intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2: Chương 4 - TS. Trần Thị Diện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:78

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Chương 4: Cơ cấu vốn, cung cấp cho người học những kiến thức như Cơ cấu tài chính và cơ cấu (nguồn) vốn; Cơ cấu vốn tối ưu; Lý thuyết cơ cấu vốn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2: Chương 4 - TS. Trần Thị Diện

  1. KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG, UFM BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HỌC PHẦN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 CHƯƠNG 4 CƠ CẤU VỐN TS. Trần Thị Diện
  2. NỘI DUNG 4.1. Cơ cấu tài chính và cơ cấu (nguồn) vốn 4.2. Cơ cấu vốn tối ưu 4.3. Lý thuyết cơ cấu vốn (nghiên cứu giáo trình) 4.3.1 Lý thuyết MM về giá trị doanh nghiệp 4.3.2 Các lý thuyết khác
  3. 4.1. CƠ CẤU TÀI CHÍNH VÀ CƠ CẤU VỐN CƠ CẤU TÀI CHÍNH CƠ CẤU NỢ NGẮN VỐN HẠN NGUỒN NỢ DÀI VỐN CSH HẠN .
  4. KHÁI NIỆM CƠ CẤU TÀI CHÍNH Cơ cấu tài chính: phản ánh sự kết hợp giữa nợ vay (dài hạn, nợ vay ngắn hạn) với vốn chủ sở hữu (cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp) trong điều kiện nhất định, nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn của DN.
  5. KHÁI NỆM CƠ CẤU VỐN Cơ cấu vốn là tỷ trọng giữa VCSH, nợ dài hạn so với tổng nguồn vốn của DN. Cơ cấu vốn phản ánh trong mỗi đồng vốn đang sử dụng có mấy đồng vốn được huy động từ các khoản nợ dài hạn và qua đó thấy được mức độ đóng góp của chủ sở hữu.
  6. Ví dụ minh họa 1: Nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng nguồn vốn (Cơ cấu nguồn vốn) Nợ vay dài hạn 64.000 ? Vốn chủ sở hữu 96.000 ? Tổng cộng: 160.000 ?
  7. Tầm quan trọng của cơ cấu vốn • Khi công ty sử dụng nợ nhiều và sử dụng nợ có hiệu quả sẽ làm gia tăng thu nhập trên vốn chủ sở hữu (EPS), nhưng đồng thời cũng tạo nên rủi ro cao hơn. • Khi cơ cấu vốn thay đổi sẽ làm WACC thay đổi  Ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa các dự án đầu tư của công ty.
  8. Ví dụ minh họa 2: Nguồn vốn Tỷ trọng nguồn vốn Chi phí sử dụng (Cơ cấu nguồn vốn) sau thuế Nợ vay 40% 7,5% Vốn chủ sở hữu 60% 15% Tổng cộng: 100% WACC?
  9. Ví dụ minh họa 3: Nguồn vốn Tỷ trọng nguồn vốn Chi phí sử dụng (Cơ cấu nguồn vốn) sau thuế Nợ vay 60% 7,5% Vốn chủ sở hữu 40% 15% Tổng cộng: 100% WACC?
  10. 4.2. CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỐI ƯU (Optimal Capital Structure) KN: Là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời dành cho chủ sở hữu, qua đó tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường.
  11. 4.2. CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỐI ƯU (Optimal Capital Structure) Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Tại cơ cấu nguồn vốn tối ưu thì WACC là nhỏ nhất.
  12. ĐỒ THỊ MINH HỌA CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU Giá trị doanh Chi phí sử dụng nghiệp cực đại vốn WACC EBIT WACC min 0 Nợ tối ưu ĐÒN CÂN NỢ
  13. Nhận xét • Khi cấu trúc vốn không có nợ, hoàn toàn 100% là VCSH, thì WACC cũng chính là chi phí sử dụng vốn CSH. • Khi cấu trúc vốn được tài trợ bằng nợ thì WACC bắt đầu giảm dần theo sự gia tăng của tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn đó nhờ vào chi phí sử dụng nợ vay thường rẻ hơn chi phí sử dụng vốn CSH. • Khi WACC giảm đến mức thấp nhất thì tại đây mức độ nợ trong cấu trúc vốn đạt đến mức tối ưu và cấu trúc vốn lúc này trở thành cấu trúc vốn tối ưu.
  14. Nhận xét  Khi tiếp tục gia tăng nợ trong cấu trúc vốn vượt mức nợ tối ưu thì WACC bắt đầu tăng dần. Vì lúc này sự gia tăng nợ kéo theo rủi ro về khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ, đồng thời cũng làm tăng rủi ro đối với CSH, từ đó làm cho CPSDV của từng nguồn tài trợ tăng nhằm bù đắp rủi ro. Chính điều này làm cho các công ty không bao giờ chọn một cấu trúc vốn tài trợ 100% nợ.
  15. ĐỒ THỊ MINH HỌA ĐƯỜNG CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN rE Chi phí sử dụng vốn WACC rD WACC min 0 Nợ tối ưu ĐÒN CÂN NỢ
  16. Ví dụ minh họa 4 Có tài liệu sau đây của công ty cổ phần Hưng Thịnh: (đvt: tr đ) 1/ Tổng giá trị thị trường: 500.000, toàn bộ là VCSH, công ty hiện có 10 triệu cổ phiếu thường (không có CP ưu đãi) 2/ Huy động nợ vay với các mức lãi suất như sau: Tổng nợ (trđ) Đòn cân nợ (D) Lãi suất 50.000 10% 8% 100.000 20% 8,6% 150.000 30% 9,3% 200.000 40% 9,7% 250.000 50% 13,2% 300.000 60% 15,5%
  17. Ví dụ minh họa 4 (tt) 3/ Phân phối xác suất EBIT như sau: Tình huống Xác suất EBIT (trđ) Xấu 0,2 25.000 Trung bình 0,5 100.000 Tốt 0,3 150.000 4/ Thuế suất thuế TNDN: 20% 5/ Công ty không giữ lại lợi nhuận.
  18. Ví dụ minh họa 4 (tt) Yêu cầu: 1/ Tính EBIT kỳ vọng của công ty là bao nhiêu? 2/ Tính độ lệch chuẩn của EBIT? 3/ Tính EPS của công ty tương ứng với từng mức độ nợ? 4/ Tính Giá cổ phiếu? Hệ số giá trên EPS (P/E) tương ứng với từng mức độ nợ công ty sử dụng?
  19. Ví dụ minh họa 4 %D 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Nợ 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Lãi suất 0 8,0% 8,6% 9,3% 9,7% 13,2% 15,5% EBIT 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 I - 4.000 8.600 13.950 19.400 33.000 46.500 EBT 100.000 96.000 91.400 86.050 80.600 67.000 53.500 EAT 80.000 76.800 73.120 68.840 64.480 53.600 42.800 eps 0,00800 0,0853 0,00914 0,009834 0,010747 0,01072 0,01070 P0 0,05 0,05333 0,05713 0,06146 0,06716 0,06700 0,06688 p/e 6,25
  20. Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn Khi sử dụng nợ vay, chi phí lãi vay được tính vào trước thuế thu nhập doanh nghiệp => khoản tiết kiệm thuế làm cho chi phí sử dụng nợ vay thấp hơn chi phí sử dụng các nguồn tài trợ khác =>việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm cho WACC giảm xuống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0