intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thẩm định dự án - TS. Cao Đinh Kiên

Chia sẻ: Nguyen Manh Hung Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:57

86
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu bài giảng: Sau khi học xong chương này, học viên cần nắm được các phương pháp cơ bản để xác định dòng tiền của dự án đầu tư cũng như những tiêu chí cơ bản để thẩm định các dự án này. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết của bài giảng, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thẩm định dự án - TS. Cao Đinh Kiên

  1. Thẩm định dự án TS. Cao Đinh Kiên        Khoa Quản trị Kinh Doanh      Trường Đại học Ngoại Thương                   caokien@ftu.edu.vn
  2. Mục tiêu • Sau khi học xong chương này, học viên cần nắm được các phương pháp cơ bản để xác định dòng tiền của dự án đầu tư cũng như những tiêu chí cơ bản để thẩm định các dự án này. • Phân loại dự án đầu tư trong doanh nghiệp • Các bước cơ bản của thẩm định dự án đầu tư • Các tiêu chí để thẩm định dự án đầu tư • Xác định dòng tiền của dự án đầu tư • Xác định tỷ lệ chiết khấu cho dự án đầu tư
  3. Đánh giá thẩm định dự án đầu tư • Cần xem xét tất cả các dòng tiền liên quan đến dự án • Chiết khấu dòng tiền: sử dụng chi phí cơ hội của vốn • Giá trị gia tăng: cần đánh giá được các dự án một cách độc lập • Cần lựa chọn được dự án tốt nhất trong số các dự án loại trừ nhau (ko thực hiện đồng thời)
  4. Tiêu chí của một phương pháp thẩm định tốt • Một phương pháp thẩm định được coi là tốt nếu có xét đến hay cung cấp thông tin về 3 yếu tố sau: • Giá trị thời gian của dòng tiền • Rủi ro của dòng tiền • Giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
  5. Giá trị hiện tại ròng – Net present value (NPV) • Phần chênh giữa giá trị thị trường và chi phí của một dự án. • Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng lên bao nhiêu nếu thực hiện dự án. • Các bước của phương pháp • Dự toán dòng tiền trong tương lai • Dự đoán tỉ lệ chiết khấu thoả đáng • Tìm giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai rồi trừ đi chi phí của dự án
  6. Giá trị hiện tại ròng (tiếp) • Nếu NPV > 0, dự án sẽ được chấp nhận • Khi NPV >0, dự án được đánh giá là sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp cũng như làm gia tăng tài sản của các cổ đông • Bởi vì mục tiêu tối thượng là làm tăng tài sản của cổ đông, NPV là một cách trực tiếp để kiểm tra dự án này có phù hợp với mục tiêu hay ko
  7. Ví dụ • Một dự án dự tính thu được $3,200/năm trong 4 năm đầu tiên và $5,700 vào năm thứ 5. Dự án có chi phí ban đầu là $9,500. Giá trị hiện tại ròng của dự án là bao nhiêu nếu tỉ suất sinh lời yêu cầu là 16%?
  8. Ví dụ (tiếp) • What is the net present value of a project that has an initial cash outflow of $34,900 and the following cash inflows? The required return is 15.35 percent. Year Cash Flows 1 $12,500 2 $19,700 3 0 4 $10,400
  9. Các tiêu chí • Có xét đến giá trị thời gian của dòng tiền không? • Có xét đến rủi ro của dòng tiền không? • Có cung cấp thông tin về giá trị gia tăng cho doanh nghiệp ko?
  10. Thời hạn hoàn vốn (Payback period) • Thời hạn hoàn vốn của một dự án là số năm cần thiết để tổng dòng tiền tích lũy cân bằng với số tiền đầu tư ban đầu. • Quy luật đầu tư theo thời gian hoàn trả đòi hỏi chỉ chấp nhận một dự án nếu thời gian hoàn vốn nằm trong khoảng xác định của công ty. • Cách tính • Dự toán các dòng tiền • Lấy số tiền đầu tư ban đầu trừ đi các dòng tiền tương lai cho đến khi hoàn vốn
  11. Thời hạn hoàn vốn (tiếp) • Xét dự án: (-$50,000; $30,000; $20,000; $10,000) • Trong vòng 2 năm: thu hồi vốn đầu tư ban đầu • 2 năm = Thời hạn hoàn vốn • Nếu chính sách của công ty là ko chấp nhận các dự án có thời gian hoàn vốn lớn hơn 3 năm  chấp nhận
  12. Các tiêu chí • Có xét đến giá trị thời gian của dòng tiền không? • Có xét đến rủi ro của dòng tiền không? • Có cung cấp thông tin về giá trị gia tăng cho doanh nghiệp ko?
  13. Ưu điểm của thời hạn hoàn vốn • Dễ hiểu • Ưu tiên cho tính thanh khoản của các dự án • Phần nào điều chỉnh cho rủi ro của các dòng tiền tương lai
  14. Nhược điểm của thời hạn hoàn vốn • Giả sử chúng ta có 3 dự án với dòng tiền như sau, chúng ta sẽ chọn dự án nào? Year A B C 0 ­100 ­100 ­100 1 20 50 50 2 30 30 30 3 50 20 20 4 60 60 61 PP (years) 3 3 3
  15. Nhược điểm của thời hạn hoàn vốn • Dòng tiền sau thời hạn hoàn vốn • Không được tính đến • PP: định hướng ngắn hạn • Không có tiêu chuẩn khoa học cho Payback Period • Mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông: không đạt được • Thảo luận: Dưới góc độ quản lý: Ai/Khi nào nên dùng phương pháp PP? Tại sao?
  16. Ai sử dụng phương pháp này? • Quan điểm của nhà quản trị: • PP thường được sử dụng bởi các công ty lớn: khi ra các quyết định nhỏ  nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm • Kiểm soát trong quản lý: cần thời gian ngắn hạn để đánh giá năng lực ra quyết định của nhà quản lý • PP có thể được sử dụng bởi các công ty tư nhân nhỏ có cơ hội đầu tư tốt, nhưng thiếu tiền mặt  ưu tiên thu hồi tiền nhanh
  17. Ví dụ • Công ty ABC đang cân nhắc một dự án sẽ thu được $2100/năm trong 4 năm. Dự án có tỉ lệ chiết khấu là 12% và số vốn đầu tư ban đầu là $5000. Thời hạn hoàn vốn là bao nhiêu?
  18. Ví dụ • Nghiên cứu ba dự án sau và chỉ ra các lỗi chúng ta sẽ mắc phải nếu chỉ chú ý vào yêu cầu hoàn vốn trong hai năm hoặc thấp hơn. Payback Project C0 C1 C2 C3 NPV@ 12% Period A ­ 2000 500 500 5000 B ­ 2000 500 1800 0 C ­ 2000 1800 500 0
  19. Thời hạn hoàn vốn có chiết khấu Discounted Payback Period (DPP) • Chiết khấu các dòng tiền dự án • Sau đó tính thời gian hoàn vốn • Sửa chữa được một trong những hạn chế của PP
  20. Ví dụ • Công ty ABC đang cân nhắc một dự án sẽ thu được $2100/năm trong 4 năm. Dự án có tỉ lệ chiết khấu là 12% và số vốn đầu tư ban đầu là $5000. Thời hạn hoàn vốn có chiết khấu là bao nhiêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2