Bài giảng Quản trị kế toán 2 – Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn
lượt xem 2
download
"Bài giảng Quản trị kế toán 2 – Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn" nghiên cứu những đặc điểm và bản chất của quyết định dài hạn; các quyết định dài hạn trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn đưa ra quyết định dài hạn; phương pháp đưa ra quyết định dài hạn như phương pháp hiện giá thuần, phương pháp kỳ hoàn vốn, phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kế toán 2 – Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT BÀI 9 ĐỊNH DÀI HẠN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Ngô Thế Chi (Chủ biên) (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Võ Văn Nhị (Chủ biên) (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học kinh tế Tp HCM. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 9 trong học phần Kế toán quản trị 2, nghiên cứu những đặc điểm và bản chất của quyết định dài hạn. Nội dung của các quyết định dài hạn trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn đưa ra quyết định dài hạn. Các phương pháp đưa ra quyết định dài hạn như phương pháp hiện giá thuần, phương pháp kỳ hoàn vốn, phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ. Mục tiêu Yêu cầu người học hiểu được đặc điểm quyết định dài hạn. So sánh điểm khác nhau giữa quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn. Các phương pháp đưa ra quyết định dài hạn. 64 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Tình huống dẫn nhập Limba Cafe Limba Cafe là một trong những cửa hàng kinh doanh đồ uống giải khát lớn nhất thành phố X. Với phân khúc khách hàng chủ yếu là dân văn phòng nên cửa hàng rất chú ý tới sản phẩm cà phê theo phong cách hiện đại. Chủ cửa hàng rất muốn đầu tư một máy pha cà phê nhưng còn phân vân về lợi nhuận có thể thu được từ khoản đầu tư này. Để có tiền mua máy pha cà phê chủ quán sẽ phải bỏ 180 triệu biết mỗi năm giá trị đồng tiền bị giảm 10% do lạm phát (ước tính chiếc máy có thể sử dụng trong 10 năm). Sau 10 năm sử dụng giá trị thanh lý ước tính của chiếc máy khoảng 12 triệu đồng. Khi máy pha cà phê được đưa vào sử dụng 1 nhân viên pha chế với mức lương 2 triệu đồng/tháng sẽ được cho thôi việc và ngay lập tức toàn bộ đồ pha chế thủ công sẽ được bán lại với giá 8 triệu đồng. 1. Nếu xem xét theo lợi nhuận kế toán thì chủ cửa hàng có nên đầu tư không? Nếu xem xét tới sự giảm giá của đồng tiền thì chủ cửa hàng có nên đầu tư không? 2. Ngoài thông tin tài chính chủ cửa hàng nên quan tâm tới thông tin nào khác? TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 65
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn 9.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của các quyết định dài hạn trong quản trị doanh nghiệp 9.1.1. Khái niệm quyết định dài hạn Đầu tư dài hạn là việc bỏ vốn vào các dự án kinh doanh trong thời gian dài, với mục tiêu thu được lợi nhuận trong tương lai. Đầu tư dài hạn chính là kết quả của các quyết định dài hạn, một chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Như vậy ngoài việc ra quyết định ngắn hạn hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng ngày… các nhà quản trị doanh nghiệp còn phải đưa ra quyết định dài hạn. Quyết định dài hạn của doanh nghiệp mang tính chất đầu tư dài và có liên quan nhiều đến cơ sở hạ tầng, công nghệ thiết bị của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của doanh nghiệp thường được sử dụng nhiều cho các mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp như xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất tự động… Hầu hết các quyết định về vốn đầu tư đều hướng vào mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khả năng sinh lời của vốn trong tương lai. Quá trình sinh lời của vốn lại phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố khách quan, chủ quan trong việc lựa chọn phương án đầu tư tối ưu. Trong chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, các nhà quản trị thường gặp phải các quyết định dài hạn như: Quyết định về mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Như xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ. Quyết định về việc thay đổi quy trình công nghệ để tăng nhanh sản lượng và chất lượng sản phẩm, quyết định thay đổi trang thiết bị để giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hành hoá dịch vụ. Quyết định về việc lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, lựa chọn thiết bị sản xuất trong các điều kiện khác nhau. Quyết định về việc lựa chọn phương án mua hay đi thuê tài sản cố định, mua ngay hay chờ một thời gian nữa mới mua… Những quyết định đầu tư trên thường đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, thời gian sản xuất kinh doanh dài, do vậy quá trình thu hồi chậm, thường vượt quá thời hạn của một năm nên gọi là đầu tư dài hạn. Thực chất của các quyết định dài hạn thường cụ thể thành các tình huống như sau: Các quyết định giảm chi phí: Có nên trang bị máy móc thiết bị mới để thay thế các thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu để giảm chi phí sản xuất hay không? Đây là một loại quyết định mà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đem lại giữa hai phương án, hoặc là vẫn giữ nguyên máy móc thiết bị sản xuất cũ hoặc thay thế thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu bằng các thiết bị sản xuất mới, có trình độ kỹ thuật hiện đại để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Về hiện tại, hiệu quả kinh tế có thể chưa cao vì đầu tư ban đầu lớn, nhưng về lâu dài có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. 66 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Các quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: Các quyết định này thường liên quan đến việc tăng quy mô của quá trình sản xuất như xây dựng thêm nhà xưởng, nhà kho, mua thêm máy móc thiết bị, quy trình công nghệ để tăng thêm năng lực sản xuất kinh doanh và như vậy, sẽ tăng thêm về doanh thu hay không. Với điều kiện nhu cầu sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường không hạn chế. Để tăng thêm lợi nhuận doanh nghiệp có thể mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất. Các quyết định về lựa chọn công nghệ kỹ thuật mới: Công nghệ mới hay công nghệ cũ thể hiện trình độ kỹ thuật cao có thể có nhiều loại và có thể mua ở rất nhiều thị trường, có thể mua ở trong nước hoặc nước ngoài. Vậy, quản trị doanh nghiệp quyết định nên đầu tư mua công nghệ sản xuất nào, ở đâu, trong nước hay nước ngoài… để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Để có câu trả lời chính xác, nhà quản trị cần đưa ra nhiều phương án, so sánh nhiều phương án. Qua đó, mới có thể chọn ra được phương án tối ưu nhất trong đầu tư nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Các quyết định nên mua sắm hay thuê máy móc thiết bị sản xuất có lợi hơn. Đối với các quyết định này thường xảy ra đối với doanh nghiệp sử dụng các thiết bị sản xuất chỉ có khoảng thời gian ngắn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp như: Xây lắp, sử dụng thiết bị theo mùa, theo hạng mục công trình… trong trường hợp này, doanh nghiệp cần cân nhắc nên mua thiết bị máy móc hoặc đi thuê máy móc có lợi hơn. Thông thường, như: các doanh nghiệp xây lắp hay các doanh nghiệp vận chuyển theo mùa thì quản trị doanh nghiệp thường đi thuê máy móc thiết bị sẽ có lợi cao hơn về mặt kinh tế. Các quyết định nên thay đổi quy trình công nghệ sớm, hay là hoãn lại một thời gian nữa. Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, nếu các quy trình công nghệ sản xuất mặc dù đã khấu hao hết nhưng còn rất tốt, sản phẩm sản xuất ra vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường, lợi nhuận còn cao thì đương nhiên việc đầu tư để thay đổi quy trình công nghệ mới là chưa cần thiết. Còn nếu việc duy trì công nghệ sản xuất tuy chưa hết khấu hao nhưng sản phẩm sản xuất ra đã lỗi thời, lợi nhuận giảm thì nhà quản trị cần nghiên cứu, thay đổi sớm quy trình công nghệ. Có như vậy, mới có thể đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng sản phảm có nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và mới có thể đứng vững trong cạnh tranh. Vậy, có thể định nghĩa quyết định dài hạn như sau: Quyết định dài hạn là những quyết định mang tính chất kế hoạch dài hạn, thường liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. 9.1.2. Phân loại các quyết định dài hạn của doanh nghiệp Các quyết định dài hạn của doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: Quyết định sàng lọc và quyết định ưu tiên. TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 67
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Quyết định sàng lọc là những quyết định chỉ liên quan đến một phương án nhưng có nhiều phương án khác nhau đều thỏa mãn cùng một mục tiêu của dự án. Như vậy, quyết định sàng lọc là quyết định đã được chọn ra từ nhiều phương án khác nhau và nó được coi là phương án tối ưu trong mọi phương án, nhằm thục hiện dự án đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ: Khi đấu thầu các công trình chủ đầu tư thường chọn một nhà thầu tốt nhất trong tổng các nhà thầu tham dự. Quyết định ưu tiên là các quyết định có liên quan đến nhiều dự án, nhằm các mục đích khác nhau. Nhưng, trong cùng một lúc không thể thực hiện ngay tất cả các dự án được, do vậy, nhà quản trị phải căn cứ vào tình hình thực tế, trong những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn những dự án cần làm ngay, tiếp đến là những dự án quan trọng khác. Việc xem xét để lựa chọn phương án được xếp hạng là quan trọng trong các dự án được coi là ưu tiên. Ví dụ: Trong tất cả các dự án thực hiện trong khu đô thị, nhà quản trị thường ưu tiên dự án cơ sở hạ tầng triển khai trước, sau đó mới tới dự án trường học, bệnh xá, siêu thị… 9.1.3. Ý nghĩa của các quyết định dài hạn trong quản trị doanh nghiệp Quyết định dài hạn thông thường mang tính chất chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Cho nên các quyết định dài hạn đúng đắn sẽ có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, được thể hiện qua những nội dung sau: Các quyết định đầu tư dài hạn đúng đắn thể hiện sự năng động, nhạy bén của nhà quản trị trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường cạnh tranh. Mặt khác quyết định dài hạn góp phần nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, củng cố và phát triển thương hiệu. Các quyết định dài hạn đúng đắn sẽ là những căn cứ quan trọng để nhà quản trị xây dựng các quyết định ngắn hạn chính xác và hợp lý nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng của các yếu tố sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào các quyết định dài hạn, nhà quản trị sẽ chủ động về cơ sở vật chất kỹ thuật trong đầu tư, thấy rõ được những khó khăn và thuận lợi trong quá trình phát triển, giúp quản trị doanh nghiệp có những giải pháp tích cực huy động và sử dụng các nguồn tài chính hợp lý. 9.2. Những đặc điểm của các quyết định dài hạn 9.2.1. Quyết định dài hạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời hạn đầu tư dài Đây là một đặc điểm khác biệt so với quyết định ngắn hạn. Phần lớn các quyết định dài hạn có liên quan tới việc thay đổi khả năng sản xuất của doanh nghiệp, cho nên đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn. Vốn đầu tư lớn thường liên quan đến tài sản cố định, mà đặc tính của tài sản cố định là tính hao mòn. Nghĩa là, sau khi hết thời gian sử dụng, tài sản cố định thường còn rất ít hoặc không còn giá trị. Do vậy, việc xác định tỷ lệ 68 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn sinh lời của tài sản cố định có tính hao mòn là một vấn đề hết sức phức tạp. Bởi vì, những tài sản này bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giá trị của chúng được chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất. Bởi vậy, tổng giá trị mà tài sản đầu tư tạo ra không những phải bù đắp cho vốn đầu tư ban đầu, mà còn mang lại cho nhà đầu tư một mức lợi nhuận mong muốn thu được từ số vốn đầu tư. Do đó, lợi nhuận vốn đầu tư dài hạn, có thể xác định bằng công thức sau đây: Lợi nhuận Tổng lợi nhuận = – (Vốn đầu tư ban đầu – Giá trị thu hồi) đầu tư dài hạn của vốn đầu tư Ví dụ: Một doanh nghiệp đầu tư thêm một quy trình công nghệ trị giá 400 triệu đồng. Mỗi năm, doanh nghiệp thu được tỷ suất lợi nhuận là 15% trên vốn đầu tư. Quy trình công nghệ sử dụng trong 10 năm (sau 10 năm, giá trị tận dụng của quy trình công nghệ sản xuất này bằng 0). Yêu cầu: Xác định lợi nhuận vốn đầu tư của quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp sau 10 năm hoạt động theo tài liệu trên. Bài giải: Với tỷ lệ sinh lời là 15% trên vốn đầu tư, sau 10 năm doanh nghiệp thu được tổng mức lợi nhuận là: (400 15%) 10 = 600 (triệu đồng) Lợi nhuận vốn đầu tư của quy trình công nghệ sản xuất sau mười năm là: 600 – 400 = 200 (triệu đồng) Giả sử cũng theo số liệu của ví dụ trên, tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp là 10% thì sau 10 năm, doanh nghiệp thu được tổng mức lợi nhuận là: (400 10%) 10 = 400 (triệu đồng) đúng bằng với số vốn đầu tư ban đầu. Bởi vậy, trong 10 năm hoạt động, doanh nghiệp không thu được một đồng lợi nhuận vốn đầu tư nào. 9.2.2. Mục tiêu quyết định dài hạn đôi khi không chỉ vì là lợi nhuận mà còn phi lợi nhuận Thông thường, các quyết định dài hạn đầu tư vốn lớn, nhằm vào các mục đích, như: Mở rộng sản xuất, cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất, trang thiết bị hiện đại… để nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh về số lượng và chất lượng sản phẩm. Nhưng, đôi khi cũng không phải hoàn toàn là như vậy. Chẳng hạn, có trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào việc làm sạch môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên, tránh độc hại... Bởi vì, đây cũng là một mặt của đời sống xã hội cần được nâng cao, mọi doanh nghiệp cần bảo vệ môi trường sống của chính mình và của toàn xã hội. Đồng thời, vốn đầu tư cho lĩnh vực này đôi khi cũng rất lớn. 9.2.3. Quyết định dài hạn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô và vi mô Khác với các quyết định ngắn hạn, các quyết định dài hạn phải tính đến sự biến động của đồng tiền. Do đặc điểm của các quyết định dài hạn là thời gian thu hồi vốn dài, nên sự biến động của đồng tiền có tác động rất lớn đến vốn đầu tư ban đầu. Bởi vậy, các doanh nghiệp cũng như mọi nhà đầu tư cũng mong muốn rằng: Một đồng đầu tư hôm nay sẽ thu được giá trị lớn hơn vào ngày mai, của năm nay lớn hơn vào năm sau. TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 69
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Từ sự biến động của đồng tiền như vậy, họ có thể đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hoặc ít nhất họ gửi tiền vào các ngân hàng cũng có thể sinh lời. Xuất phát từ ý nghĩa trên, trước khi đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để kiếm lời, các nhà doanh nghiệp thường phải tính đến sự biến động của đồng tiền. Nghĩa là, cho dù có sự giảm giá của đồng tiền thì họ vẫn có thể thu được một khoản lãi nhất định thì họ mới đầu tư. Quyết định dài hạn bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình ổn định chính trị… Quyết định dài hạn bị ảnh hưởng của mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty. Do vậy khi xem xét quyết định này cần phải đặt nó trong mối quan hệ với các quyết định khác. 9.3. Các phương pháp ra quyết định dài hạn Trong thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp, có nhiều phương pháp để ra các quyết định dài hạn. Song, ở bài này chỉ giới thiệu một số quyết định cơ bản nhất được các nhà quản trị doanh nghiệp thường áp dụng. 9.3.1. Phương pháp hiện giá thuần 9.3.1.1. Khái niệm về phương pháp hiện giá thuần Hiện giá thuần của một phương án kinh doanh là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản thu, chi trong tương lai. Như vậy, các khoản thu là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền thu của một phương án đầu tư. Còn các khoản chi là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền chi của một phương án đầu tư. 9.3.1.2. Các bước xác định hiện giá thuần Quá trình xác định hiện giá thuần của một dự án kinh doanh được thực hiện qua ba bước sau đây: Bước 1: Thu thập các thông tin có liên quan đến các khoản thu và các khoản chi của một phương án trong tương lai. Thông thường các khoản thu của một phương án kinh doanh bao gồm: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận thuần. Vốn ngắn hạn được giải phóng (tiết kiệm được). Chi phí tiết kiệm được. Giá trị tận dụng khi các dự án đã kết thúc. Các khoản chi của một dự án kinh doanh bao gồm: Vốn đầu tư ban đầu. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, trùng tu, bảo trì. Chi phí để dự án hoạt động. 70 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Các khoản chi thanh lý chi dự án kết thúc. Các khoản chi phí khác (nếu có). Bước 2: Xác định giá trị hiện tại của các khoản thu, chi. Giá trị hiện tại của các khoản thu chi có thể được xác định bằng công thức: Giá trị hiện tại của = Các khoản thu, chi Hệ số giá hiện tại các khoản thu, chi Giá trị hiện tại dòng đơn của một đồng tiền trong một năm được xác định bằng công thức. 1 Giá trị hiện tại của 1 đồng trong năm = (1 + k)n Giá trị hiện tại dòng kép của một đồng trong một năm được xác định bằng công thức: 1 1 Giá trị hiện tại của 1 đồng theo dòng kép = 1 k 1 k n Trong đó: k - Tỷ lệ lãi mong muốn tuỳ từng khoản tiền mà doanh nghiệp đang sử dụng. n - thứ tự của năm đầu tư. Nếu gọi năm đầu tư là năm gốc và có thứ tự bằng 0 thì: Nếu n = 1, có thứ tự bằng 0. Nếu n = 2, có thứ tự bằng 1. Chẳng hạn một đồng ở năm thứ 3, với tỷ lệ lãi suất là 10% thì nó tương đương bao nhiêu đồng ở năm đầu tư. Tra bảng ta thấy một đồng ở năm thứ 3 với tỷ lệ lãi suất là 10% thì nó tương đương = 0,751 đồng. Nếu tỷ lệ lãi suất là 20%, tra bảng ta thấy nó tương đương = 0,579 đồng ở năm đầu tư. Ngoài ra còn có thể xác định giá trị tương lai của một đồng tiền theo dòng đơn và dòng kép như sau: Giá trị tương lai dòng đơn của một đồng = (1+k)n 1 k n 1 Giá trị tương lai dòng kép của một đồng = k Những giá trị của đồng tiền có thể xét đến yếu tố thời gian được xác định theo những công thức trên, là những công thức toán học phù hợp với từng loại đã được tính sẵn trong bảng giá trị của đồng tiền. Bảng này được trình bày ở cuối bài. Bước 3: Xác định hiện giá thuần. Việc xác định hiện giá thuần trên cơ sở tổng hợp của tất cả các khoản thu trừ đi tất cả các khoản chi. Hiện giá thuần, có thể được xác định bằng công thức sau: Giá trị hiện tại Giá trị hiện tại các Hiện giá thuần = – các khoản thu khoản chi Hiện giá thuần theo như công thức ở trên, có thể xảy ra 3 trường hợp: Nếu hiện giá thuần = 0 thì dự án đạt được mục tiêu ở mức thoả mãn. Nếu hiện giá thuần ≥ 0 thì dự án đạt được mục tiêu trên mức thoả mãn. Nếu hiện giá thuần < 0 thì dự án mục tiêu không thoả mãn, thậm chí có thể bị lỗ. TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 71
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Ví dụ: Công ty sản xuất Anh Quang đang có kế hoạc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, dự kiến 2 phương án sau: Phương án 1: Sửa chữa một máy sản xuất cũ, với các thông tin sau đây: Chi phí đại tu ngay lúc này hết 40.000.000 đồng, sau 4 năm tới chi phí sửa chữa là 20.000.000 đồng. Chiếc máy này có thể sử dụng được 8 năm nữa. Sau 8 năm sử dụng, giá trị thu hồi thanh lý có thể bán được 8.000.000 đồng. Nếu bán chiếc máy này ngay bây giờ có giá trị thu hồi là 12.000.000 đồng. Biết rằng chi phí hoạt động hàng năm là 240.000.000 đồng. Doanh thu đạt được hàng năm là 400.000.000 đồng Phương án 2: Mua máy mới với các thông tin như sau: Giá mua máy mới là 600.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 8 năm. Sau 4 năm cần bỏ ra 4.000.000 đồng để sửa chữa. Hết 8 năm sử dụng có thể thu hồi và thanh lý được 30.000.000 đồng. Chi phí hoạt động hàng năm là 180.000.000 đồng, doanh thu hàng năm đạt được là 400.000.000 đồng. Biết rằng mức lãi suất mong muốn của công ty là 20%/năm. Yêu cầu: Hãy xem xét và nghiên cứu giúp quản trị công ty nên chọn phương án sửa chữa máy cũ hay mua máy mới có lợi hơn? Bài giải: Để nghiên cứu và xem xét giúp nhà quản trị công ty nên chọn phương án sửa chữa máy cũ hay mua máy mới có lợi hơn, trước hết cần xác định hiện giá thuần của 2 phương án, sau đó so sánh hiện giá thuần giữa 2 phương án trên. Nếu phương án nào có hiện giá thuần lớn hơn, nhà quản trị công ty nên chọn phương án đó thì chắc hẳn sẽ có lợi hơn. Có thể tóm tắt hai phương án trên ở biểu sau: Chỉ tiêu Năm thứ Số tiền Hệ số giá 20% Giá trị hiện tại A. Phương án 1: Sửa máy cũ 1. Các khoản thu 615,776 - Mức lãi hàng năm 1–8 160 3,837 613,92 - Giá trị tận dụng sau 8 năm 8 8 0,233 1,856 2. Các khoản chi 49,64 - Chi đại tu Hiện tại 40 1 40 - Chi sửa chữa 4 20 0,482 9,64 3. Hiện giá thuần phương án 1 566,136 B. Phương án 2: Mua máy mới 1. Các khoản thu 863,13 - Lãi hàng năm 1–8 220 3,837 844,14 - Giá trị tận dụng 8 30 0,233 6,99 - Thu nhập khi bán máy cũ Hiện tại 12 1 12 2. Các khoản chi 601,928 - Chi mua máy mới Hiện tại 600 1 600 - Chi sửa chữa 4 4 0,482 1,928 3. Hiện giá thuần phương án 2 261,2 72 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Từ kết quả tính toán trên, ta thấy cả 2 phương án đều có hiện giá thuần dương, nhưng phương án sửa chữa máy cũ có hiện giá thuần lớn hơn, do vậy doanh nghiệp nên chọn phương án này. 9.3.1.3. Hướng dẫn tra bảng Khi tra bảng, thường gặp bảng dòng đơn và bảng dòng kép giá trị hiện tại của một đồng trong năm. Bảng giá trị hiện tại dòng đơn của một đồng trong năm được áp dụng trong trường hợp các khoản thu chi xảy ra trong từng năm, còn bảng giá trị hiện tại dòng kép của một đồng trong năm được áp dụng trong các trường hợp các khoản thu chi xảy ra lặp đi lặp lại trong vòng nhiều năm trong trường hợp này, nên tra bảng giá trị hiện tại dòng kép thì chỉ tra có một lần, còn nếu tra bảng giá trị dòng đơn ta phải tra lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng kết quả cuối cùng vẫn giống nhau. Chẳng hạn, ở ví dụ trên, mức lãi hàng năm của phương án sửa chữa máy cũ là 160.000.000 đồng. Nếu tra bảng giá trị hiện tại dòng kép thì ta tra dòng thứ 8 với cột có tỷ lệ dòng tương ứng là 20% thì hệ số giá sẽ là 3.837 và giá trị hiện tại của nó sẽ là: 160 3,837 = 613,92 (triệu đồng). Tổng số tiền lãi mà công ty thu được liên tục trong 8 năm tương đương với số tiền ở năm đầu tư là 613,92 triệu đồng. Còn nếu tính tổng số tiền lãi thu được trong 8 năm liên tục là: 160 8 = 1.280 triệu đồng. Chỉ có giá trị hiện tại tương đương với 613,92 triệu đồng ở năm đầu tư mà thôi. Nhưng cũng với trường hợp trên có thể tra bảng giá trị hiện tại của dòng đơn và được tính toán theo biểu sau: Năm thứ Số tiền (triệu đồng) Hệ số giá 20% Giá trị hiện tại (triệu đồng) 1 160 0,833 133,28 2 160 0,694 111,04 3 160 0,579 92,64 4 160 0,482 77,12 5 160 0,402 64,32 6 160 0,335 53,6 7 160 0,279 44,64 8 160 0,232 37,12 Tổng cộng 3,837 613,92 Ví dụ 1: Công ty du lịch HACICO đang xem xét hai phương án: nên mua hoặc thuê chiếc xe phục vụ khách du lịch của công ty trong vòng 5 năm. Hội đồng quản trị công ty dự kiến hai phương án sau đây. Phương án 1: Mua xe Giá mua chiếc xe du lịch loại tốt hiện nay là 2.400.000.000 đồng. Chi phí phục vụ hàng năm là 20.000.000 đồng. Chi phí sửa chữa 3 năm đầu, mỗi năm là 6.000.000 đồng, năm thứ 4 là 10.000.000 đồng, năm thứ 5 là 20.000.000 đồng. Sau 5 năm chiếc xe này có thể bán được với giá bằng 1 200 000 000 đồng giá trị ban đầu. Phương án 2: Thuê xe Nếu công ty thuê xe, công ty phải nộp tiền đặt cọc là 100.000.000 đồng và sau 5 năm công ty sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền đặt cọc đó. Tiền thuê xe hàng năm hết TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 73
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn 400.000.000 đồng. Mỗi năm, công ty phải trả một lần. Mọi chi phí về lái xe, sửa chữa chủ cho thuê phải chịu. Biết rằng lãi suất mong muốn của công ty hàng năm là 18%. Yêu cầu: Hãy nghiên cứu và xem xét giúp quản trị công ty nên quyết định mua xe hay là thuê xe. Bài giải: Để lựa chọn một trong hai phương án trên, có thể xác định hiện giá thuần của từng phương án, như sau: (đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm thứ Số tiền Hệ số giá 18% Giá trị hiện tại A - Phương án 1: Mua xe 1. Các khoản thu Thu từ bán xe 5 1 200 0,437 262,2 2. Các khoản chi 2 489,32 - Mua xe hiện tại 2400 1 2400 - Chi phí phục vụ 15 20 3,127 62,54 - Chi phí sửa chữa 13 6 2,147 12,88 - Chi phí sửa chữa năm thứ 4 4 10 0,516 5,16 - Chi phí sửa chữa năm thứ 5 5 20 0,437 8,74 3. Hiện giá thuần phương án 1 - 2 227,12 B - Phương án 2: Thuê xe 1. Các khoản thu Thu hồi tiền đặt cọc 5 100 0,437 21,85 2. Các khoản chi - Đặt cọc hiện tại 100 1 100 - Chi phí thuê 1 5 400 3,127 1250,8 - Tổng chi 1350,8 3. Hiện giá thuần phương án 2 -1328,95 Từ kết quả tính toán của hai phương án trên cho thấy: Cả hai phương án đều có hiện giá thuần nhỏ hơn không. Nhưng phương án hai: thuê xe có hiện giá thuần lớn hơn ở phương án mua xe. Bởi vậy, quản trị công ty nên thuê chiếc xe con phục vụ khách du lịch có lợi hơn. Ví dụ 2: Ông Bùi Phát Nhanh năm nay 48 tuổi. Sau 12 năm nữa ông sẽ nghỉ hưu. Ông có dự định sẽ đi một chuyến du lịch nước ngoài với tổng chi phí là 100.000.000 đồng. Yêu cầu: Hãy nghiên cứu và xem xét giúp ông Nhanh, ngay bây giờ phải đầu tư bao nhiêu để sau 12 năm nữa ông có đủ 100.000.000 đồng để thực hiện được đúng ước mơ của mình. Biết rằng với lãi suất hàng năm là 20% hoặc 18%. 74 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Bài giải: Nếu lãi suất 20% năm, tra bảng giá trị hiện tại, dòng đơn của một đồng sau 12 năm, ta có hệ số giá: 0,112. Vậy, để sau 12 năm nữa ông Nhanh có đủ 100.000.000 đồng thì hiện tại ông phải đầu tư với số tiền là: 100 0,112 = 11,2 (triệu đồng) Nếu với lãi suất 18% năm thì hệ số giá là 0,137. Vậy, để sau 12 năm nữa, ông Nhanh có đủ 100.000.000đ thì ngay bây giờ ông phải đầu tư với số tiền là: 100 0,137 = 13,7 (triệu đồng) Ví dụ 3: Ông Bùi Tấn Phát cho thuê bất động sản thời hạn 6 năm. Bên thuê đưa ra 3 phương án cụ thể như sau để trả tiền lãi: Phương án 1: Nhận ngay bây giờ với tổng số tiền là 50.000.000 đồng. Phương án 2: Mỗi năm nhận 12.000.000 đồng và nhận trong vòng 6 năm liên tục. Phương án 3: Sau 6 năm ông nhận 75 triệu đồng. Yêu cầu: Hãy nghiên cứu và xem xét giúp ông Bùi Tấn Phát chọn một phương án có hiệu quả nhất. Biết rằng với lãi suất là 10%/ năm. Bài giải: Để giúp ông Bùi Tấn Phát chọn được phương án tối ưu trong việc cho thuê bất động sản, ta lập bảng xác định hiện giá thuần của từng phương án như sau: Số tiền Hệ số giá Giá trị hiện tại Phương án Năm thứ (triệu đồng) (10%) (triệu đồng) Phương án 1 hiện tại 50 1 50 Phương án 2 16 12 4,355 52,26 Phương án 3 6 75 0,564 42,3 Kết quả tính toán trên cho thấy: Phương án 2 có hiện giá thuần lớn nhất là 52,26 triệu đồng. Bởi vậy, ông Phát nên chọn phương án 2 trong việc nhận tiền lãi cho thuê tài sản là có hiệu quả nhất. 9.3.2. Phương pháp kỳ hoàn vốn Phương pháp này trú trọng đến một chỉ tiêu gọi là kỳ hoàn vốn (thời hạn thu hồi vốn). Kỳ hoàn vốn có thể hiểu đó là độ dài thời gian cần thiết đối với 1 dự án đầu tư để bù lại chi phí ban đầu của dự án từ các khoản thu tiền mặt mà nó sinh ra. Phương pháp kỳ hoàn vốn được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có những khoản tiền được sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Do đó người ta chỉ quan tâm đến thời hạn thu hồi vốn đầu tư, chứ không quan tâm nhiều đến tỷ lệ lãi. Trên thực tế có nhiều trường hợp đầu tư có thể có lãi thấp nhưng thu hồi vốn nhanh hoặc có thể lãi cao nhưng thu hồi vốn chậm. Kỳ hoàn vốn được xác định bằng công thức sau đây: Vốn đầu tư Kỳ hoàn vốn = Thu nhập để bù đắp vốn TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 75
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Còn vốn đầu tư được xác định: Vốn đầu tư = Vốn đầu tư ban đầu – Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản Còn thu nhập để bù đắp vốn được xác định bằng công thức: Thu nhập để bù đắp vốn = Lợi nhuận thuần + Khấu hao Ví dụ: Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo cần mua một máy tiện mới. Giám đốc công ty đang xem xét hai máy: máy tiện A và máy tiện B. Máy tiện A có giá mua là 36.000.000 đồng và sẽ làm giảm chi phí hoạt động là 12.000.000 đồng mỗi năm. Còn máy tiện B, nếu mua máy này chỉ hết có 24.000.000 đồng, nhưng cũng làm giảm chi phí hoạt động hàng năm là 9 600.000 đồng. Yêu cầu: Hãy nghiên cứu và xem xét giúp Giám đốc công ty nên mua máy tiện nào có lợi hơn? Bài giải: Để giúp Quản trị công ty nên chọn mua máy tiện nào có lợi hơn, trước hết cần xác định kỳ hoàn vốn của từng loại máy tiện. Kỳ hoàn vốn của máy tiện A: 36/12 = 3 (năm) Kỳ hoàn vốn của máy tiện B: 24/9,6 = 2,5 (năm) Từ kết quả tính toán ở trên, công ty nên mua máy tiện B vì có kỳ hoàn vốn ngắn hơn máy tiện A là 0,5 năm. Nghĩa là việc thu hồi vốn của máy tiện B nhanh hơn máy tiện A là 6 tháng. Phương pháp kỳ hoàn vốn không phải là do sự đo lường về lợi nhuận giữa phương án này với phương án khác. Đúng hơn, đó là sự đo lường về thời gian, như vậy người quản lý biết rằng: cần bao nhiêu thời gian để bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu. Đây là một nhược điểm chủ yếu của phương pháp kỳ hoàn vốn. Điều đó là vì: 1 kỳ hoàn vốn ngắn hơn chưa chắc là một căn cứ chính xác giúp cho Quản trị doanh nghiệp ra quyết định đầu tư theo phương án nào tốt hơn. Theo ví dụ ở trên, giả sử máy tiện A dự kiến sẽ sử dụng 10 năm, còn máy tiện B chỉ sử dụng được 5 năm thì rõ ràng rằng cần phải mua 2 lần máy tiện B mới bằng thời gian sử dụng của máy tiện A. Trong trường hợp này, nên mua máy tiện A là một vấn đề đầu tư tốt hơn nhiều so với máy tiện B. Một hạn chế nữa của phương pháp kỳ hoàn vốn là nó không quan tâm đến giá trị của tiền tệ theo thời gian. Một dòng thu tiền mặt có thể nhận được trong vài năm tới được đánh giá ngang bằng với dòng tiền mặt nhận được trong thời gian hiện tại. 9.3.3. Phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải vay vốn hoặc có nhiều cơ hội đầu tư với mức lãi suất đã được xác định. Tỉ lệ sinh lời giản đơn được xác định bằng công thức: Thu nhập Chi phí tăng thêm – tăng thêm (gồm cả khấu hao) Tỉ lệ sinh lời giản đơn = 100 Vốn đầu tư ban đầu Lợi nhuận thuần tăng thêm = 100 Vốn đầu tư ban đầu 76 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Hoặc có thể tính theo công thức: Số tiền tiết kiệm Khấu hao do – do giảm chi phí máy mới Tỉ lệ sinh lời giản đơn = 100 Vốn đầu tư ban đầu Ví dụ: Công ty cổ phần Minh Phụng đang xem xét việc mua máy móc thiết bị để tăng thêm một dây chuyền sản xuất. Nếu tăng thêm một dây chuyền sản xuất sẽ làm tăng thêm thu nhập là 45.000 (nghìn đồng) một năm. Chi phí hoạt động tăng thêm hàng năm là 20.000 (nghìn đồng). Việc mua thêm máy móc cho một dây chuyền sản xuất tăng thêm có giá trị là 90.000 (nghìn đồng). Thời hạn sử dụng dự kiến là 9 năm. Dự kiến không có giá trị tận dụng khi thanh lý. Yêu cầu: Xác định tỉ lệ sinh lời giản đơn của việc đầu tư dây chuyền sản xuất tăng thêm của công ty theo tài liệu trên. Bài giải: Căn cứ vào số liệu của bài tập đã cho, có thể xác định tỉ lệ sinh lời giản đơn của dây chuyền sản xuất tăng thêm, như sau: 45.000 – (20.000 + 10.000) Tỉ lệ sinh lời giản đơn = 100 = 16,7% 90.000 9.3.4. Phương pháp tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian Tỉ lệ sinh lời diều chỉnh theo thời gian là tỉ lệ lãi thực sự của một dự án đầu tư hứa hẹn đem lại trong thời gian dự án còn hiệu lực. Tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian được xác định qua hai bước sau đây: Bước 1: Xác định hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian bằng công thức: Vốn đầu tư ban đầu Hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian = Các khoản thu hàng năm Bước 2: Sau khi xác định được hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian sẽ tra vào bảng giá trị hiện tại dòng kép để xác định tỉ lệ sinh lời của dự án đầu tư. Ví dụ 1: Theo tài liệu và kết quả tính toán của ví dụ trước. Yêu cầu: Xác định tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian và so sánh với tỉ lệ sinh lời giản đơn theo tài liệu trên. Bài giải: Để xác định được tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian, tiến hành xác định theo hai bước sau đây. Bước 1: Xác định hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian: 90.000 Hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian = = 3,6 25.000 Bước 2: Tra vào bảng giá trị hiện tại dòng kép của một đồng. Tra dòng số 9, đối chiếu cột tương đương với hệ số 3.566 (xấp xỉ 3,6), tương ứng với cột có tỉ lệ là 24%. TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 77
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Như vậy, tỉ lệ sinh lời giản đơn bằng 16,7%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian là 24%. Ví dụ 2: Công ty Hoàng Gia đang có dự án đầu tư với số vốn đầu tư ban đầu là 63,4 triệu đồng. Chi phí tiết kiệm hàng năm là 20.000.000 đồng. Thời gian thu hồi vốn là 4 năm. Yêu cầu: Xác định tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian của dự án trên, có thể tiến hành theo hai bước sau đây: Bước 1: Xác định hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian. Bước 2: Tra bảng kép, dòng 4 ứng với cột 31,7 là tỉ lệ 10%. Như vậy, dự án trên có tỉ lệ sinh lời trong suốt 4 năm là 10% năm Ví dụ 3: Công ty ABC đang dự kiến mua một tài sản cố định với tổng giá trị là 600 triệu đồng. Khoản thu nhập hàng năm mà tài sản cố định đó mang lại cho công ty là 150 triệu đồng, dự kiến thời gian sử dụng tài sản cố định đó là 10 năm. Yêu cầu: Xác định tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian của tài sản cố định trên. Bài giải: Để xác định tỉ lệ sinh lời mà tài sản cố định đó mang lại cho công ty ABC trong suốt thời gian 10 năm, có thể tiến hành tính toán qua hai bước sau đây: Bước 1: Xác định hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian: 600 4 150 Bước 2: Tra bảng kép, dòng 10 với hệ số 4 ứng với cột có tỉ lệ lãi khoảng 21%. Như vậy, dự án trên có tỉ lệ sinh lời trong suốt 10 năm khoảng 21%. Ngoài các phương pháp trên, còn có thể vận dụng phương pháp nội suy để xác định tỉ lệ sinh lời của dự án trên theo công thức: H0 H P = P0 + +(P1 P0 ) H 0 H1 Trong đó: P: Tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian cần được xác định. P1, P0: Giới hạn trên và giới hạn dưới của tỉ lệ sinh lời. H1, H0: Hệ số giá tương ứng với P1, P0 Nếu quy ước P1 > P0 thì H1 < H0 Theo kết quả tính toán của ví dụ trước, thì P1 = 22%, P0 = 20%. Tra bảng dòng kép của một đồng, ta có: H0 = 4,194, H1 = 3,923, H = 4. Áp dụng công thức xác định tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian của dự án trên là: 4,192 4 p 20% (22% 20%) 21, 427% 4,192 3,923 Như vậy, từ kết quả tính toán của hai phương án trên cho thấy, nếu áp dụng phương pháp nội suy thì cho tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian của dự án chính xác hơn. 78 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Bảng 9.1. Giá trị hiên tại dòng đơn của một đồng Fn P= (1+r)n Kỳ 4% 5% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 1 0,962 0,952 0,943 0,926 0,909 0,839 0,877 0,862 2 0,925 0,907 0,890 0,857 0,826 0,797 0,769 0,743 3 0,889 0,864 0,840 0,794 0,751 0,712 0,675 0,614 4 0,855 0,823 0,792 0,735 0,683 0,636 0,592 0,552 5 0,822 0,784 0,747 0,681 0,621 0,567 0,519 0,476 6 0,790 0,746 0,705 0,630 0,564 0,507 0,456 0,410 7 0,760 0,711 0,663 0,583 0,513 0,452 0,400 0,354 8 0,731 0,677 0,627 0,540 0,467 0,404 0,351 0,305 9 0,703 0,645 0,592 0,500 0,424 0,361 0,308 0,263 10 0,676 0,614 0,558 0,463 0,386 0,322 0,270 0,227 11 0,650 0,585 0,527 0,492 0,350 0,287 0,273 0,195 12 0,625 0,557 0,497 0,397 0,319 0,257 0,208 0,168 13 0,601 0,530 0,469 0,368 0,290 0,229 0,182 0,145 14 0,577 0,505 0,442 0,340 0,263 0,205 0,160 0,125 15 0,555 0,481 0,417 0,315 0,239 0,183 0,140 0,108 15 0,534 0,458 0,394 0,292 0,218 0,163 0,123 0,093 17 0,513 0,436 0,371 0,270 0,198 0,146 0,108 0,080 18 0,494 0,416 0,350 0,250 0,180 0,130 0,095 0,069 19 0,475 0,396 0,331 0,232 0,164 0,116 0,083 0,060 20 0,456 0,377 0,312 0,215 0,149 0,104 0,073 0,051 21 0,439 0,359 0,294 0,199 0,135 0,093 0,064 0,044 22 0,422 0,342 0,278 0,184 0,123 0,083 0,056 0,038 23 0,406 0,326 0,262 0,170 0,112 0,074 0,049 0,033 24 0,390 0,310 0,247 0,158 0,102 0,066 0,043 0,028 25 0,376 0,295 0,233 0,146 0,092 0,059 0,038 0,024 26 0,361 0,281 0,220 0,135 0,084 0,053 0,033 0,021 27 0,347 0,268 0,207 0,125 0,076 0,047 0,029 0,018 28 0,333 0,255 0,916 0,116 0,069 0,042 0,026 0,016 29 0,321 0,243 0,185 0,107 0,063 0,037 0,022 0,014 30 0,308 0,231 0,174 0,099 0,057 0,033 0,020 0,012 40 0,028 0,142 0,097 0,046 0,022 0,011 0,055 0,003 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 79
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Kỳ 18% 20% 22% 24% 26% 28% 30% 40% 1 0,847 0,833 0,820 0,806 0,794 0,781 0,769 0,714 2 0,718 0,694 0,672 0,650 0,630 0,610 0,592 0,510 3 0,609 0,579 0,551 0,524 0,500 0,477 0,455 0,0364 4 0,516 0,482 0,451 0,423 0,397 0,373 0,350 0,260 5 0,437 0,402 0,370 0,314 0,315 0,291 0,269 0,186 6 0,370 0,335 0,303 0,275 0,250 0,227 0,207 0,133 7 0,314 0,279 0,249 0,222 0,198 0,178 0,159 0,095 8 0,266 0,233 0,204 0,179 0,157 0,139 0,123 0,068 9 0,255 0,194 0,167 0,144 0,125 0,108 0,094 0,048 10 0,191 0,162 0,137 0,116 0,099 0,085 0,073 0,035 11 0,162 0,135 0,112 0,094 0,079 0,066 0,056 0,025 12 0,137 0,112 0,092 0,076 0,062 0,052 0,043 0,018 13 0,116 0,083 0,075 0,061 0,050 0,040 0,033 0,013 14 0,099 0,078 0,062 0,049 0,039 0,032 0,025 0,009 15 0,084 0,065 0,051 0,040 0,031 0,025 0,020 0,006 16 0,071 0,054 0,042 0,032 0,025 0,019 0,015 0,005 17 0,060 0,045 0,034 0,026 0,020 0,015 0,012 0,003 18 0,051 0,038 0,028 0,021 0,016 0,012 0,009 0,002 19 0,043 0,031 0,023 0,017 0,012 0,009 0,007 0,002 20 0,037 0,026 0,019 0,021 0,016 0,012 0,005 0,001 21 0,031 0,022 0,015 0,012 0,009 0,007 0,004 0,001 22 0,026 0,018 0,013 0,009 0,006 0,004 0,003 0,001 23 0,022 0,015 0,010 0,007 0,005 0,003 0,002 24 0,019 0,013 0,008 0,006 0,004 0,003 0,002 25 0,016 0,010 0,007 0,005 0,003 0,002 0,001 26 0,014 0,009 0,006 0,004 0,002 0,002 0,001 27 0,011 0,007 0,005 0,003 0,003 0,001 0,001 28 0,010 0,006 0,004 0,002 0,002 0,001 0,001 29 0,008 0,005 0,003 0,002 0,002 0,001 0,001 30 0,007 0,004 0,003 0,002 0,002 0,001 0,001 40 0,001 0,001 80 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Bảng 9.2. Giá trị hiện tại của dòng kép một đồng. 1 1 pn = 1 n r (1+r) Kỳ 4% 5% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 1 0,962 0,952 0,943 0,926 0,909 0,893 0,877 0,862 2 1,866 1,859 1,833 1,783 1,763 1,690 1,647 1,605 3 2,775 2,723 2,673 2,577 2,478 2,402 2,322 2,246 4 3,630 0,456 0,465 3,312 3,170 2,073 2,914 2,798 5 4,452 4,330 4,212 3,993 3,791 3,605 3,433 3,274 6 5,242 5,067 4,917 4,623 4,355 4,111 3,889 3,685 7 6,002 5,756 5,582 5,206 4,868 4,564 4,288 4,039 8 6,733 6,463 6,216 5,747 5,335 4,968 4,639 4,344 9 7,435 7,108 6,802 6,247 5,759 5,328 4,946 4,607 10 8,111 7,722 7,360 6,710 6,145 5,650 5,216 4,833 11 8,760 8,384 7,887 7,139 6,495 5,988 5,453 5,209 12 9,335 8,863 8,384 7,536 6,814 6,194 5,660 5,197 13 9,986 9,394 8,853 7,904 7,103 6,424 5,842 5,342 14 10,563 9,899 9,295 8,244 7,367 6,628 6,002 5,468 15 11,118 10,380 9,712 8,559 7,606 6,811 6,142 5,575 16 11,652 10,383 10,106 8,851 7,824 6,974 6,256 5,669 17 12,166 11,274 10,477 9,122 8,022 7,120 6,373 5,749 18 12,659 11,690 10,828 9,372 8,201 7,250 6,467 5,818 19 13,134 12,085 11,158 9,604 8,365 7,366 6,550 5,877 20 13,590 12,462 11,470 9,181 8,514 7,469 6,623 5,929 21 14,029 12,821 11,764 10,017 8,649 7,562 6,687 5,973 22 14,451 13,163 12,042 10,201 8,722 7,645 6,743 6,011 23 14,487 13,489 12,303 10,371 8,883 7,718 6,792 6,044 24 15,247 13,799 11,550 10,529 8,985 7,784 6,835 6,073 25 15,622 14,094 12,780 10,675 9,077 7,843 6,873 6,079 26 15,983 14,375 13,003 10,810 9,161 7,896 6,906 6,188 27 16,330 14,643 13,211 10,935 9,273 7,943 6,935 6,936 28 16,663 14,898 13,406 11,051 9,307 7,984 6,961 6,152 29 16,984 15,141 13,591 11,158 9,307 8,022 6,983 6,166 30 17,292 15,373 13,765 11,258 9,427 8,055 7,003 6,177 40 17,793 15,046 15,046 11,925 9,779 8,244 7,105 6,234 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 81
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn Kỳ 4% 5% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 1 0,962 0,952 0,943 0,926 0,909 0,839 0,877 0,862 2 0,925 0,907 0,890 0,857 0,826 0,797 0,769 0,743 3 0,889 0,864 0,840 0,794 0,751 0,712 0,675 0,614 4 0,855 0,823 0,792 0,735 0,683 0,636 0,592 0,552 5 0,822 0,784 0,747 0,681 0,621 0,567 0,519 0,476 6 0,790 0,746 0,705 0,630 0,564 0,507 0,456 0,410 7 0,760 0,711 0,663 0,583 0,513 0,542 0,400 0,354 8 0,731 0,677 0,327 0,540 0,467 0,404 0,351 0,305 9 0,703 0,645 0,592 0,500 0,424 0,361 0,308 0,263 10 0,676 0,614 0,558 0,463 0,386 0,322 0,270 0,227 11 0,650 0,585 0,527 0,429 0,350 0,287 0,273 0,195 12 0,625 0,557 0,497 0,397 0,319 0,257 0,208 0,168 13 0,601 0,530 0,469 0,368 0,290 0,229 0,182 0,145 14 0,577 0,505 0,442 0,340 0,263 0,205 0,160 0,125 15 0,555 0,481 0,417 0,315 0,239 0,183 0,140 0,108 16 0,534 0,458 0,394 0,292 0,218 0,163 0,123 0,093 17 0,513 0,436 0,371 0,270 0,198 0,146 0,108 0,080 18 0,494 0,416 0,350 0,250 0,180 0,130 0,095 0,069 19 0,475 0,396 0,331 0,232 0,164 0,116 0,083 0,060 20 0,456 0,377 0,312 0,215 0,149 0,104 0,073 0,051 21 0,439 0,359 0,294 0,199 0,135 0,093 0,064 0,044 22 0,422 0,342 0,278 0,184 0,123 0,083 0,056 0,038 23 0,406 0,326 0,262 0,170 0,112 0,074 0,049 0,033 24 0,390 0,310 0,247 0,158 0,102 0,066 0,043 0,028 25 0,376 0,295 0,233 0,146 0,092 0,059 0,038 0,024 26 0,361 0,281 0,220 0,135 0,084 0,053 0,033 0,021 27 0,347 0,268 0,207 0,125 0,076 0,047 0,029 0,018 28 0,333 0,255 0,916 0,116 0,069 0,042 0,026 0,016 29 0,321 0,243 0,185 0,107 0,063 0,037 0,022 0,014 30 0,308 0,231 0,174 0,099 0,057 0,033 0,020 0,012 40 0,028 0,142 0,097 0,046 0,022 0,011 0,055 0,003 Kỳ 18% 20% 22% 24% 26% 28% 30% 40% 1 0,847 0,833 0,820 0,806 0,794 0,781 0,769 0,741 2 1,566 1,528 1,492 1,457 1,424 1,392 1,361 1,224 3 2,174 2,106 2,042 1,981 1,923 1,868 1,816 1,589 4 2,690 2,589 2,494 2,404 2,320 2,241 2,166 1,879 5 3,127 2,991 2,864 2,745 2,635 2,532 2,436 2,035 6 3,498 3,326 3,167 3,020 2,885 2,759 2,643 2,168 7 3,812 3,605 3,416 3,422 3,083 2,937 2,802 2,263 8 4,078 3,837 3,619 3,421 3,421 3,076 2,925 2,231 9 4,303 4,031 3,786 3,566 3,366 3,184 3,019 2,379 10 4,494 4,192 3,923 3,682 3,465 3,269 3,092 2,414 11 4,656 4,327 4,035 3,776 3,544 3,335 3,147 2,438 82 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2
- Bài 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn 12 4,793 4,439 4,127 3,851 3,606 3,387 3,190 2,456 13 4,910 4,533 4,203 3,912 3,656 3,427 3,223 2,468 14 5,008 4,611 4,265 3,962 3,695 3,459 3,249 2,477 15 5,092 4,675 4,315 4,001 3,726 3,483 3,268 2,484 16 5,162 4,730 4,357 4,033 3,751 3,503 3,283 2,489 17 5,000 4,775 4,391 4,059 3,771 3,518 3,295 2,492 18 5,273 4,812 4,419 4,080 3,786 3,529 3,304 2,494 19 5,316 4,844 4,442 4,097 3,799 3,539 3,331 2,496 20 5,353 4,870 4,460 4,110 3,808 3,546 3,316 2,497 21 5,384 4,891 4,476 1,021 3,816 3,551 3,320 2,498 22 5,410 4,909 4,488 4,130 3,822 3,556 3,323 2,498 23 5,432 4,925 4,499 4,137 3,827 3,559 3,325 2,499 24 5,451 4,937 4,507 4,143 3,831 3,562 3,327 2,499 25 5,467 4,948 4,514 4,147 3,834 3,564 3,329 2,499 26 5,480 4,956 4,520 4,151 3,837 3,566 3,330 2,500 27 5,492 4,964 4,525 4,154 3,839 3,567 3,331 2,500 28 5,502 4,970 4,528 4,157 3,841 3,568 3,331 2,500 29 5,510 4,975 4,531 4,159 3,842 3,569 3,332 2,500 30 5,517 4,979 4,534 4,160 3,846 3,569 3,332 2,500 40 5,548 4,997 4,544 4,166 1,424 3,571 3,333 2,500 Bảng 9.3. Giá trị tương lai của 1 đồng dòng đơn Fn = P(1+4,970r)n Kỳ 4% 6% 8% 10% 12% 14% 20% 1 1,040 1,060 1,080 1,100 1,120 1,140 1,200 2 1,082 1,124 1,166 1,210 1,254 1,300 1,400 3 1,125 1,191 1,260 1,331 1,404 1,482 1,728 4 1,170 1,263 1,361 1,464 1,574 1,689 2,074 5 1,217 1,338 1,469 1,611 1,762 1,925 1,488 6 1,165 1,419 1,587 1,772 1,974 1,974 2,86 7 1,316 1,504 1,714 1,949 2,211 2,502 3,583 8 1,369 1,594 1,851 2,144 2,476 2,853 4,300 9 1,423 1,690 1,999 2,359 2,733 3,252 5,160 10 1,480 1,791 2,159 2,594 3,106 3,707 6,192 11 1,540 1,898 2,332 2,853 3,479 4,226 7,430 12 1,601 2,012 2,518 3,139 3,896 4,818 8,916 13 1,665 2,133 2,270 3,452 4,364 5,492 10,699 14 1,732 2,261 2,937 3,789 4,887 6,261 12,839 15 1,801 1,397 3,172 4,177 5,474 7,138 15,407 20 2,191 3,207 4,661 6,728 9,646 13,743 38,338 30 3,243 5,744 10,063 17,450 29,960 50,950 237,380 40 4,801 10,286 21,286 45,260 93,051 188,880 1469,80 TXKTQT02_Bai9_v1.0015107216_b2 83
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Th.s Đào Thị Thu Giang
59 p | 501 | 115
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Anh
90 p | 321 | 29
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Lập kế hoạch trả dần một khoản nợ vay hay thuê mua tài sản
9 p | 594 | 11
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 6 - ĐH Kinh tế
9 p | 102 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Bản chất và đối tượng của kế toán
59 p | 103 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Bài 1 - TS. Trần Thế Nữ
37 p | 52 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Ths. Nguyễn Văn Thịnh
7 p | 110 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - ĐH Ngoại thương
59 p | 83 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1
20 p | 150 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Ths. Trần Tú Uyên
59 p | 117 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - ThS. Võ Thị Thanh Vân
22 p | 9 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Nguyễn Hoàng Phi Nam
20 p | 50 | 4
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 2 - Nguyễn Tấn Bình
45 p | 28 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 1: Tổng quan kế toán
33 p | 44 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - ThS. Hoàng Thùy Dương
28 p | 24 | 4
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 5 - Trần Nguyễn Minh Hải
117 p | 5 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
69 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn