đo lường đánh giá có sự tham gia của cộng đồng, chuẩn xác nghiên cứu thường sát thực tế hơn. - Có các phương pháp phân tích - Thường là bước thăm dò cho nghiên cứu chuẩn, do đó có vẻ thuyết phục định lượng, hoặc kết hợp với nghiên cứu hơn định lượng. Nhược Phức tạp cần phải chọn mẫu Chọn mẫu & cỡ mẫu ít quan trọng nếu điểm ngẫu nhiên, cỡ mẫu đại diện nghiên cứu thăm dò, nhưng phải chọn đúng đối tượng. Kỹ thuật Đo lường, thăm khám, xét Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, vẽ bản đồ, thu thập nghiệm, số liệu có sẵn, dùng bộ quan sát, chụp ảnh, ghi nhật ký số liệu câu hỏi Công cụ - Phương tiện kỹ thuật, Bệnh - Phiếu hỏi, bảng hướng dẫn thảo luận, máy thu thập án, bộ câu hỏi... ảnh, máy ghi âm..... số liệu - Được thiết kế chuẩn, thường - Chỉ thiết kế ý chính, người thu thập số có cấu trúc sẵn liệu dựa vào đó để khai thác số liệu Điều tra Có thể sử dụng người ít có kinh Phải là người có kinh nghiệm thu thập số viên nghiệm nghiên cứu sau đó tập liệu định tính do phải có khả năng điều huấn và giám sát tốt hành thảo luận, phỏng vấn và khai thác thông tin Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 5
- Trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, người ta có thể áp dụng lồng ghép cả hai loại thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính trong một nghiên cứu hoặc cũng có thể làm nghiên cứu định tính trước để thăm dò, thu thập thông tin cho một thiết kế nghiên cứu định lượng hoàn chỉnh, hoặc làm nghiên cứu định tính sau nghiên cứu định lượng để kiểm tra tính khả thi của các giải pháp, kiến nghị được đề ra từ nghiên cứu định lượng. Như vậy cần phải coi môn học nghiên cứu sức khỏe cộng đồng là môn học ứng dụng nên sinh viên và học viên cần phải có những kiến thức, kỹ năng nền tảng được học từ những môn học khoa học cơ sở cơ bản khác như thống kê, dịch tễ học, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe..., trước khi học môn học nghiên cứu khoa học. 3. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN MỘT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đề cương nghiên cứu là gì? Nếu khi xây nhà, chúng ta cần phải có bản vẽ thiết kế chi tiết ngôi nhà để tất cả những người có liên quan (người phê duyệt thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát, thanh tra xây dựng...) dựa vào bản vẽ đó để thực thi công việc của mình thì trong NCKH, đề cương nghiên cứu cũng được coi là một bản kế hoạch chi tiết để: Trình bày tư duy của người nghiên cứu một cách logic, có khoa học, dễ thuyết phục + Có cơ sở cho hội đồng khoa học phê duyệt + Có cơ sở để xin kinh phí, tài trợ + Tham khảo và xin ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, chuyên gia + Chọn được đề tài, cỡ mẫu, loại thiết kế nghiên cứu thích hợp + Dự trù được các nguồn lực cần thiết, lường trước các tình huống có thể xảy ra, + Dễ triển khai nghiên cứu do có kế hoạch và khung thời gian và sự phân bổ của các nguồn lực... Như vậy trong NCKH thì đề cương nghiên cứu luôn cần phải được thiết kế đầu tiên và nếu người nghiên cứu đã có một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh, được sự đóng góp tốt của các chuyên gia về phương pháp nghiên cứu khoa học và chuyên gia liên quan đến chủ đề nghiên cứu thì sẽ rất dễ xin được tài trợ và cũng rất dễ dàng triển khai trong tương lai. Người ta cho rằng có được một đề cương NCKH tốt với bộ công cụ thu thập số liệu hoàn chỉnh thì người nghiên cứu đã có thể đạt được 50% công việc nghiên cứu. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 6
- 3.2. Các bước phát triển một đề cương nghiên cứu khoa học 1. Chọn chủ đề 2. Tham khảo Y văn 3. Đề xuất mục tiêu nghiên cứu nghiên cứu 8. Dự kiến các kết 4. Chọn đối tượng & luận & kiến nghị phương pháp nghiên cứu 7. Dự kiến trình bày 6. Dự trù các nguồn 5. Viết kế hoạch triển kết quả nghiên cứu lực khai nghiên cứu Hình 2. Các bước viết một đề cương nghiên cứu Sơ đồ trên trình bày 8 bước cần triển khai khi phát triển một đề cương nghiên cứu, tuy nhiên mũi tên giữa các bước được trình bày dưới dạng mũi tên hai chiều và điều đó chứng tỏ rằng khi phát triển các bước sau người nghiên cứu có thể phát hiện ra những điều bất hợp lý hoặc các khiếm khuyết của các bước trước đó đòi hỏi phải điều chỉnh lại và thậm chí phải đổi chủ đề hoặc để tài nghiên cứu. Ví dụ khi tham khảo tài liệu khi viết tổng quan, người nghiên cứu đã tìm được một số nghiên cứu tương tự mà các tác giả khác đã làm dẫn đến đề tài mà tác giả dự kiến chọn không còn đáp ứng tính mới, tính độc đáo nên có thể phải chọn đề tài khác, hoặc khi cân nhắc cách chọn mẫu, cỡ mẫu và các nguồn lực cần cho nghiên cứu, người nghiên cứu thấy khả năng không đáp ứng được nên phải thay đổi lại các bước trước hoặc tên đề tài cho phù hợp hơn. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 7
- 3.3. Thành phần cơ bản của một bản đề cương NCKH Thành phần của một đề cương nghiên cứu tuy thuộc khá nhiều vào loại thiết kế nghiên cứu và mẫu đề cương quy định bởi nhà tài trợ, tuy nhiên nhìn chung, chúng đều có những thành phần cơ bản sau đây: (1) Tên đề tài (2) Đặt vấn đề (3) Mục tiêu nghiên cứu (4) Tổng quan tài liệu (5) Phương pháp nghiên cứu. Đây là phần quan trọng nhất của đề cương và thường phải bao hàm các thông tin sau: - Đối tượng nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu - Mau và cách chọn mẫu - Thiết kế và qui trình nghiên cứu - Biến số, chỉ số - Kỹ thuật và công cụ - Kế hoạch quản lý và phân tích số liệu, cách khống chế sai số và nhiễu - Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (6) Dự kiến kết quả (7) Dự kiến bàn luận (8) Dự kiến kết luận (9) Dự kiến khuyến nghị (10) Kế hoạch nghiên cứu (nhân lực, vật lực, thời gian và dự toán kinh phí) (11) Danh mục tài liệu tham khảo (12) Phụ lục (như bảng lựa chọn vấn đề và đề tài nghiên cứu ưu tiên, cây vấn đề để chọn biến so, các công cụ thu thập số liệu đã phát triển, bảng thỏa thuận giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu...) Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 8
- 4.4. Đề cương nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu khoa học? Xét về quy trình nghiên cứu thì sau khi có đề cuơng đuợc phê duyệt, người nghiên cứu sẽ bắt đầu triển khai thu thập số liệu. Với các nghiên cứu định lượng thì do bộ công cụ thu thập số liệu thường được thiết kế dưới dạng có cấu trúc đóng và người thu thập số liệu thường được tuyến chọn tại địa phương nơi triển khai nghiên cứu, nên trước khi chính thức thu thập số liệu, người nghiên cứu thường phải triển khai hai hoạt động quan trọng đó là test bộ công cụ và tập huấn người thu thập số liệu. Với các nghiên cứu định tính thì do bộ công cụ phần lớn chỉ là các bảng checklist với các câu hỏi mở nhằm gợi ý cho người thu thập thông tin khai thác thông tin từ các đối tượng nghiên cứu, trong khi người thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thường phải là người rất có kinh nghiệm nên việc test công cụ và tập huấn là không cần thiết. Để đảm bảo chất lượng số liệu thì quá trình giám sát thu thập số liệu, mã hóa, làm sạch số liệu, nhập liệu là rất cần thiết. Sau khi số liệu đã được thu thập và chuẩn bị hoàn chỉnh thì quá trình phân tích số liệu mới diễn ra và dựa vào kết quả thu được từ phân tích số liệu, người nghiên cứu mới có được thông tin điền vào các bảng trống, biểu đồ, đồ thị giả định trong phần dự kiến kết quả nghiên cứu của đề cương nghiên cứu. Như vậy về cơ bản các mục trong đề cương nghiên cứu khá giống so với các mục trong báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu (trừ trường hợp các báo cáo nghiên cứu dưới dạng các bài báo đăng tải trên các tạp chí bị giới hạn số trang). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Văn Dũng (2020) Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học-Nghiên Cứu Hệ Thống Y Tế, NXB Y học. 2. Lưu Ngọc Hoạt (2013) Phương pháp Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, NXB Y học. 3. Lưu Ngọc Hoạt (2017) Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. 4. Hoàng Văn Minh (2018) Phương pháp nghiên cứu trong bệnh viện, NXB Y học. 5. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt, Đỗ Văn Dũng, Võ Văn Thắng (2017) Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe định lượng, NXB Y học. 6. Nguyễn Văn Tuấn (2018) Y học thực chứng, NXB Y học. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 9
- BÀI 2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Phân tích được các yếu tổ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe cộng đồng 2. Trình bày được các tiêu chuẩn lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên 3. Viết được tên đề tài thích hợp với từng loại hình nghiên cứu 4. Xác định được hướng nghiên cứu ưu tiên và tên đề tài cho một nghiên cứu 5. Phân tích được vấn đề nghiên cứu, xác định được trọng tâm và phạm vi của một nghiên cứu cụ thể NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ Theo Tổ chức Y tế thế giới (1978): “Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật”. Như vậy sức khoẻ là sự kết hợp hài hoà cả 3 thành phần: thể chất, tinh thần và xã hội. 2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG 2.1. Môi trường bên trong (Các yếu tố di truyền, bẩm sinh) Có các bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái như bệnh ưa chảy máu, cận thị nặng, có các dị tật bẩm sinh như sứt môi hở hàm, thừa ngón chân, ngón tay, liệt tứ chi. Cha mẹ bị bệnh tật sẽ có nguy cơ cao sinh ra con cái bị bệnh tật. Hiện tại các giải pháp tác động trực tiếp lên bộ máy di truyền để sửa chữa các sai lạc trên gen, phòng tránh các bệnh di truyền còn rất hạn chế và tốn kém. Tuy nhiên người ta có thể chủ động phòng tránh các yếu tố tác hại trong quá trình mang thai để hạn chế các dị tật bẩm sinh. 2.2. Môi trường bên ngoài Bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường xã hội. 2.2.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên Các yếu tố môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học của môi trường không khí, đất, nước. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 10
- Những thay đổi về vi khí hậu: vi khí hậu nơi ở, nơi làm việc có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và năng suất lao động, môi trường quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô làm căng thắng quá trình điều nhiệt, suy giảm sức đề kháng, gây các bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến thời tiết. Ô nhiễm không khí nơi ở, nơi làm việc: các nguồn gây ô nhiễm nơi ở, nơi sản xuất có rất nhiều, do sinh hoạt, đun nấu, nghề phụ, từ các công trình vệ sinh, do ô nhiễm tại các khu công nghiệp, giao thông, xử lý chất thải, thải ra khói bụi, hơi khí độc, các loại vi khuân nấm mốc gây bệnh, gây ô nhiễm, gia tăng các bệnh liên quan đến ô nhiễm. Ô nhiễm các nguồn nước: do khí thải, nước thải, rác thải từ khu dân cư, khu công nghiệp, làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, làm cho nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại: chất hữu cơ, hoá chất độc, kim loại nặng, vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, làm gia tăng các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước. Ô nhiễm môi trường đất: do nước thải, rác thải từ khu dân cư, khu công nghiệp, do phân bón, các hoá chất trừ sâu diệt cỏ, gây ô nhiễm nguồn nước, tích luỹ trong các sản phẩm nông nghiệp, qua chuỗi thức ăn vào cơ thế, ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất và đời sống. Suy thoái môi trường gây biến đổi khí hậu, thiên tai thảm hoạ, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sinh tồn của con người và mọi sinh vật. 2.2.2. Các yếu tố môi trường xã hội: Dân số: Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình có ảnh hưởng mạnh đến sức khoẻ, nhất là phụ nữ và trẻ em. Sự phân bô dân cư ở môi vùng khác nhau có ảnh hưởng nhât định đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng: nơi đô thị mật độ dân cư quá cao, chật trội, quá tải cơ sở hạ tầng, vùng sâu, xa, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp, tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn. Tình trạng di dân tự do, điều kiện sống thay đổi, thiếu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng đồng Kinh tế thu nhập, nghề nghiệp, việc làm: Mỗi khu vực có phương thức sản xuất khác nhau và tác động nhất định lên sức khoẻ người dân như cường độ lao động, thời gian lao động, môi trường lao động, ở khu vực nông thôn khác khu vực đô thị. Thu nhập có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khoẻ vì nó quyết định mức sống của mỗi cá nhân và gia đình họ, việc làm on định, thu nhập tăng thì tình trạng sức khoẻ được cải thiện. Việc làm không ổn định, nghề nghiệp nhiều rủi ro, thu nhập thấp làm giảm sút sức khoẻ, nhất là phụ nữ và Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 11
- trẻ em. Khi xem xét mối liên quan giữa việc làm, thu nhập, sức khoẻ cần chú ý tính chất công việc, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, cường độ lao động, điều kiện lao động, nguy cơ tiếp xúc với độc hại, tai nạn lao động, phương tiện bảo hộ, chế độ bảo hiểm. Chỗ ở cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người từ khi sinh ra cho đến khi chết, đó là môi trường trực tiếp bảo vệ sức khoẻ mỗi cá nhân về cả 3 mặt thể chất tinh thần và xã hội. Người nghèo ở trong căn nhà tồi tàn, điều kiện vệ sinh xấu, ô nhiễm, thiếu nước sạch, không xử lý phân rác, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, dễ bị các căng thắng, không có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ. Một vấn đề nghiêm trọng nữa là không có chỗ ở, nhất là khi bị thất nghiệp, không được xã hội hỗ trợ, làm cho tình trạng sống lang thang gia tăng trở thành một vấn đề xã hội. Các yếu tố văn hoá: Trình độ văn hoá ảnh hưởng đến hiểu biết, thái độ, thực hành đối với sức khoẻ và việc bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Phong tục tập quán mỗi nơi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đối phó với các vấn đề sức khoẻ, có thói quen ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ, có thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. An sinh xã hội và gia đình, sự hỗ trợ xã hội và các mối quan hệ gần gũi, thân thiện có tác dụng bảo vệ sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ngược lại các mẫu thuẫn trong gia đình, cộng đồng, xã hội bao giờ cũng gây ra các gánh nặng tâm lý (stress) có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, không có lợi cho sức khoẻ tâm thần. 2.2.3. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ y tế: Mạng lưới tổ chức y tế: Sự phân bố các co sở y tế, các cán bộ y tế và nhân viên y tế ở các vùng nông thôn và đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cư dân trong vùng. Các đô thị lớn, có mạng lưới y tế tốt hơn về mọi mặt: cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ cán bộ y tế, làm cho chất lượng chăm sóc dịch vụ tốt hơn cả về dự phòng và điều trị so với vùng khác. Với người nghèo, vùng nghèo, dịch vụ y tế, quan hệ thầy thuốc bệnh nhân thường không được tốt như người ta mong muốn. Hệ thống y tế ngoài công lập, tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong đáp ứng dịch vụ y tế của người dân do gần dân, dễ tiếp cận, giá cả lựa chọn tuỳ khả năng. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế: Người nghèo thường không biết khai thác các dịch vụ y tế sẵn có để thoả mãn những dịch vụ chăm sóc tối thiểu của họ, thiếu tiền và phương tiện cá nhân để tiếp cận dịch vụ y tế khi cấp bách, dịch vụ y tế chất lượng cao, họ không có cách lựa chọn theo ý muốn, về kinh tế Việt nam có bước tiến lớn (tỷ lệ đói nghèo giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 11% năm 2011). Tuy vậy sự hưởng thụ lợi ích không Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 12
