Bài giảng Quản trị học: Bài 12 - TS. Hoàng Quang Thành
lượt xem 7
download
Bài giảng "Quản trị học: Bài 12 - Phong cách lãnh đạo" giới thiệu những nội dung cơ bản về phong cách và các loại phong cách lãnh đạo giúp sinh viên nhận thức đúng và có định hướng cụ thể trong việc học tập và rèn luyện nhằm có được phong cách lãnh đạo phù hợp, hiệu quả trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Bài 12 - TS. Hoàng Quang Thành
- QUẢN TRỊ HỌC TS. HOÀNG QUANG THÀNH BÀI 12 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO HUẾ, 02/2022
- Mục đích và yêu cầu Ø Mục đích Bài 12 giới thiệu những nội dung cơ bản về phong cách và các loại phong cách lãnh đạo giúp SV nhận thức đúng và có định hướng cụ thể trong việc học tập và rèn luyện nhằm có được phong cách lãnh đạo phù hợp, hiệu quả trong tương lai. Ø Yêu cầu 1) Hiểu được nội hàm cơ bản của khái niệm phong cách lãnh đạo 2) Nắm được đặc trưng, ưu, nhược điểm qua so sánh các loại phong cách lãnh đạo 3) Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
- Bố cục 1. Khái niệm phong cách lãnh đạo 2. Các lý thuyết chủ yếu về phong cách lãnh đạo 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
- 1. Khái niệm phong cách lãnh đạo Nói đến phong cách lãnh đạo là nói đến những tác phong, thủ pháp, biện pháp đặc biệt khi làm việc, thể hiện những phẩm chất nhân cách riêng của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo được biểu hiện hàng ngày trong hoạt động và ảnh hưởng rất lớn đến cách thực thực hiện, kết quả, hiệu quả hoạt động của người lãnh đạo cũng như cấp dưới và cả bộ máy do họ phụ trách.
- 1. Khái niệm phong cách lãnh đạo (TT) Phong cách lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, thói quen, cách thức cư xử mang tính đặc trưng, điển hình và ổn định mà người lãnh đạo sử dụng và thể hiện khi giải quyết các công việc hằng ngày với tư cách là nhà lãnh đạo. Phong cách chịu sự chi phối của cả các yếu tố khách quan (cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thống, tập quán, môi trường của tổ chức, bầu không khí nội bộ v.v...) lẫn các yếu tố chủ quan (cá tính, trình độ, phẩm chất, đạo đức, tính cách, tuổi tác v.v...) của bản
- 1. Khái niệm phong cách lãnh đạo (TT) Do mỗi người thuộc một kiểu khí chất với những đặc điểm tâm lý đặc trưng mang tính ổn định nên phong cách lãnh đạo cũng thường có tính ổn định, không dễ thay đổi một cách nhanh chóng, tùy hứng, chủ quan. Tuy nhiên, phong cách của mỗi người không phải là cái bất di bất dịch, có sẵn, cố định hoặc vĩnh viễn mà là kết quả của một quá trình hình thành, tích lũy, điều chỉnh, hoàn thiện và trở thành thói quen khó thay đổi .
- 1. Khái niệm phong cách lãnh đạo (TT) Khả năng thay đổi, điều chỉnh phong cách tùy thuộc vào: § Độ mềm dẻo của hệ thần kinh (khí chất quy định); § Sự khổ công rèn luyện và ý chí của từng cá nhân; § Độ tuổi của người lãnh đạo; § Sự quan tâm và cơ chế kiểm tra của cấp trên; § Đặc điểm môi trường, lĩnh vực hoạt động của tổ chức § Những người khác có liên quan đến người lãnh đạo.
- 2. Các lý thuyết về phong cách lãnh đạo 2.1. Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực 2.2. Lý thuyết phong cách lãnh đạo của Tannenbaum và Schmidt 2.3. Lưới lãnh đạo của Robert Blake và Jean Mouton
- 2.1. Phong cách dựa trên việc sử dụng quyền lực Dựa vào cách thức sử dụng quyền lực, Kurt Lewin chia phong cách lãnh đạo thành: 1. Phong cách Độc đoán 2. Phong cách Dân chủ 3. Phong cách Tự do
- 2.1.1. Phong cách độc đoán q Khái niệm Là phong cách mà theo đó nhà lãnh đạo dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, quyền hạn của mình để tự đề ra quyết định, bắt buộc cấp dưới phải thực hiện, không được tham gia góp ý hoặc thảo luận, bàn bạc. q Đặc điểm + Thích tập trung quyền lực (hạn chế phân quyền và ủy quyền); + Sử dụng phương pháp “cầm tay chỉ việc”; + Tự mình ra quyết định, hạn chế sự tham gia của cấp dưới.
- 2.1.1. Phong cách độc đoán (TT) q Ưu điểm + Giải quyết công việc nhanh chóng; + Giữ được bí mật, ý đồ của cấp trên; + Cần thiết khi tổ chức mới thành lập, khủng hoảng, lộn xộn, xung đột. q Nhược điểm + Bầu không khí tâm lý căng thẳng, ức chế, đối phó; + Nhân viên ít thích lãnh đạo; + Không phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới; + Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt.
- 2.1.2. Phong cách dân chủ q Khái niệm Nhà lãnh đạo thường thu hút tập thể tham gia thảo luận ra quyết định, chỉ tự mình quyết định các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, còn lại ủy quyền cho cấp dưới tự quyết định. Đây là loại phong cách được ưa chuộng, có hiệu quả ở hầu hết các tổ chức q Đặc điểm + Tôn trọng nhân cách, tin tưởng người khác; + Thu hút mọi người tham gia thảo luận để ra quyết định; + Thực hiện rộng rãi chế độ phân quyền, ủy quyền; + Chú trọng thông tin phản hồi để định hướng, hướng dẫn cấp dưới; + Biết lắng nghe, chắt lọc và tiếp thu ý kiến của người khác. .
- 2.1.2. Phong cách dân chủ (TT) q Phong cách dân chủ có hai loại + Dân chủ có tham vấn (tìm kiếm thông tin, lắng nghe ý kiến và mối quan tâm của cấp dưới nhưng sau đó tự mình ra quyết định); + Dân chủ có tham gia (cho phép cấp dưới tham gia việc ra quyết định). q Ưu điểm + Tạo bầu không khí thân thiện, gần gủi, nhân viên hài lòng; + Phát huy được tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của cấp dưới; + Nhờ tự giác nên năng suất cao kể cả khi không có mặt lãnh đạo.
- 2.1.2. Phong cách dân chủ (TT) q Nhược điểm + Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải là người có năng lực, trình độ, bản lĩnh, sâu sắc; + Nếu là người nhu nhược dễ “theo đuôi quần chúng”; + Thường hay họp hành, thảo luận nên mất nhiều thời gian, tốn kém; + Các quyết định đưa ra thường chậm trễ, dễ đánh mất thời cơ; + Không phù hợp với những tổ chức có đội ngũ cấp dưới hạn chế về chất lượng, ý thức tổ chức kém, thụ động, dân trí thấp v.v...
- 2.1.3. Phong cách tự do q Khái niệm Nhà lãnh đạo ít tham gia vào công việc tập thể, chỉ xác định mục tiêu, chăm lo vòng ngoài rồi để cấp dưới tự do hành động. q Đặc điểm + Ít can thiệp vào hoạt động của cấp dưới; + Hay đem công việc ra bàn bạc, họp hành để tránh khuyết điểm, trách nhiệm cá nhân; + Làm việc cầm chừng, không muốn giúp đỡ người khác nên cấp dưới thường gặp khó khăn.
- 2.1.3. Phong cách tự do (TT) q Ưu điểm + Tạo sự tự do tối đa cho cấp dưới hành động, sáng tạo; + Tạo bầu không khí thoải mái, dễ chịu trong tổ chức. q Nhược điểm + Kỹ cương lỏng lẽo, tùy tiện, đánh mất vai trò người đứng đầu; + Dễ dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy lo”, đỗ vỡ của tổ chức. + Không phù hợp với phần lớn các hệ thống xã hội vì dễ rơi vào tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, mất kiểm soát, thậm chí bị sụp đổ.
