intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 1 - ThS. Ngô Khánh Tường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí và ý nghĩa của Tâm lý học; Bản chất của hiện tượng tâm lý người; Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học đại cương: Chương 1 - ThS. Ngô Khánh Tường

  1. Chuyên viên Giáo dục Chế Dạ Thảo CHÀO MỪNG CÁC BẠN! GV : ThS. Ngô Khánh Tường
  2. 1. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí và ý nghĩa của Tâm lý học 1.1. Đối tượng của Tâm lý học. 1.2. Nhiệm vụ của Tâm lý học. 1.3. Vị trí, ý nghĩa của Tâm lý học 2. Bản chất của hiện tượng tâm lý người 2.1. Bản chất hiện tượng tâm lý người 2.2. Chức năng của tâm lý 2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý 3. Phương pháp nghiên cứu của TLH hiện đại
  3. 1. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí và ý nghĩa của Tâm lý học 1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần được sinh ra trên cơ sở hiện thực khách quan tác động vào não con người. - Sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.
  4. 1.2. Nhiệm vụ của Tâm lý học  Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý người.  Giải thích các quy luật nảy sinh và phát triển trong các hoạt động tâm lý người.  Dự đoán về cơ chế hình thành và biểu hiện của hoạt động tâm lý người  Kiểm soát các hoạt động tâm lý người  Đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành và phát triển tâm lý, sử dụng nhân tố tâm lý trong con người có hiệu quả nhất.
  5.  Vị trí của Tâm lý học TRIẾT HỌC TÂM LÝ HỌC KHXH KHTN
  6. Ý nghĩa của Tâm lý học - Ý nghĩa về mặt lý luận + Đóng góp tích cực vào việc đấu tranh chống lại quan điểm phản khoa học trong nghiên cứu tâm lý con người. + Khẳng định quan điểm Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử.
  7. - Ý nghĩa về thực tiễn + Trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. + Giúp cho mỗi chúng ta giải thích một cách khoa học những hiện tượng tâm lý của bản thân và những người xung quanh. + Ứng dụng trong nhiều mặt khác của đời sống xã hội như trong lĩnh vực kinh doanh, du lịch, quản lý…
  8. 2. Bản chất, chức năng và phân loại các hiện tượng tâm lý người 2.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý theo quan điểm DVBC và DVLS Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể. Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử
  9. Điều kiện gì để con người nảy sinh tâm lý ?  Hiện thực khách quan  nguồn gốc tạo nên hình ảnh tâm lý.  Bộ não hoạt động bình thường  Cơ quan phản ánh để tạo ra hình ảnh tâm lý.
  10. 2.1.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan  Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống, kết quả để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hai hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động.  Phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt: Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não con người – tổ chức cao nhất của vật chất.
  11. - Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. - Hình ảnh của phản ánh tâm lý khác xa về chất so với hình ảnh phản ánh của các hình thức phản ánh khác: + Đặc điểm: Hình ảnh tâm lý mang tính trung thực, tích cực, sáng tạo. + Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, đậm màu sắc cá nhân.
  12.  Biểu hiện tính chủ thể trong tâm lý người:  Cùng một hiện thực khách quan tác động nhưng ở những con người khác nhau hình ảnh tâm lý khác nhau về mức độ, sắc thái.  Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể nhưng trong những thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, trạng thái tâm lý khác nhau mức độ biểu hiện và sắc thái khác nhau ở chính chủ thể ấy.  Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
  13. 2.1.2. Tâm lý là chức năng của não Vấn đề định khu chức năng tâm lý trong não: • Cơ quan vật chất của tâm lý là não, hoạt động của não là cơ chế sinh lý thần kinh của hoạt động tâm lý. • Não phải ở trạng thái hoạt động mới có tạo ra hình ảnh tâm lý. • Não chỉ qui định hình thức, tốc độ biểu hiện nhanh hay chậm và cường độ mạnh hay yếu của hiện tượng tâm lý. • Hiện thực khách quan, kinh nghiệm sống, hoạt động của cá nhân qui định nội dung của hình ảnh tâm lý.
  14. Tâm lý là chức năng của não
  15. 2.1.3 Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử - Tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội). - Tâm lý người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp của con người trong các quan hệ xã hội.
  16. 2.1.3 Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử - Tâm lý người mang tính lịch sử: + Tâm lý người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng mà người đó là thành viên. + Tâm lý người bị chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
  17. Tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan …. Đạo đức, pháp quyền Quan hệ cộng đồng Kinh tế xã hội Con người Làng xóm Hiện thực khách quan
  18. Hoạt Hoạt động, động, giao Hoạt động, giao tiếp giao tiếp tiếp Hoạt động, giao tiếp Kinh nghiệm xã hội Nền văn hóa xã hội
  19. Lịch sử cộng đồng Lịch Lịch Lịch sử sử sử cộng cộng cá đồng đồng nhân Lịch sử cộng đồng
  20. ỨNG DỤNG - Tâm lý có nguồn gốc là hiện thực khách quan, vì thế khi nghiên cứu cũng như hình thành, cải tổ tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động. - Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến đặc điểm riêng của con người). - Tâm lý người là kết quả của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động, giao tiếp đa dạng và phong phú để tâm lý được phát triển. - Tâm lý người mang tính lịch sử, vì vậy phải có quan điểm lịch sử khi đánh giá tâm lý con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2