- đồng đều giữa các tầng lớp dân cư. Mức độ sử dụng dịch vụ bệnh viện, dịch vụ y tế chât lượng cao của những người khá giả cao hon nhiêu so với những người nghèo. Nguyên nhân chính khiến người nghèo ít được sử dụng dịch vụ bệnh viện là do các rào cản về tài chính (chi phí cho dịch vụ y tế lớn, khả năng chi trả của người nghèo thấp), rào cản địa lý (người nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa) và thậm chí cả các rào cản về văn hoá, phong tục tập quán. 2.2.4. Lối sống cả nhân và cộng đồng: Các yếu tố tâm lý (nhân cách, tình trạng cảm xúc): “Nhân cách” gồm các trạng thái tâm lý, nhận thức, tình cảm, xúc cảm, khiến cho mỗi người có những đáp ứng tâm lý và tinh thần khác nhau với các yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Nó giải thích tại sao đối với cùng một tác động bất lợi cho sức khoẻ, thì người này chống đỡ hay vượt qua được, còn người kia thì bị mắc bệnh. Tình trạng cảm xúc âm tính có thể gây ra thay đổi bệnh lý và có thể khiến cho con người có những hành vi có hại cho sức khoẻ hoặc hành vi gây bệnh như hút thuốc lá, uống rượu đế giải sầu. Cảm xúc âm tính (trầm cảm, lo lắng, thù địch) dễ đưa đến một loạt bệnh tâm thế (bệnh mạch vành, hen, viêm khớp, loét dạ dày tá tràng). Các yếu tố hành vi và lối sống: Hành vi và lối sống của mỗi cá nhân hay cộng đồng góp phần tạo nên sức khoẻ tốt hoặc gây bệnh ở các nhóm người thuộc các lứa tuổi khác nhau sống trong các cộng đồng, xã hội khác nhau, và có thế góp phần bảo vệ hay phá hoại môi trường sinh thái. Nước ta hiện nay, cùng với tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hoá nhanh chóng, hai quá trình này bên cạnh tác động tích cực, còn góp phần hình thành một số hành vi lối sống tác động mạnh mẽ đến sức khoẻ cá nhân và sức khoẻ cộng đồng. Nghèo túng khiến cho người ta không thể thực hiện được các hành vi và lối sống lành mạnh, mặc dù người ta vẫn biết rõ các hành vi và lối sống đó là có lợi cho sức khoẻ. Ngược lại người nghèo dễ ngả theo các hành vi có hại cho sức khoẻ như hút thuốc lá và nghiện rượu cao hơn so với người giàu, thay vì đi tìm các thú vui chơi lành mạnh. Tình trạng nghèo nàn hay sung túc cũng chi phối lối sống, các mối quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Hành vi người do kiến thức, thái độ, thực hành và niềm tin tạo thành. Mỗi hành vi là sự biểu hiện của tất cả các yếu tố đó thành những hành động cụ thế. Hành vi sức khoẻ là hành vi người có liên quan đến việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ hoặc liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nhất định. Có những hành vi: + Tăng cường cho sức khoẻ như rửa tay trước khi ăn, tập thể dục thường xuyên. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 13
- + Gây hại cho sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng như ăn uống quá độ, quan hệ tình dục bừa bãi, hút thuốc lá ở nơi công cộng. + Chưa rõ có lợi hay có hại cho sức khoẻ như đềo vòng bạc cho trẻ em để kỵ gió + Đối phó để thích ứng, có thể là tích cực như tập một vài động tác thế dục sau một buối lao động trí óc (đối phó tích cực với mệt mỏi) hay đối phó tiêu cực như hút một điếu thuốc lá. + Hành vi gây nghiện như hút thuốc lá, uống rượu. + Cạnh tranh, như cho con bú bình hay bú sữa mẹ hoàn toàn. + Hành vi tìm kiếm sức khoẻ như ăn ít mỡ, rèn luyện thân thể. + Thói quen hay tập quán sức khoẻ: là những hành vi sức khoẻ đã được thiết lập một cách bền vững và được thực hiện một cách tự động, ngoài ý thức. Thói quen hay tập quán được coi như bản năng thứ hai của con người nên rất khó thay đổi Lối sống của mỗi cá nhân là do : + Các hành vi và thói quen nhất định của mỗi cá nhân nhằm đáp ứng với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể. + Các niềm tin và giá trị của cá nhân, gồm các giá trị vật chất và tinh thần biểu hiện trình độ văn hoá cũng như toàn bộ nhân cách của cá nhân trong một cộng đồng, xã hội nơi cá nhân sinh sống. + Các đặc trưng sinh vật của cá nhân như tuôi, giới, tính cách, tâm lý. + Các mối tương tác xã hội xác định vai trò của cá nhân trong cộng đồng xã hôi cũng như mối giao tiếp của cá nhân với mọi người trong cộng đồng và xã hội, sự hoà đồng của cá nhân với tập thể và cộng đồng. + Các thành phần này tạo nên lối sống. Các thành phần này có thể góp phần duy trì sức khoẻ tót như: bản thân làm chủ được việc làm và các điều kiện sống của mình (có thu nhập đủ), có đủ khả năng về tâm lý và hành vi để đối phó được với các vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, có quan hệ tốt với xã hội và được xã hội hỗ trợ trong những thời điểm cần được hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần, tự biết mình có đủ khả năng kiểm soát được cuộc sống của chính bản thân mình, tin tưởng vào khả năng duy trì tốt sức khoẻ của bản thân Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 14
- 3. CÁC TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN Hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng vì sự hạn hẹp về thời gian, kinh phí và các nguồn lực khác chúng ta phải lựa chọn các vấn đề được ưu tiên trước. Trong nghiên cứu cũng vậy, do các nghiên cứu y học có xu hướng nhằm cung cấp các thông tin cho việc ra quyết định để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe, cho nên việc lựa chọn và phân tích các vấn đề nghiên cứu cần phải có sự tham gia của những người có trách nhiệm đối với tình hình sức khỏe của nhân dân bao gồm các nhà quản lý y tế, các nhân viên y tế, các lãnh đạo cộng đồng, bản thân người dân cũng như những người nghiên cứu. Cho tới nay có nhiều cách lựa chọn vấn đề ưu tiên nghiên cứu như phương pháp dựa vào gánh nặng bệnh tật, phương pháp phân loại ưu tiên cơ bản BPRS (basic priority ranking systems), phương pháp Delphi... tuy nhiên phương pháp thường được sử dụng và thuyết phục nhất là phương pháp cho điểm theo mức độ ưu tiên dựa vào 1 số tiêu chuẩn nhất định (phương pháp cho điểm ưu tiên). Cách này cho phép chúng ta nhìn nhận các vấn đề cần nghiên cứu một cách khách quan và khoa học hơn. Trước khi quyết định chọn một vài vấn đề nghiên cứu cụ thể, thì từng vấn đề nghiên cứu đang xem xét, lựa chọn phải được so sánh, đối chiếu với những vấn đề khác. Có 7 tiêu chuẩn cần được cân nhắc được lựa chọn theo phương pháp cho điểm ưu tiên. Các tiêu chuẩn cân nhắc lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu là: 3.1. Tính xác đáng của vấn đề cần nghiên cứu Khi nói đến tính xác đáng của vấn đề nghiên cứu có nghĩa là chúng ta cần trả lời câu hỏi nghiên cứu có đáng để thực hiện không. Câu hỏi này sẽ được trả lời dựa trên bốn tiêu chí đánh giá cụ thể được nêu dưới đây 3.1.1. Tầm cỡ của vấn đề cần nghiên cứu Đối với một vấn đề sức khỏe, tầm cỡ của vấn đề cần nghiên cứu thể hiện ở mức độ phố biến của bệnh (tỷ lệ hiện mắc, mới mắc) và sự phân bố của bệnh (trả lời cho ba câu hỏi ai là người bị tác động? ở đâu? khi nào?). Bệnh càng có nhiều người mắc, thì tầm cỡ càng lớn, bệnh thuộc nhóm người được ưu tiên (phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, dân tộc thiểu số, miền núi...) sẽ được quan tâm, ưu tiên nghiên cứu hơn. Đối với một vấn đề y học khác (như tính kháng thuốc của vi khuấn, nghiên cứu một phương pháp chẩn đoán, điều trị mới) thì tầm cỡ của vấn đề cần nghiên cứu thể hiện ở mức độ phổ biến của vấn đề đó (ngày càng có nhiều vi khuấn kháng thuốc hay ngày càng cần phải áp dụng Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 15