- 2.2. Phong cách lãnh đạo theoTannenbaum và Schmidt Tannenbaum và Schmidt phát triển nghiên cứu của Kurt Lewin đưa ra bảng phân loại gồm 7 kiểu phong cách khác nhau. Việc lựa chọn phong cách nào trong 7 phong cách giữa hai thái cực “Độc đoán” và “Tự do”, phụ thuộc vào: § Đặc điểm cá nhân người lãnh đạo: năng lực, trình độ, cá tính v.v… § Đặc điểm của cấp dưới: mức độ nhu cầu độc lập, sự hứng thú và mối quan tâm, khả năng sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm v.v… § Đặc điểm tình huống: văn hóa tổ chức, áp lực thời gian, nguồn lực v.v…
- 2.2. Phong cách lãnh đạo theoTannenbaum và Schmidt (TT) Độc đoán Dân chủ Có tham vấnCó tham Tự do gia Thẩm quyền cấp trên Tự do của cấp dưới Lãnh đạo Lãnh đạo ra Lãnh đạo Lãnh đạo đưa dự Lãnh đạo nêu Lãnh đạo đưa ra quyết quyết định đưa ý Lãnh đạo cho định, thăm vấn đề, lấy ý giới hạn, yêu định và và thuyết tưởng và phép NV hoạt dò và có thể kiến và ra cầu nhóm ra thông báo phục về mời đặt câu động trong thay đổi dự quyết định quyết định quyết định quyết định hỏi giới hạn định
- 2.2. Phong cách lãnh đạo theoTannenbaum và Schmidt (TT) Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo có thể có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh. q Ví dụ: + Phong cách độc đoán có thể áp dụng hiệu quả trong trường hợp: khẩn cấp, không đủ thời gian để họp bàn; có nhiều mâu thuẫn, xung đột phát sinh v.v… + Phong cách lãnh đạo tự do lại cần thiết khi đòi hỏi tính độc đáo, sự tự do sáng tạo, không máy móc và rập khuôn trong thực hiện các nhiệm vụ của cấp dưới
- 2.3. Phong cách lãnh đạo theo Robert Blake và Jean Mouton q Lý thuyết về các phong cách lãnh đạo của R. Blake và J. Mouton đưa ra dựa trên sự phối hợp giữa mức độ quan tâm của nhà lãnh đạo đối với con người và đối với sản xuất (công việc hay kế hoạch). q Lưới lãnh đạo có: trục tung chỉ sự quan tâm tới con người và trục hoành chỉ sự quan tâm đến công việc. q Mỗi trục được chia thành 9 ô, tạo ra 81 vị trí khác nhau tương ứng với các phong cách khác nhau, trong đó có 5 phong cách chủ đạo gồm 4 vị trí ở 4 góc và 1 ở Trung tâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị học: Bài tập tình huống - Nguyễn Văn Thụy
33 p | 352 | 77
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 2: Sự phát triển của các tư tưởng quản trị
16 p | 448 | 46
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 5 - Chức năng hoạch định
13 p | 417 | 25
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 3: Môi trường quản trị
16 p | 286 | 24
-
Bài giảng Quản trị học - Bài 7: Chức năng kiểm tra
12 p | 255 | 24
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - TS. Hoàng Quang Thành
20 p | 24 | 11
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 2 - TS. Hoàng Quang Thành
20 p | 30 | 11
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 6 - TS. Hoàng Quang Thành
30 p | 27 | 9
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 4 - Ngô Quý Nhâm, MBA
10 p | 123 | 8
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 4 - TS. Hoàng Quang Thành
27 p | 19 | 7
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 3 - Ngô Quý Nhâm, MBA
10 p | 79 | 7
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 7 - TS. Hoàng Quang Thành
21 p | 15 | 7
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - Ngô Quý Nhâm, MBA
11 p | 104 | 7
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 3 - TS. Hoàng Quang Thành
26 p | 12 | 7
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 6 - Ngô Quý Nhâm, MBA
19 p | 66 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 5 - Ngô Quý Nhâm, MBA
11 p | 52 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 2 - Ngô Quý Nhâm, MBA
26 p | 89 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 9 - TS. Hoàng Quang Thành
24 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn