Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
<br />
BÀI 6: ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
Trang bị những kiến thức cơ bản về tài<br />
chính trong việc xem xét đầu tư dài<br />
hạn của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
Nắm được phương pháp, kỹ năng chủ<br />
yếu và đánh giá lựa chọn dự án đầu tư<br />
trên góc độ tài chính.<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng quan về đầu tư dài hạn của<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
Xác định dòng tiền của dự án đầu tư.<br />
<br />
<br />
<br />
Xác phương pháp chủ yếu đánh giá và<br />
lựa chọn dự án đầu tư.<br />
<br />
<br />
<br />
Một số trường hợp đặc biệt trong đánh<br />
giá và lựa chọn dự án đầu tư.<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
8 tiết<br />
<br />
<br />
<br />
Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm<br />
nhìn dài hạn, thấy được mối quan hệ gữa đầu<br />
tư dài hạn và sự tăng trưởng cũng như việc<br />
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.<br />
Biết vận dụng lý thuyết giá trị theo thời gian<br />
của tiền vào việc xem xét hiệu quả tài chính<br />
của đầu tư đối với doanh nghiệp.<br />
Cần nắm vững nội dung kinh tế của các<br />
phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án đầu<br />
tư trên góc độ tài chính.<br />
Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn cách thức<br />
vận dụng lý thuyết giá trị theo thời gian của<br />
tiền vào việc giải quyết các vấn đề tài chính<br />
đặt ra trong hoạt động của doanh nghiệp và<br />
trong thực tế cuộc sống.<br />
Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo:<br />
o<br />
Chương 5, Giáo trình Tài chính doanh<br />
nghiệp – Học viên Tài chính, chủ biên<br />
PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm & TS Bạch<br />
Đức Hiển, NXB Tài chính 2008.<br />
o<br />
Chương 9 & 10&11, Tài chính doanh<br />
nghiệp hiện đại, chủ biên TS Trần Ngọc<br />
Thơ, NXB Thống kê, năm 2007.<br />
<br />
113<br />
<br />
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
Đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính chiến<br />
lược – một trong những vấn đề sống còn cũng như<br />
quyết định đến tương lai của doanh nghiệp. Để đi đến<br />
quyết định đầu tư lớn như mở rộng quy mô kinh doanh<br />
hay chế tạo ra sản phẩm mới... đòi hỏi doanh nghiệp<br />
phải cân nhắc nhiều yếu tố. Một quyết định như vậy là<br />
kết quả tổng hòa các ý kiến của các chuyên gia trong<br />
những lĩnh vực khác nhau, như ý kiến của các chuyên<br />
gia về thiết bị, công nghệ, chuyên gia về lao động –<br />
tiền lương, chuyên gia về maketing, chuyên gia về môi<br />
trường... và chuyên gia tài chính. Trên góc độ tài<br />
chính, đầu tư là bỏ tiền ra ngày hôm nay để hy vọng<br />
trong tương lai có được dòng tiền thu nhập nhiều hơn. Hy vọng ở tương lai là cái chưa chắc<br />
chắn, bấp bênh. Do vậy, đầu tư là đối mặt với những thách thức và rủi ro. Trong quyết định<br />
đầu tư, gánh nặng đặt trên vai nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải trả lời các câu hỏi<br />
dưới đây:<br />
<br />
Câu hỏi<br />
1. Liệu các lợi ích hay các dòng tiền dự kiến trong tương lai với những rủi ro đã tiên có đủ lớn<br />
để bù đắp những chi phí bỏ ra ngày hôm nay hay không?<br />
2. Liệu các dự án đầu tư đã được triển khai với chi phí thấp nhất nhằm đạt được những mục<br />
tiêu đã đề ra có khả thi hay không?<br />
3. Dòng tiền thuần thu được do đầu tư đưa lại trong tương lai có tương xứng với sự đánh đổi<br />
hy sinh mạo hiểm và chấp nhận rủi ro hay không? Việc đầu tư như vậy có làm gia tăng giá<br />
trị công ty, đưa lại lợi ích cho cổ đông hay không?<br />
Để tìm ra lời giải đó, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải sử dụng các thước đo, các<br />
phương pháp nhất định. Nội dung chủ yếu của bài này giúp cho bạn hiểu được những điều đó,<br />
trên cơ sở như vậy có thể vận dụng vào việc đánh giá một dự án đầu tư về mặt tài chính.<br />
<br />
114<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
<br />
6.1.<br />
<br />
Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
<br />
6.1.1.<br />
<br />
Khái niệm và phân loại đầu tư dài hạn<br />
<br />
6.1.1.1. Khái niệm đầu tư dài hạn<br />
<br />
Khái niệm<br />
Đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố<br />
chủ yếu quyết định đến sự phát triển của một<br />
doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc<br />
dân. Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực<br />
hiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành<br />
hiện thực trong tương lai.<br />
Trên góc độ của doanh nghiệp kinh doanh, có<br />
thể thấy rằng một trong những mục tiêu hàng<br />
đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi doanh<br />
nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và với số vốn đó doanh nghiệp thực hiện các<br />
hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua bằng phát minh sáng<br />
chế, đào tạo công nhân, hình thành một lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.<br />
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp có thể tiếp tục bổ sung vốn để tăng thêm tài<br />
sản kinh doanh tương ứng với sự tăng trưởng của qui mô kinh doanh. Các hoạt động<br />
của quá trình trên chính là quá trình đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp.<br />
Ngoài hoạt động đầu tư có tính chất điển hình như trên, doanh nghiệp còn có thể<br />
thực hiện các hoạt động như bỏ vốn mua cổ phiếu, trái phiếu của các chủ thể khác<br />
nhằm thu lợi nhuận trong một thời gian dài. Các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp<br />
bỏ vốn ra mua hình thành nên một loại tài sản của doanh nghiệp được gọi là tài sản<br />
tài chính dài hạn.<br />
Vậy, trên góc độ tài chính, đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để<br />
hình thành nên những tài sản cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận<br />
trong dài hạn ở tương lai.<br />
Đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp không phải chỉ là đầu tư vào TSCĐ mà nó còn<br />
bao hàm cả việc đầu tư cho nhu cầu tương đối ổn định về vốn lưu động thường xuyên<br />
cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định của doanh nghiệp, đầu tư<br />
có tính chất dài hạn vào các hoạt động khác để thu lợi nhuận.<br />
Đặc điểm<br />
Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp có đặc điểm là phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ ban<br />
đầu tương đối lớn và được sử dụng có tính chất dài hạn trong tương lai, do đó đầu tư<br />
dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dù đều<br />
dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư đưa lại, tuy nhiên khả<br />
năng nhận được thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu<br />
tư là rất lớn. Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro đầu tư càng cao và ngược lại.<br />
6.1.1.2. Phân loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
<br />
Có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp theo các cách sau:<br />
Theo cơ cấu vốn đầu tư: Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể<br />
chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại:<br />
v1.0<br />
<br />
115<br />
<br />
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
116<br />
<br />
Đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là khoản đầu tư nhằm tạo ra TSCĐ của doanh<br />
nghiệp và thông thường doanh nghiệp phải sử dụng một khoản vốn lớn để thực<br />
hiện đầu tư về TSCĐ thông qua việc xây dựng và mua sắm. Trong đầu tư XDCB<br />
lại có thể thực hiện phân loại chi tiết dựa theo những tiêu thức nhất định:<br />
Theo tính chất công tác có thể phân chia đầu tư XDCB của doanh nghiệp<br />
thành: đầu tư cho công tác xây lắp; đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư<br />
XDCB khác.<br />
Đầu tư cho xây lắp, bao gồm đầu tư cho việc lắp ráp các kết cấu kiến trúc,<br />
lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất trên nền bệ cố định.<br />
Đầu tư cho thiết bị: là đầu tư về mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết của<br />
doanh nghiệp bao gồm chi phí mua thiết bị theo giá mua, chi phí vận<br />
chuyển, bảo quản thiết bị.<br />
Đầu tư xây dựng cơ bản khác: bao gồm đầu tư cho việc khảo sát, thiết kế xây<br />
dựng, chi phí dùng đất xây dựng, đền bù đất đai, hoa màu, tài sản, chi phí di<br />
chuyển nhà cửa trên đất đai xây dựng, cũng như chi phí mua bản quyền phát<br />
minh sáng chế, chi phí công nghệ, mua nhãn hiệu hàng hóa v.v…<br />
Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư cũng có thể chia đầu tư xây dựng<br />
cơ bản của doanh nghiệp thành hai loại như sau:<br />
Đầu tư tài sản cố định hữu hình (có hình thái vật chất), bao gồm toàn bộ<br />
việc xây dựng, mua sắm các tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị…<br />
Việc đầu tư các loại tài sản này cần phải được xem xét gắn liền chặt chẽ với<br />
sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật.<br />
Đầu tư tài sản cố định vô hình như đầu tư mua bằng sáng chế, bản quyền,<br />
quy trình công nghệ sản xuất mới…<br />
Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết:<br />
Là khoản đầu tư để hình thành nên tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần<br />
thiết (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường. Tuỳ thuộc vào mô<br />
hình tổ chức nguồn vốn mà có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ tài sản lưu<br />
động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định.<br />
Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính:<br />
Đây là các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều hình thức liên doanh liên kết. Trong<br />
đó có hình thức liên doanh dài hạn, các doanh nghiệp tham gia góp vốn sản<br />
xuất kinh doanh trong thời gian tương đối dài, chịu trách nhiệm chung và phân<br />
chia lợi nhuận theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp. Liên doanh này có thể<br />
thực hiện trong khuôn khổ một doanh nghiệp đã có sẵn, các tổ chức, doanh<br />
nghiệp khác góp vốn vào liên doanh với doanh nghiệp đó hoặc cũng có thể<br />
thực hiện liên doanh bằng cách cùng góp vốn để lập nên một đơn vị kinh tế<br />
mới. Ngoài việc tham gia liên doanh trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa<br />
nhiều thành phần, các doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư vốn dài hạn vào các<br />
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác dưới các hình thức mua cổ phần, mua<br />
trái phiếu dài hạn của doanh nghiệp khác phát hành… Doanh nghiệp sẽ nhận<br />
được khoản thu nhập từ các cổ phiếu, trái phiếu đã mua.<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 6: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp<br />
<br />
Như vậy, các cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán dài hạn khác mà<br />
doanh nghiệp đã mua với ý định nắm giữ trong một thời gian tương đối dài<br />
(trên 1 năm), là một loại tài sản của doanh nghiệp và được gọi là tài sản tài<br />
chính của doanh nghiệp.<br />
Việc phân loại đầu tư theo cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét tính<br />
chất hợp lý của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm<br />
bảo xây dựng được cơ cấu vốn đầu tư thích ứng với điều kiện cụ thể của từng<br />
doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.<br />
Theo mục tiêu đầu tư: Căn cứ vào mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp có<br />
thể chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại sau:<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Đầu tư thành lập doanh nghiệp: bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để thành<br />
lập doanh nghiệp.<br />
Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: Là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở<br />
rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc.<br />
Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: Là khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển<br />
sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.<br />
Đầu tư thay thế, hiện đại hóa máy móc: Là khoản đầu tư thay thế hoặc đổi mới<br />
các trang thiết bị cho phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm duy trì hoặc<br />
tăng khả năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.<br />
Đầu tư ra bên ngoài: Là sự đầu tư góp vốn thực hiện liên doanh dài hạn với các<br />
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài sản tài chính khác…<br />
<br />
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình thực hiện<br />
đầu tư theo những mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đặt ra trong một thời kỳ và<br />
có thể tập trung vốn và biện pháp thích ứng để đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra.<br />
Ngoài các cách phân loại ở trên, căn cứ vào phạm vi đầu tư người ta có thể phân chia<br />
đầu tư của doanh nghiệp thành đầu tư vào bên trong doanh nghiệp và đầu tư ra bên<br />
ngoài doanh nghiệp. Căn cứ vào quy mô đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư có<br />
quy mô lớn, dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ.<br />
6.1.2.<br />
<br />
Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng<br />
đến quyết định đầu tư dài hạn<br />
<br />
6.1.2.1. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn<br />
<br />
Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định có tính chiến lược của một doanh nghiệp. Nó<br />
quyết định đến tương lai của một doanh nghiệp, bởi lẽ:<br />
Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định chủ yếu tạo ra giá trị mới cho doanh<br />
nghiệp, là cơ sở gia tăng giá trị của doanh nghiệp và ngược lại.<br />
Mỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp<br />
trong một thời gian dài, phần lớn các quyết định đầu tư chi phối đến quy mô kinh<br />
doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng<br />
đến năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong tương lai của<br />
một doanh nghiệp.<br />
v1.0<br />
<br />
117<br />
<br />