intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý y học - Đạo đức y học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tâm lý y học - Đạo đức y học giúp sinh viên ngành y - dược có được những kiến thức về sự phát triển tâm lý, tạo mối quan hệ giao tiếp giữa nhân viên y tế với bệnh nhân, kể cả vận dụng để khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Phần 1 của bài giảng Tâm lý y học - Đạo đức y học cung cấp cho sinh viên những kiến thức gồm: đại cương về tâm lý học và tâm lý y học; cơ sở sinh lý của tâm lý; tâm lý học lứa tuổi; nhân cách; stress và ứng phó với stress; tâm lý học bệnh nhân;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý y học - Đạo đức y học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng TÂM LÝ Y HỌC- ĐẠO ĐỨC Y HỌC Biên soạn: BS. CKI. Trƣơng văn Lâm ThS. Nguyễn Thị Thanh Thái Hậu Giang – 2022 LƢU HÀNH NỘI BỘ
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng TÂM LÝ Y HỌC- ĐẠO ĐỨC Y HỌC Biên soạn: BS. CKI. Trƣơng văn Lâm ThS. Nguyễn Thị Thanh Thái Hậu Giang – 2022 LƢU HÀNH NỘI BỘ
  3. LỜI GIỚI THIỆU ------------ Tâm lý Y học- Đạo đức Y học là môn học đƣợc giảng dạy ở Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản, có thời lƣợng 15 tiết tƣơng ứng 1 tín chỉ. Mục tiêu học tập môn Tâm lý Y học- Đạo đức Y học sẽ giúp sinh viên ngành y- dƣợc có đƣợc những kiến thức về sự phát triển tâm lý, tạo mối quan hệ giao tiếp giữa nhân viên y tế với bệnh nhân, kể cả vận dụng để khám và điểu trị bệnh cho bệnh nhân. Bài giảng gồm 10 chƣơng, giới thiệu sơ lƣợc về sự phát triển của tâm lý, tâm lý lứa tuổi, cũng nhƣ tâm lý các bệnh nhân chuyên khoa. Ngƣời bệnh là trung tâm của quá trình điều trị, do đó điều trị phải dựa trên chứng cứ. i
  4. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Tâm lý Y học- Đạo đức Y học đƣợc biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp từ sinh viên và ngƣời đọc để bài giảng đƣợc hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022 Biên soạn BS.CKI. Trƣơng văn Lâm ii
  5. CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ Y HỌC 1. Thông tin chung 1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về lĩnh vực Tâm lý học và tâm lý y học. 1.2. Mục tiêu học tập - Liệt kê đƣợc các đối tƣợng của tâm lý học và tâm lý y học. - Nêu đƣợc nhiệm vụ của tâm lý học và tâm lý y học đối với ngƣời bệnh và ngƣời cán bộ y tế. - Trình bày đƣợc phạm vi nghiên cứu của tâm lý học y học. - Trình bày đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu của tâm lý & tâm lý y học. 1.3. Chuẩn đầu ra Ứng dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng. 1.4. Tài liệu giảng dạy 1.4.1 Giáo trình Trần Thiện Thuần (2016). Tâm lý Y học. Hà Nội: NXB. Y học. 1.4.2 Tài liệu tham khảo - Phạm Thị Minh Đức (2012). Tâm lý và đạo đức y học. Hà Nội: NXB. Giáo dục. - Nguyễn Huỳnh Ngọc (2011). Tâm lý học Y học Y đức. NXB Giáo dục VN - Phạm Ngọc Thanh (2012). Bài giảng Tâm lý học Y khoa. Trƣờng Đại học Phạm Ngọc Thạch. 1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 2. Nội dung chính 2.1. TÂM LÝ HỌC 2.1.1. Tâm lý học là gì ? Trong 01 thời gian dài loài ngƣời có khuynh hƣớng giải thích tâm lý 01 cách thần bí. Nay quan niệm đó dần dần đƣợc thay đổi. Vậy tâm lý học (psychology) là từ ghép của Hy lạp “psycho” là tâm hồn, “logos” là nghiên cứu. Nhƣ vậy tâm lý học là khoa học nghiên cứu về tâm hồn thông qua hành vi của con ngƣời. Tâm lý học là một ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về các hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời và quá trình phát sinh, phát triển của chúng. 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học - Các hiện tƣợng tâm lý con ngƣời (bệnh nhân và cán bộ y tế). 1
  6. - Các qui luật phát sinh, biểu hiện và phát triển của các hiện tƣợng tâm lý. - Cơ chế hình thành các hiện tƣợng tâm lý. 2.1.3. Nhiệm vụ của tâm lý học - Muốn nghiên cứu hiện tƣợng tâm lý phải hiểu rõ quá trình thần kinh diễn ra trong não bộ. Vì vậy nghiên cứu qui luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp là nhiệm vụ quan trọng của tâm lý học. - Nghiên cứu các quy luật hình thành nhân cách với những thuộc tính của nó và điều chỉnh những hành vi sai lệch. - Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong những hoạt động khác nhau của con ngƣời nhƣ lao động, học tập, giải trí ... - Hoạt động tâm lý của con ngƣời mang những đặc thù riêng theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vì vậy nhiệm vụ của tâm lý học là phải nghiên cứ những đặc điểm hoạt động tâm lý của từng đối tƣợng có tính cách chuyên biệt. 2.1.4. Bản chất của hiện tƣợng tâm lý - Theo tâm lý học duy vật biện chứng, hiện tƣợng tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan lên vỏ não. Hiện thực khách quan là muôn hình, muôn vẻ, trong đó có hiện tƣợng tâm lý, hiện tƣợng sinh lý, hiện tƣợng vật lý. Ví dụ: * Tờ giấy màu trắng: hiện tƣợng vật lý. * Miệng cƣời: hiện tƣợng sinh lý. * Vui : hiện tƣợng tâm lý. Hiện tƣợng tâm lý chính là hình ảnh của thế giới khách quan trong óc con ngƣời. Vậy bản chất của hiện tƣợng tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong chủ quan của mỗi con ngƣời thông qua não bộ, là tổ chức cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa của vật chất. 2.1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học Phải đảm bảo những nguyên tắc chung sau - Khách quan. - Toàn diện. - Nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lý trong quá trình phát triển của nó. - Đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập và tính trung thực của ngƣời nghiên cứu. 2.1.6. Các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản: - Phƣơng pháp quan sát tự nhiên Là phƣơng pháp thông dụng khi muốn nghiên cứu 1 vấn đề gì, cần xem xét, quan sát đối tƣợng, tuyệt đối không đƣợc đụng chạm đến đối tƣợng nghiên cứu để đảm bảo tính 2
  7. khách quan. Ta quan sát, theo dõi các hành vi, hoạt động của đối tƣợng trong điều kiện sống tự nhiên để nhận xét tâm lý của họ. Trong tâm lý y học, khi quan sát lâm sàng, cần mô tả khái quát trạng tháí tâm lý để đánh giá ý thức của bệnh nhân, đặc điểm tâm lý, sự vận động ngôn ngữ. Để sơ bộ xác định mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét tính cách chủ yếu. Đặc biệt quan trọng là mô tả khí sắc và phản ứng xúc cảm của bệnh nhân. - Phƣơng pháp trò chuyện (phỏng vấn, đàm thoại) - Phỏng vấn trực tiếp: gồm 3 giai đoạn - Làm quen, gây cảm tình với đối tƣợng phỏng vấn. - Thực hiện nội dung và yêu cầu cuộc phỏng vấn (cởi mở, ngắn gọn, không gò ép, không tranh cải). - Kết thúc: cảm ơn và hứa hẹn những lần gặp sau. - Phỏng vấn gián tiếp Phát phiếu câu hỏi soạn sẳn theo nguyên tắc nhất định. Thực hiện đơn giản cho nhiều đối tƣợng nghiên cứu cùng một lúc, ít thời gian. Nhƣng chỉ có thể thực hiện ở một nhóm đối tƣợng tƣơng đối đồng nhất về trình độ. Vì thế phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề cần tìm hiểu. Có kế hoạch để đối tƣợng đi theo đúng hƣớng của vấn đề. - Phƣơng pháp thực nghiệm - Phƣơng pháp thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên Là phƣơng pháp rất quan trọng và có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu của tâm lý học vì môi trƣờng thực nghiệm giống nhƣ môi trƣờng sinh hoạt tự nhiên với cuộc sống. Cũng có thể tự mình đặt ra những tình huống để tìm hiểu đối tƣợng muốn nghiên cứu. Ví dụ tổ chức một buổi sinh hoạt chủ đề cho thanh niên, ngƣời nghiên cứu tham gia nhƣ một thành viên nhƣng đồng thời cũng chủ động gợi ý để buổi sinh hoạt không bị lạc đề. - Phƣơng pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Đƣợc tiến hành trong những điều kiện đặc biệt đã đƣợc chuẩn bị riêng, có lúc phải sử dụng những dụng cụ chuyên môn để đo đạc hoặc ghi chép. Ngƣời đƣợc thí nghiệm hoàn toàn biết mình đƣợc mời tham gia thực nghiệm, mọi hành vi đƣợc máy móc chính xác ghi chép lại. Là một phƣơng pháp nghiên cứu rất có giá trị vì nó cho phép phát hiện những quy luật mà những phƣơng pháp nghiên cứu khác không thể thực hiện đƣợc nhƣ nghiên cứu về trí nhớ, khả năng tƣ duy. - Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Là một phƣơng pháp có giá trị bằng cách phân tích sản phẩm hoạt động do cá nhân làm ra nhƣ một bức tranh, một bài thơ, một bài viết ... Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong nghiên cứu tâm lý trẻ em và các bệnh nhân tâm thần. - Phƣơng pháp mô hình hóa định lƣợng hoạt động tâm lý - Phƣơng pháp nghiên cứu từng trƣờng hợp 3
  8. - Phƣơng pháp nghiên cứu trên súc vật 2.1.7. Các test tâm lý 2.2. TÂM LÝ Y HỌC Tâm lý học đại cƣơng nghiên cứu quy luật chung của hoạt động tâm lý, còn các ngành tâm lý chuyên biệt khác nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động thực tiễn nhƣ tâm lý học sƣ phạm, tâm lý học lao động, tâm lý học quản lý ... và tâm lý học y học. Hạt nhân của tâm lý học y học là đạo đức y học, nó liên quan mật thiết đến việc xây dựng con ngƣời toàn diện, phòng bệnh và vệ sinh tâm thần, đƣợc áp dụng trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Tâm lý học y học bao gồm: tâm lý học đại cƣơng và tâm lý học chuyên khoa. Tâm lý Y học đại cƣơng nghiên cứu vấn đề chung liên quan đến tâm lý ngƣời bệnh và thầy thuốc. Tâm lý học y học các chuyên khoa nghiên cứu sâu vào các nội dung cụ thể nhƣ: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa … Từ khi tâm lý học có những bƣớc tiến bộ to lớn: các phòng thực nghiệm tâm lý ra đời; tâm lý y học đƣợc đƣa vào nghiên cứu, giảng dạy trong các trƣờng đào tạo cán bộ y tế, trở nên quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu của y học. Tâm lý học y học là môn khoa học nghiên cứu các trạng thái tâm lý của ngƣời bệnh, thầy thuốc và cán bộ y tế khác trong trong quá trình phòng bệnh, khám và chữa bệnh. Tâm lý học y học nghiên cứu các yếu tố xã hội, hành vi, cảm xúc ảnh hƣởng đến: - Việc giữ gìn sức khỏe. - Sự phát triển và diễn biến của bệnh tật. - Sự đáp ứng của bệnh nhân và gia đình đối với bệnh tật. 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu của tâm lý y học - Phạm vi nghiên cứu của tâm lý học y học đại cƣơng - Những quy luật chung của tâm lý ngƣời bệnh. - Tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế. - Nghệ thuật tiếp xúc với ngƣời bệnh và nhân viên y tế. - Đạo đức y học. - Vệ sinh tâm thần. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu của tâm lý học y học chuyên biệt - Tâm lý bệnh nhân nội khoa. - Tâm lý bệnh nhân ngoại khoa. - Tâm lý bệnh nhân nhi khoa. - Tâm lý bệnh nhân thần kinh, tâm thần. - Tâm lý bệnh nhân ung thƣ. - Tâm lý bệnh nhân da liễu ... 2.2.3. Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học y học - Nhân cách của bệnh nhân. 4
  9. - Nhân cách của ngƣời cán bộ y tế - Mối quan hệ giao tiếp giữa bệnh nhân và ngƣời cán bộ y tế. 2.2.4. Nhiệm vụ của tâm lý học y học - Nghiên cứu tâm lý ngƣời bệnh - Sự khác nhau giữa tâm lý bình thƣờng và tâm lý bệnh. - Sự tác động của môi trƣờng (tự nhiên, xã hội) đối với tâm lý bệnh nhân. - Vai trò tâm lý trong phát sinh và phát triển của bệnh. - Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh, điều trị, phục hồi, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. - Nghiên cứu tâm lý ngƣời cán bộ y tế - Nhân cách, phẩm chất của ngƣời cán bộ y tế. - Đạo đức của ngƣời cán bộ y tế. - Sự giao tiếp của ngƣời cán bộ y tế với bệnh nhân, ngƣời nhà và đồng nghiệp. 2.2.5. Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học - Mối quan hệ tƣơng tác giữa thể chất và tâm lý Thể chất và tâm lý là một khối thống nhất, tác động qua lại, rối loạn tâm lý có thể gây ra các bệnh về thể chất và ngƣợc lại. Khi bệnh nhân tin tƣởng tuyệt đối vào thầy thuốc thì có thể sẽ nhanh hết bệnh. Đó là hiệu ứng placebo hay là giả dƣợc. Trong quá trình điều trị, thầy thuốc thƣờng khai thác tối đa yếu tố tâm lý để giúp quá trình bệnh diễn tiến tốt hơn. Nếu thầy thuốc có mối quan hệ tốt với bệnh nhân, cung cách khám bệnh đúng mực, nói năng nhẹ nhàng, thân tình, giải thích rõ ràng, cặn kẻ … sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn. Đã có một số phƣơng thức điều trị không dùng thuốc mà dựa hẳn vào yếu tố tâm lý nhƣ thôi miên, tự kỷ ám thị … nhằm ổn định tâm lý. - Các chấn thƣơng tâm lý (tâm chấn - Stress) - Các bệnh tâm căn (do tâm lý gây nên) nhƣ: tâm căn hysteria, tâm căn suy nhƣợc, tâm căn ám ảnh. - Các bệnh tâm thể (bệnh thực thể có căn nguyên tâm lý) nhƣ: nhƣ loét dạ dày - tá tràng, tăng huyết áp. - Các bệnh y sinh: là những bệnh, triệu chứng hoặc biến chứng phát sinh chủ yếu do lời nói, tác phong của cán bộ y tế trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân. 2.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý y học - Phƣơng pháp quan sát tự nhỉên - Quan sát, theo dõi các hành vi, hoạt động của đối tƣợng trong điều kiện sống tự nhiên để phán đoán, nhận xét về “cái tâm lý” đã điều hành các hoạt động đó, từ đó rút ra các qui luật, cơ chế của chúng. - Phƣơng pháp tƣơng quan 5
  10. - Tìm cách xác định nét quan hệ hoặc có tƣơng quan dƣơng tính (ví dụ: giữa trí tuệ và năng suất, trí tuệ càng cao thì năng suất học tập càng tốt) hay tƣơng quan âm tính (ví dụ: giữa stress và sức khỏe, stress gia tăng thì sức khỏe có nhiều vấn đề). - Phƣơng pháp thực nghiệm - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm - Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong những điều kiện đặc biệt đã đƣợc chuẩn bị, ngƣời đƣợc thí nghiệm hoàn toàn đƣợc biết mình đang tham gia thực nghiệm, mọi hành vi đƣợc ngƣời làm nghiên cứu quan sát, đo đạc, ghi chép lại một cách chính xác bằng các máy móc, dụng cụ chuyên môn ... - Đây là phƣơng pháp nghiên cứu rất có giá trị giúp phát hiện những đặc điểm tâm lý và những qui luật mà những phƣơng pháp nghiên cứu khác không thể phát hiện đƣợc. - Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên - Đối tƣợng đƣợc tiến hành nghiên cứu trong môi trƣờng thực nghiệm giống nhƣ môi trƣờng sống sinh hoạt tự nhiên, có thể lập đi lập lại nhiều lần và có thể gây ra các thay đổi có tính chất qui luật để phát triển những hiện tƣợng cần nghiên cứu tốt hơn. - Ƣu điểm: nghiên cứu gần nhƣ gắn liền với cuộc sống, các quá trình tâm lý xảy ra tƣơng tự nhƣ trong những điều kiện sinh hoạt, lao động, học tập bình thƣờng của đối tƣợng nghiên cứu. - Phƣơng pháp đàm thoại - Trực tiếp hay gián tiếp bằng cách đặt các câu hỏi cho đối tƣợng (có thể hỏi thẳng hay hỏi vòng quanh, hỏi chặn đầu ...), dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi tiếp để thu thập thêm thông tin cần thiết. - Muốn có hiệu quả tốt, ngƣời làm nghiên cứu phải * Xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề cần tìm hiểu. * Tìm hiểu trƣớc các thông tin và một số đặc điểm của đối tƣợng sẽ tham gia đàm thoại. * Linh hoạt dẫn đối tƣợng đi đúng hƣớng của vấn đề. - Phƣong pháp điều tra - Thƣờng dùng bộ câu hỏi (đƣợc xây dựng theo những nguyên tắc nhất định) để thu thập ý kiến, câu hỏi có thể đóng hay câu hỏi mở, và đối tƣợng có thể viết vào bảng trả lời hay trả lời bằng lời nói. - Số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tích xử lý bằng chƣơng trình toán xác suất thống kê. - Phƣơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - Nghiên cứu các sản phẩm: bài văn, bài báo, nhật ký, tranh vẽ, bài hát … giúp ta phát hiện mức độ thông minh, cách thức làm việc, những đặc điểm về kỹ năng, kỹ xảo, những đặc điểm tâm lý, cách suy nghĩ, xúc cảm, sở thích, quan điểm, tính cách, thái độ đối với công việc ... 6
  11. 2.2.7. Các test tâm lý Là phép thử để đo lƣờng tâm lý (mà trƣớc đó đã đƣợc chuẩn hóa trên một số lƣợng ngƣời đủ tiêu biểu), thƣờng đƣợc sử dụng vì trang bị tƣơng đối đơn giản, có thể tiến hành trên nhiều ngƣời, ít thời gian, kết quả nhanh. - Test trọn bộ gồm 4 phần • Văn bản test. • Hƣớng dẫn qui trình tiến hành. • Hƣớng dẫn đánh giá. • Bảng chuẩn hóa. -. Các test thông dụng trên thế giới về xác định trí tuệ nhƣ: test I.Q của Binet ... - Phƣơng pháp nghiên cứu từng trƣờng hợp: (Phƣơng pháp tiểu sử) Có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định các đặc điểm tâm lý cá nhân, bản chất phƣơng pháp này là thu thập và phân tích tiểu sử của từng ngƣời cụ thể để khám phá các yếu tố sản sinh ra những nét trội về nhân cách của những con ngƣời đó cũng nhƣ để phát hiện những trạng thái tâm bệnh lý của bệnh nhân (bằng cách lập và theo dõi tâm bệnh án). - Phƣơng pháp nghiên cứu trên súc vật Có thể nghiên cứu trên súc vật rồi rút ra kết luận ứng dụng cho con ngƣời nhƣ nghiên cứu về mối quan hệ yêu thƣơng giữa mẹ và con bằng cách tách rời mẹ - con sớm trên khỉ .... Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu tâm lý ngƣời bệnh, thầy thuốc ... bằng học thuyết thần kinh. 3. Nội dung thảo luận và hƣớng dẫn tự học 3.1. Nội dung thảo luận Vai trò thiết yếu của tâm lý học y học trong ngành y dƣợc. Nghiên cứu tâm lý ngƣời bệnh, thầy thuốc….bằng các học thuyết thần kinh. 3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành, thực nghiệm. 3.3. Nội dung hƣớng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế nghề nghiệp và cuộc sống. 7
  12. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TÂM LÝ 1. Thông tin chung 1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về sự hình thành của tâm lý. 1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày đƣợc cấu tạo của hệ thần kinh. 2. Nắm đƣợc quan hệ vỏ và chức năng tâm lý. 3. Trình bày đƣợc thuyết phản xạ về tâm lý. 4. Mô tả đƣợc qui luật hoạt động thần kinh cao cấp. 1.3. Chuẩn đầu ra Ứng dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng. 1.4. Tài liệu giảng dạy 1.4.1 Giáo trình Trần Thiện Thuần (2016). Tâm lý Y học. Hà Nội: NXB. Y học. 1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thị Minh Đức (2012). Tâm lý và đạo đức y học. Hà Nội: NXB. Giáo dục. 2. Nguyễn Huỳnh Ngọc (2011). Tâm lý học Y học Y đức. NXB Giáo dục VN 3. Phạm Ngọc Thanh (2012). Bài giảng Tâm lý học Y khoa. Trƣờng Đại học Phạm Ngọc Thạch. 1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 2. Nội dung chính Nhiệm vụ quan trọng của tâm lý học là nghiên cứu những quy luật hoạt động về sinh lý thần kinh cấp cao. Có hiểu đƣợc những quá trình hoạt động thần kinh diễn ra trong não thì mới hiểu rõ hiện tƣợng của đời sống tâm lý vì tâm lý là hoạt động của não bộ. .2.1. NÃO VÀ TÂM LÝ Tâm lý là hiện tƣợng tinh thần do các sự vật hiện tƣợng của thế giới khách quan tác động vào bộ não gây nên. Tâm lý gắn liền với hoạt động của bộ não. Mọi cái diễn ra trong khi ta nhìn, nghe, suy nghĩ, nhớ lại mọi phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật, mọi tình cảm sâu sắc nhƣ tình yêu, tình bạn, lòng tin, nỗi đau thƣơng, niềm hạnh phúc ... đều qua hoạt động của não. Tâm lý không tồn tại ở bất cứ nơi đâu. Tế bào thần kinh ở vỏ não là tế bào đã đƣợc biệt hoá rất cao, vỏ não là nơi nhận các tác động từ bên ngoài tạo ra các hình ảnh tâm lý: cảm giác, tri giác, tƣởng tƣợng, tƣ duy, 8
  13. v.v... là nơi chuẩn bị cho các tác động, hoạt động nhiều vẻ của con ngƣời. Đời sống tâm lý sẽ bất ổn nếu não và vỏ não không bình thƣờng. 2.2. CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH - Nơron thần kinh Là tế bào thần kinh, gồm thân và các nhánh. Dựa vào chức năng ta chia ra 03 loại thần kinh - Nơron hƣớng tâm, nhận luồng xung thần kinh từ ngoài vào não. - Nơron liên kết, liên hệ các điểm khác nhau trong hệ thần kinh. - Nơron ly tâm, đƣa luồng thần kinh từ não đến các cơ quan khác. Ở ngƣời hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ƣơng và hệ thần kinh ngoại vi. * Hệ thần kinh trung ƣơng gồm não bộ và tủy sống Có chứa chất xám và chất trắng. Chất xám chứa các thân nơron, chất trắng chứa các sợi thần kinh. Về mặt chức năng hệ thần kinh còn chia ra 02 hệ thần kinh động vật và thực vật. - Hệ thần kinh động vật điều khiển những hành vi chuyển động trong không gian. - Hệ thần kinh thực vật điều khiển những quá trình trao đổi, chuyển hóa chất và hoạt động cơ quan nội tạng - Tủy sống - Hình trụ, nằm trong cột sống. 02 bên tỏa ra 31 đôi dây thần kinh. Sừng sau là dây thần kinh hƣớng tâm (cảm giác), sừng trƣớc là dây thần kinh ly tâm (vận động). - Chất xám nằm ở trong, hình chữ H, có 03 cặp sừng trƣớc, sau, và bên. Sừng trƣớc hình tứ giác và ngắn, sừng sau nhỏ, dài. Sừng bên nối với nhau bằng mép xám. Chất xám điều khiển vận động tay, chân, lƣng và những trung khu của những vận động bài tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và co giãn mạch máu. - Chất trắng bao bọc phía ngoài của chất xám, chứa các sợi thần kinh. - Não bộ - Nặng khoảng 1400g, gồm đại não, tiểu não, não giữa, não trung gian và các bán cầu đại não. - Đại não và tiểu não có chất xám nằm ngoài, chất trắng nằm phía trong. - Tiểu não: có những đƣờng dẫn truyền nối với các phần khác của hệ thần kinh, là trung khu phối hợp các cử động và duy trì trƣơng lực bình thƣờng của các cơ. - Não giữa: gồm củ não sinh tƣ và cuống não, là trung khu đảm bảo sự phân phối đồng đều trƣơng lực của các cơ và tham gia thực hiện các phản xạ cân bằng, các phản xạ định hƣớng. - Não trung gian: có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cơ thể, gồm có hai đồi thị, những nhân lớn và vùng dƣới mà phần thấp là nơi có trung khu của các tuyến tiết quan trọng. Mọi đƣờng dẫn truyền thần kinh hƣớng tâm đi lên vỏ não đều qua đồi thị. • Đồi thị bị thƣơng tổn sẽ gây ra rối loạn cảm giác hay mất hẳn cảm giác. 9
  14. • Vùng dƣới thị là cơ quan cao nhất của hệ thần kinh thực vật, là nơi tập trung các trung khu điều khiển việc chuyển hóa các chất trong cơ thể nhƣ tiết mồ hôi, điều hòa nhiệt độ. - Các bán cầu đại não: là phần cao nhất của hệ thần kinh trung ƣơng gồm vỏ não và những nhân dƣới vỏ. Những nhân dƣới vỏ + đồi thị của não trung gian = vùng dƣới vỏ. Vỏ não và vùng dƣới vỏ thực hiện những phản xạ, đó là cơ sở sinh lý của các quá trình tâm lý. Hệ thần kinh thực vật điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng nhƣ tim, phổi, dạ dày, ruột, mạch máu, tuyến nội tiết ... Hệ thần kinh thực vật chia ra hệ giao cảm và hệ đối giao cảm, tác động đến cả những quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể và các quá trình diễn ra trong các cơ và giác quan. Nó còn tác động trở lại các phần khác của hệ thần kinh trung ƣơng kể cả vỏ não, do đó ảnh hƣởng đến các quá trình tâm lý. Ngƣợc lại, những quá tình tâm lý lại ảnh hƣởng trở lại hệ thần kinh thực vật. Những cảm xúc và tình cảm mang tính tích cực, trạng thái tâm hồn phấn chấn có thể làm hƣng phấn hệ thần kinh thực vật và tạo nên thuận lợi cho hoạt động của toàn cơ thể. Hệ thần kinh giao cảm tăng cƣờng hoạt động của các cơ quan, còn hệ đối giao cảm ức chế các hoạt động đó. 2.3. VỎ NÃO VÀ CHỨC NĂNG TÂM LÝ - Những đặc điểm cấu tạo của vỏ não Cấu tạo của vỏ não và vùng dƣới vỏ phức tạp, là cơ quan hoạt động thần kinh cấp cao. Vỏ não là nơi tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, phân tích và đáp lại bằng những phản ứng thích hợp. Nhƣ vậy vỏ não vừa thực hiện sự phản ánh hiện thực khách quan, vừa điều khiển các loại hoạt động phức tạp của con ngƣời. Mặt ngoài vỏ não có nhiều khe rãnh chia các bán cầu thành bốn thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dƣơng. Chất trắng Vỏ não Nhân xám dƣới võ - Vỏ não, trung tâm của những khí quan phân tích (giác quan) - Bộ máy thụ cảm: gồm những sợi thần kinh và đầu chót ngoại vi của tế bào thần kinh ở các cơ quan cảm giác bên ngoài và bên trong. Đó là những trạm biến thế, biến năng lƣợng bên ngoài thành xung động thần kinh. - Các sợi thần kinh hƣớng tâm truyền xung động thần kinh từ bộ máy thụ cảm vào hệ thần kinh trung ƣơng. - Trung khu vỏ não của khí quan phân tích Ba bộ phận này hoạt động thống nhất hữu cơ với nhau. - Định khu chức năng tâm lý trong vỏ não 10
  15. Vào cuối thế kỷ 19 ngƣời ta cho rằng trong não có những vùng cố định điều khiển từng chức năng tâm lý nhƣ có vùng tri giác, vùng tính toán, vùng tƣ duy, vùng ký ức, vùng tƣởng tƣợng, vùng yêu thƣơng, vùng thù ghét ... Thực tế trong một hoạt động tâm lý đơn giản nhƣ cảm giác, tri giác đã có sự tham gia của nhiều trung khu. Ví dụ: khi nhìn một tấm vải mới, ta nhận biết cả màu sắc, hình dáng, bề mặt trơn mịn hay xù xì, cả tiếng sột soạt và mùi thơm của vải mới, và tri giác đó là vải gì. Vỏ não tuy chia ra các vùng khác nhau về hình thái và chức năng nhƣng không có trung khu cố định riêng cho từng chức năng tâm lý. Một hiện tƣợng tâm lý có nhiều trung của vỏ não tham gia, một trung khu lại có thể tham gia vào nhiều hiện tƣợng tâm lý. - Quan hệ giữa vỏ não và những vùng dƣới vỏ Vỏ não giúp cho cơ thể nhận biết đƣợc mọi tác động, mọi biến đổi của môi trƣờng chung quanh và môi trƣờng bên trong cơ thể, đồng thời báo hiệu cho các cơ quan khác của cơ thể thích nghi hay đối phó với những biến đổi ấy. Dựa vào những hình ảnh tâm lý hình thành ở vỏ não mà cơ thể có một hoạt động này hay hoạt động khác. Vỏ não có quan hệ với những phần nằm dƣới vỏ để thực hiện chức năng đó. 2.4. THUYẾT PHẢN XẠ VỀ TÂM LÝ - Phản xạ là gì? Phản xạ chỉ phản ứng của cơ thể đáp lại một kích thích tác động vào giác quan. Mọi hiện tƣợng tâm lý đều là những phản xạ của hệ thần kinh, đáp lại những tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Phản xạ là phản ứng có tính quy luật của cơ thể đáp lại những tác động bên ngoài. Phản ứng đó đƣợc thực hiện nhờ hoạt động của hệ thần kinh. Ví dụ: khi chạm tay vào ly nƣớc nóng, ta sẽ rụt tay lại, chớp mắt khi gặp ánh sáng chói, giật mình khi nghe tiếng nổ mạnh, chảy nƣớc bọt khi nhìn thấy một múi chanh mọng nƣớc, v.v... Ngoài ra còn có những hoạt động phức tạp nhƣ suy nghĩ, cảm xúc, ý chí, v.v... do cơ chế hoạt động thần kinh phức tạp hơn. Những hoạt động tâm lý đó đều là hoạt động của não phản ứng lại tác động của thế giới khách quan. Phản xạ của não cũng hình thành nên tƣ tƣởng của con ngƣời về mặt sinh lý. - Cấu tạo của phản xạ: (chỉ nói về phản xạ ở cấp não bộ) 03 khâu trong cung phản xạ của xung động thần kinh là: - Khâu dẫn vào (khâu đầu): nhận tác động bên ngoài, biến nó thành xung động thần kinh và truyền các xung động đó vào trung khu thần kinh. - Khâu trung tâm (khâu giữa): quá trình hƣng phấn và ức chế diễn ra trong não và làm nảy sinh ra cảm giác, biểu tƣợng, tình cảm.. và các hiện tƣợng tâm lý nói chung. - Khâu dẫn ra (khâu cuối): Truyền xung đột thần kinh từ trung tâm đến các cơ quan và các tuyến tiết gây ra mọi cử động và hành động của con ngƣời. Thời gian não phân tích tổng hợp tin tức truyền tới và sau đó phản ứng đáp lại, trung bình mất khoảng từ 1 đến 2/10giây. Nếu phản xạ phức tạp thì 5/10 phần giây hoặc hơn nữa. 11
  16. - Sự hình thành phản xạ có điều kiện Có 02 loại: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Cơ chế của phản xạ không điều kiện: Là loại phản xạ bẩm sinh nhƣ rụt tay lại khi bị kim châm vào tay, giật mình khi nghe một tiếng động mạnh. Phản xạ không điều kiện chỉ đảm bảo cho cơ thể thích ứng một cách hạn chế và không đảm bảo đối với môi trƣờng bên ngoài. Để đáp ứng với những hoàn cảnh luôn biến đổi thì cơ thể phải có một hình thức phản ứng khác, đó là phản xạ có điều kiện. - Phản xạ có điều kiện Là loại phản xạ tập luyện đƣợc trong cuộc sống. Ví dụ bật một ngọn đèn trƣớc khi cho chó ăn thức ăn. Sau nhiều lần làm nhƣ thế về sau chỉ mới bật ngọn đèn lên là chó đã tiết nƣớc bọt. Páp - Lốp coi việc tiết nuớc bọt là phản xạ có điều kiện mà vừa là hiện tƣợng sinh lý vừa là hiện tƣợng tâm lý. - Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện Con ngƣời qua tập luyện và qua kinh nghiệm sổng mới tạo cho mình những phản xạ có điều kiện thích nghi với hoàn cảnh sống. Phản xạ có điều kiện là của cá thể chứ không phải của loài nên phản xạ này hình thành nhanh hay chậm, bền hay không bền vững tùy theo cá thể dù có chung điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Phản xạ có điều kiện phụ thuộc một phần vào lứa tuổi. Não ngƣời già kém nhạy bén hơn tuổi trẻ thậm chí có trƣờng hợp không lập đƣợc phản xạ có điều kiện. - Sự ức chế phản xạ có điều kiện - Đang tập trung chú ý việc gì đó tự nhiên suy nghĩ sang việc khác. - Một thói quen đã hình thành rồi mất đi. 2.5. CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Hƣng phấn và ức chế là hai quá trình của hoạt động thần kinh. Tất cả hành động, cảm giác, tƣ tƣởng … của con ngƣời đều dựa trên cơ sở một hoạt động thần kinh. - Hƣng phấn: là trạng thái hoạt động của thần kinh khi có một xung động thần kinh truyền tới. Hƣng phấn giúp hệ thần kinh thực hiện đƣợc phản xạ. Khi con ngƣời đang có một hoạt động ý thức (chú ý, cảm giác, suy nghĩ) thì lúc đó trên vỏ não có điểm hƣng phấn ƣu thế hơn các điểm khác. Do đó trong công tác lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, đào tạo muốn hƣớng sự chú ý, của mọi ngƣời vào một vấn đề gì thì phải tạo ra một điểm hƣng phấn. - Ức chế: giúp hệ thần kinh trì hoãn hoặc làm mất đi một phản xạ. Hƣng phấn và ức chế là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau trong hoạt động thần kinh. Bất cứ một hoạt động thần kinh nào cũng phải dựa vào hƣng phấn và ức chế. Muốn hƣng phấn ở một điểm này thì đồng thời phải ức chế các điểm khác. Thực hiện một động tác đúng quy cách là phải ức chế những động tác sai. Kiên trì một tƣ tƣởng đúng là đã ức chế những ý nghĩ lệch lạc. Tại cùng một điểm lúc này thì diễn ra hƣng phấn rồi lúc khác lại tiếp diễn ức chế, hoặc ngƣợc lại. - Quy luật lan tỏa và tập trung 12
  17. Quá trình hƣng phấn và ức chế không phải cố định ở một chỗ. Từ một nơi nào đó hƣng phấn cũng nhƣ ức chế lan tỏa sang các vùng khác của vỏ não. Sau khi lan tỏa, hƣng phấn hoặc ức chế dần dần tập trung lại trong một phạm vi nhỏ hơn, vào những trung khu thần kinh nhất định. Đó là hiện tƣợng tập trung. Lan tỏa làm cho nhiều vùng của vỏ não tham gia vào hoạt động tâm lý. Lan tỏa diễn ra nhanh hơn tập trung. Quá trình hƣng phấn và ức chế sẽ dần cân bằng khi con ngƣời đã trƣởng thành. - Quy luật cảm ứng qua lại Quá trình hƣng phấn và quá trình ức chế tác động lẫn nhau theo quy luật. Quá trình này trong khi xuất hiện thì đồng thời tạo ra hoặc tăng cƣờng quá trình kia. Đó là quy luật cảm ứng qua lại. - Cảm ứng đồng thời Khi hung phấn xuất hiện thì gây hiên tƣợng ức chế hoặc ngƣợc lại. - Cảm ứng kế tiếp Sau hƣng phấn 1 thời gian chuyển thành ức chế hoặc ngƣợc lại. - Quy luật tƣơng quan giữa cƣờng độ kích thích và cƣờng độ phản xạ Kích thích có điều kiện càng mạnh thì phản xạ có điều kiện đƣợc thành lập càng mạnh và ngƣợc lại. - Quy luật thay đổi giai đoạn trong hoạt động của vỏ não Khi vỏ não không còn hoàn toàn tỉnh táo mà đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thải ức chế thì mối tƣơng quan giữa cƣờng độ kích thích và cƣờng độ phản ứng lại diễn ra khác hẳn. Tùy theo từng giai đoạn (hay pha) ức chế của vỏ não mà mối tƣơng quan ấy có những biểu hiện riêng. - Quy luật hoạt động theo hệ thống Để tiết kiệm đƣợc năng lƣợng nhƣng phản ánh các sự vật hay hiện tƣợng khách quan một cách trọn vẹn thì não không thể tiếp nhận riêng lẻ từng kích thích. Hệ thần kinh trong khoảnh khắc phải phân tích các tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau đến cùng 01 lúc nhƣ nghe, nhìn, tiếp xúc... Đó là hoạt động theo hệ thống. - Quy luật về đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao ở ngƣời Học thuyết về hai hệ thống tín hiệu của Páp – Lốp về sự hoạt động thần kinh cấp cao là: - Hệ thống tín hiệu thứ nhất Những kích thích của tự nhiên và xã hội bên ngoài (trừ ngôn ngữ nghe hoặc nhìn thấy) và những dấu vết của những kích thích ấy dƣới dạng hình ảnh trong bán cầu đại não, trực tiếp tác động vào khi giác quan phân tích gây ra cảm giác, biểu tƣợng về sự vật hiện tƣợng gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Đỏ là cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính trực quan mà cả ngƣời và động vật đều có. Đó là cơ sở sinh lý của mầm mống tƣ duy (tƣ duy cụ thể) của một số động vật bậc cao. 13
  18. - Hệ thống tín hiệu thứ hai Hoạt động tâm lý của động vật chỉ có một chỗ dựa là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Nếu không có tác động của hệ thống tín hiệu thứ nhất thì hoạt động thần kinh cấp cao của chúng lập tức ngƣng lại. Con ngƣời còn có một phƣơng thức hoạt động thần kinh cấp cao mới về chất là hệ thống tín hiệu thứ hai, tức là lời nói. Lời nói cũng trở thành một kích thích có điều kiện có thể gây ra phản ứng nhƣ mọi kích thích thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất. Nhƣng lời nói có những đặc điểm khác hẳn về chất mà không một kích thích nào thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất có thể so sánh đƣợc. - Quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệu Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai. Hệ thống tín hiệu thứ hai bao gồm những tín hiệu của hệ thống tín hiệu thứ nhất. Lời nói muốn trở thành “tín hiệu của tín hiệu” thì phải tác động vào vỏ não của con ngƣời cùng với tín hiệu thứ nhất. Không nhƣ vậy thì lời nói chỉ còn là một âm thanh vô nghĩa. Những ngƣời có hệ thống tín hiệu thứ nhất hoạt động mạnh thì họ nhận thức, ghi nhớ rất đúng về hình dáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh... của hiện tƣợng sự vật mà họ thấy. Đó là những ngƣời nhạy bén và giàu năng lực trong sáng tạo nghệ thuật nhƣ hội họa, âm nhạc, v.v... Khi đã có hệ thống tín hiệu thứ nhất thì hệ thống tín hiệu thứ hai mới có thể phát huy vai trò điều tiết tối cao đối với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Páp - Lốp cho rằng: “nhân tố điều chỉnh các thái độ sống một cách thƣờng xuyên nhất là hệ thống tín hiệu thứ hai”. Tóm lại, xây dựng cơ sở khoa học tự nhiên của tâm lý học từ những quy luật của hệ thần kinh cấp cao nói trên. 3. Nội dung thảo luận và hƣớng dẫn tự học 3.1. Nội dung thảo luận Vai trò thiết yếu của cơ sở hình thành tâm lý. Ứng dụng thực tế các thuyết phản xạ trong đời sống. 3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành, thực nghiệm. 3.3. Nội dung hƣớng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế nghề nghiệp và cuộc sống. 14
  19. CHƯƠNG 3. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI 1. Thông tin chung 1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về tâm lý học lứa tuổi. 1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lớn lên và phát triển của cuộc sống. 2. Liệt kê đƣợc các giai đoạn trong cuộc đời. 3. Trình bày đƣợc các thời kỳ phát triển và các rối nhiễu về tâm lý của từng giai đoạn. 1.3. Chuẩn đầu ra Ứng dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng. 1.4. Tài liệu giảng dạy 1.4.1 Giáo trình Trần Thiện Thuần. (2016). Tâm lý Y học. Hà Nội: NXB. Y học. 1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thị Minh Đức (2012). Tâm lý và đạo đức y học. Hà Nội: NXB. Giáo dục. 2. Nguyễn Huỳnh Ngọc (2011). Tâm lý học Y học Y đức. NXB Giáo dục VN 3. Phạm Ngọc Thanh (2012). Bài giảng Tâm lý học Y khoa. Trƣờng Đại học Phạm Ngọc Thạch. 1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 2. Nội dung chính 2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LỚN LÊN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC SỐNG Gồm hai nhóm: - Nhóm các yếu tố đã hình thành khỉ bƣớc vào thế giới này. - Nhóm các yếu tố có đƣợc sau đó. 2.1.1. Gen, năng lực trí tuệ và thể chất Trẻ thừa hƣởng của cha mẹ các năng lực trí tuệ và thể chất. Khi tâm trí phát triển, trẻ sẽ có khả năng suy nghĩ. Sự thành thạo các chức năng trí tuệ ảnh hƣởng đến quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, sự chú ý, trí nhớ, tƣ duy có liên quan đến sự phát triển về cảm xúc và xã hội. 2.1.2. Các yếu tố môi trƣờng - Những cơ hội học hỏi. 15
  20. - Giao lƣu bạn bè xung quanh. - Mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong các hoạt động. - Các yếu tố khác: Các nhu cầu cơ bản, tình trạng sức khỏe của con ngƣời. 2.2. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CUỘC ĐỜI (08 thời kỳ của đời sống gồm) - Tuổi bế bồng : 0 - 1 năm - Tuổi nhà trẻ : 1 - 3 năm - Tuổi mẫu giáo : 3 - 6 năm - Tuổi thiếu nhi : 6 - 12 năm - Tuổi thiếu niên : 12 - 16 năm - Tuổi thanh niên: 16 - 30 năm - Tuổi trung niên: 30 - 60 năm - Tuổi già : > 60 năm 2.2.1. Tuổi bế bồng - Trẻ là 1 sinh vật hoàn toàn thụ động trong một năm đầu sau sinh, hoạt động theo bản năng. Quan hệ giữa mẹ và con lúc này là mối quan hệ phi ngôn ngữ cho nên mọi nhu cầu của trẻ cần đƣợc ngƣời lớn thỏa mãn. - Trong giai đoạn này bé chƣa có đƣợc ý thức nên bé sẽ đút tất cả mọi thứ mà bé có đƣợc vào miệng nên gọi là “giai đoạn miệng". Hoạt động cảm giác mang tính chất bất phân. Vận động mang tính đồng vận. Về ngôn ngữ thì đến tháng thứ 2 bé mới biết hóng chuyện, phát ra 1 số âm đơn điệu ê, a. Đến 12 tháng mới nói đƣợc 1 số từ đơn giản. Những rối nhiễu tâm lý: • Nếu bố mẹ và những ngƣời thân trong gia đình có sự bất ổn về tâm lý sẽ gây nên vấn đề tâm lý cho trẻ khiến cho trẻ có cảm giác sợ hãi và khó hình thành niềm tin.... • Nếu trẻ không đƣợc đáp ứng nhu cầu tình cảm thì bé sẽ có những phản ứng sau: - Buồn bã. - Khóc la. - Biếng ăn, bỏ ăn. - Không chịu ăn với cha mẹ, chịu ăn với ngƣời khác - Thiếu năng động, ù lì, thụ động 2.2.2. Tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi) Giai đoạn này trẻ nhận ra những đặc tính của đồ vật xung quanh qua cảm giác và vận động. Tuy nhiên vận động vẫn mang tính chất đồng vận do hệ thần kinh chƣa hoàn thiện nhƣng ngôn ngữ đã phát triển và xuất hiện khả năng tƣ duy. Trẻ hiểu lời nói trƣớc khi biết nói và bắt đầu nói đƣợc những từ, rồi những câu đơn giản. Giai đoạn này quan hệ của trẻ với ngƣời lớn mang tính chất 2 chiều “Yêu - Ghét” rõ rệt. Lứa tuổi này rất hiếu động, vận động nhiều hơn và ngôn ngữ phát triển hơn. Trẻ đi đứng leo trèo, chạy nhảy, bi bô suốt ngày nên dễ bị chấn thƣơng. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2