- phương pháp chẩn đoán hay điều trị mới đó) cũng như diện tác động của vấn đề đó đối với sức khỏe của con người. 3.1.2. Tính nghiêm trọng của vấn đề cần nghiên cứu Thể hiện ở tỷ lệ chết, di chứng, tàn tật và khả năng lây lan thành dịch của một vấn đề sức khỏe hay hậu quả của một vấn đề y học nếu không được nghiên cứu, can thiệp giải quyết hay áp dụng, vấn đề có khả năng gây nhiều trường hợp tử vong, di chứng, tàn tật, có tính lây lan mạnh hay càng nghiêm trọng thì càng phải ưu tiên nghiên cứu. Đôi khi tính nghiêm trọng của vấn đề còn thể hiện ở hậu quả về kinh tế, xã hội do vấn đề đó gây nên. 3.1.3. Khả năng khống chế vấn đề cần nghiên cứu Thể hiện ở khả năng chữa khỏi bệnh, giá trị của việc khám phát hiện sớm, khả năng phòng bệnh, giá thành khám, chữa và phòng bệnh, tính sẵn có của các phương tiện khám, chữa và phòng bệnh... Đối với các nghiên cứu tại phòng xét nghiệm, đó là tính sẵn có về trang thiết bị, phương tiện để nghiên cứu, giá trị của việc phát hiện vấn đề đang nghiên cứu đối với công tác khám, chữa và phòng bệnh... cần lưu ý là đối với các nghiên cứu ứng dụng (đại đa số các nghiên cứu y học thuộc loại này) thì các vấn đề càng dễ khống chế càng ưu tiên hơn vì tính khả thi của giải pháp can thiệp vấn đề đó cao hơn. Ngược lại đối với các nghiên cứu khoa học cơ bản (là những nghiên cứu phát minh, sáng tạo) thì vấn đề càng nan giải càng cần ưu tiên nghiên cứu hơn. 3.1.4. Sự quan tâm và hưởng ứng của cộng đồng Đối với các nghiên cứu triển khai tại cộng đồng thể hiện ở cộng đồng có quan tâm đến vấn đề nghiên cứu không? Cộng đồng có sẵn sàng hưởng ứng, chi trả cho các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu hay không? Một vấn đề sức khoẻ càng được nhiều người biết đến, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia vào các giải pháp can thiệp vấn đề đó thì càng được ưu tiên vì nghiên cúu đáp ứng đúng nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên đối với những nghiên cứu triển khai tại bệnh viện hay tại các phòng xét nghiệm, tiêu chuẩn này thể hiện có nhiều người biết đến vấn đề mà chúng ta định nghiên cứu hay không? Khi áp dụng một phác đồ điều trị giải quyết vấn đề đó thì liệu bệnh nhân có dễ dàng chi trả hay tham gia hay không? Hoặc khi chúng ta công bố về giải pháp can thiệp nhằm hạn chế tính kháng thuốc của vi khuẩn chẳng hạn thì liệu người dân trong xã hội có hưởng ứng hay không? Để xác định được tính xác đáng của 1 vấn đề sức khoẻ này so với các vấn đề sức khoẻ khác, trước hết ta phải liệt kê các vấn đề sức khoẻ sẽ đềm so sánh vào cột 1 trong bảng dưới đây, sau đó cân nhắc và cho diêm vào 4 cột tương ứng với 4 tiêu chuân nêu trên. Giáo trình môn học: Thống kê sinh học & Nghiên cứu Y học, NXB Y học. Chủ biên: Lưu Ngọc Hoạt (2017) 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng - PGS.TS. Lê Thị Hợp
45 p | 472 | 59
-
Bài giảng Nhân học y tế ứng dụng và phương pháp nghiên cứu định tính
9 p | 340 | 55
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương III - Di truyền học người
37 p | 213 | 43
-
Bác sĩ lâm sàng - Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản: Phần 1
56 p | 137 | 27
-
Bài giảng Bệnh học - PGS.TS. Hứa Thị Ngọc Hà
100 p | 115 | 14
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2021)
68 p | 21 | 9
-
Bài giảng Dược lý 3: Phương pháp nghiên cứu dược lâm sàng - Mai Thị Thanh Thường
43 p | 12 | 6
-
Bài giảng Dịch tễ học: Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học - BS. Nguyễn Văn Thịnh
35 p | 46 | 6
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
66 p | 17 | 6
-
Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học sức khoẻ: Phần 1
102 p | 11 | 5
-
Bài giảng Nghiên cứu khoa học: Phương pháp nghiên cứu y học - CĐ Y tế Hà Nội
52 p | 8 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu dịch tễ
50 p | 13 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2018)
71 p | 9 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2021)
82 p | 9 | 2
-
Bài giảng Dược lý 3: Các phương pháp nghiên cứu dược lý ở mức độ phân tử - Mai Thị Thanh Thường
54 p | 7 | 2
-
Bài giảng Dược lý 3: Phương pháp nghiên cứu tiền lâm sàng trên gan - Mai Thị Thanh Thường
62 p | 8 | 2
-
Bài giảng Vai trò nghiên cứu điều dưỡng và thực hành dựa vào bằng chứng - ThS. Huỳnh Thị Kim Thi
28 p | 10 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn