Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 6 - TS. Hoàng Thị Lan Hương
lượt xem 8
download
"Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 600" tìm hiểu ý nghĩa của từng loại L/C để áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; vận dụng các quy tắc của UCP 600 vào phương thức tín dụng chứng từ, hạn chế rủi ro.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 6 - TS. Hoàng Thị Lan Hương
- BÀI 6 L/C VÀ UCP 600 TS. Hoàng Thị Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015108211 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG L/C không chặt chẽ Công ty A, khách hàng của chi nhánh BIDV yêu cầu mở L/C nhập khẩu thiết bị đóng tàu, cho phép giao hàng từng phần. Theo L/C, việc thanh toán chia làm 2 phần: • Phần I thanh toán 85% trị giá hóa đơn khi xuất trình chứng từ giao hàng. • Phần còn lại (balance) thanh toán khi xuất trình hối phiếu và hóa đơn, trên hóa đơn có ghi rõ ngày giao con tàu (ngày công ty A phải bàn giao con tàu cho một khách hàng khác). Tuy hàng chưa giao hết nhưng người thụ hưởng đã xuất trình chứng từ đòi tiền phần còn lại. 1. BIDV có nghĩa vụ thanh toán không? 2. Rủi ro thuộc về ai? Biện pháp phòng ngừa rủi ro là gì? v1.0015108211 2
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hiểu ý nghĩa của từng loại L/C để áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. • Hiểu rõ và hiểu đúng để vận dụng các quy tắc của UCP 600 vào phương thức tín dụng chứng từ, hạn chế rủi ro. v1.0015108211 3
- NỘI DUNG Phân loại L/C Giới thiệu về UCP 600 Nội dung chính của UCP 600 v1.0015108211 4
- 1. PHÂN LOẠI L/C 1.1. L/C cơ bản 1.2. L/C đặc biệt v1.0015108211 5
- 1.1. L/C CƠ BẢN • L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) • L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) • L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) v1.0015108211 6
- 1.1. L/C CƠ BẢN • L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) Người đề nghị mở L/C có quyền đề nghị ngân hàng phát hành (ngân hàng phát hành) sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ một hoặc số điều khoản của L/C đã phát hành. Không cần có sự chấp thuận của người thụ hưởng. Việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nội dung L/C chỉ có hiệu lực trước khi hàng hóa được giao. L/C có thể hủy ngang gây rủi ro cho người thụ hưởng trên thực tế không được áp dụng. v1.0015108211 7
- 1.1. L/C CƠ BẢN • L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) Sau khi L/C đã được mở, trong thời hạn hiệu lực của L/C, ngân hàng phát hành không được phép sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu không được sự chấp thuận của người thụ hưởng và NH xác nhận (nếu có). L/C không ghi chữ “Irrevocable”: Vẫn được coi là L/C không hủy ngang. Đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng được sử dụng phổ biến trong thực tế. v1.0015108211 8
- 1.1. L/C CƠ BẢN • L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) Là loại L/C không hủy ngang. Theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác (ngân hàng xác nhận) xác nhận việc thanh toán theo L/C. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận (ngân hàng xác nhận) giống như ngân hàng phát hành ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận. L/C xác nhận được đảm bảo bởi 2 ngân hàng an toàn cho người thụ hưởng. Nhu cầu xác nhận L/C phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành, tình hình kinh tế - chính trị của quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở. v1.0015108211 9
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) • L/C giáp lưng (Back – to – Back L/C) • L/C tuần hoàn (Revolving L/C) • L/C dự phòng (Standby L/C) • L/C đối ứng (Reciprocal L/C) • L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) v1.0015108211 10
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) Là L/C không hủy ngang, ghi rõ chữ “Transferable”. Áp dụng cho việc mua bán hàng qua trung gian. Người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền cho người hưởng lợi thứ hai (người xuất khẩu thực sự). Chỉ được chuyển nhượng 1 lần. Chi phí chuyển nhượng: Người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) chịu. Được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp hàng hóa, chỉ là người môi giới. Việc chuyển nhượng phải thực hiện theo L/C gốc (do NH phục vụ người nhập khẩu mở). Chuyển nhượng L/C khác với chuyển nhượng hợp đồng mua bán. Nếu người hưởng lợi thứ 2 không giao hàng, giao hàng không đúng: Người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm. v1.0015108211 11
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C giáp lưng (Back – to – Back L/C) Căn cứ vào L/C gốc đã được mở, người xuất khẩu (thực chất là người trung gian) dùng L/C gốc thế chấp để mở 1 L/C khác (L/C giáp lưng) cho người thụ hưởng khác (người cung cấp hàng thực sự). Áp dụng cho việc mua bán hàng qua trung gian, khi L/C gốc là L/C không thể chuyển nhượng (người nhập khẩu không đồng ý hoặc người xuất khẩu thực sự không đồng ý), người trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa nhưng lại muốn giấu thông tin liên quan. L/C gốc và L/C giáp lưng độc lập với nhau. Về cơ bản 2 L/C có nội dung giống nhau, ngoại trừ: Đơn giá; Thời hạn giao hàng; Thời hạn hiệu lực. v1.0015108211 12
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C tuần hoàn (Revolving L/C) Là L/C không hủy ngang. Sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, L/C tự động có giá trị như cũ. Áp dụng khi hàng hóa được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian, hai bên mua bán quen thuộc và tin cậy nhau. Phải ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn, và số tiền tối thiểu mỗi lần giao hàng. 3 cách tuần hoàn: Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ, không cần có thông báo của NHFH. Tuần hoàn bán tự động: L/C sau có giá trị nếu sau 1 số ngày nhất định kể từ L/C trước hết hiệu lực, không có thông báo của ngân hàng phát hành. Tuần hoàn hạn chế: Chỉ khi nào ngân hàng phát hành thông báo cho người xuất khẩu, L/C kế tiếp mới có hiệu lực. v1.0015108211 13
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C dự phòng (Standby L/C) Bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được thông báo về việc mở L/C, đã nhận tiền đặt cọc, ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành L/C dự phòng, cam kết với người nhập khẩu sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, ứng trước, chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. v1.0015108211 14
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C đối ứng (Reciprocal L/C) L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng đã được mở. Áp dụng khi nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khác nhau. Áp dụng cho phương thức bán hàng đổi hàng. Người mở L/C này là người thụ hưởng L/C kia và ngược lại. L/C mở trước ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”. L/C đối ứng ghi: “L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại ngân hàng…”. v1.0015108211 15
- 1.2. L/C ĐẶC BIỆT • L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) Ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo (NHTB) ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Tên gọi: Red Clause L/C hoặc Advance Clause L/C hoặc Special Clause L/C. Áp dụng cho hàng hóa nông sản, lâm, thổ sản, có tính chất mùa vụ. v1.0015108211 16
- 2. GIỚI THIỆU UCP 600 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển UCP 600 2.2. Tính chất pháp lý của UCP 600 v1.0015108211 17
- 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN UCP 600 • UCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits. • Tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được ICC soạn thảo và phát hành. • Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ khi L/C dẫn chiếu tuân thủ UCP. • Phát hành lần đầu năm 1933, qua nhiều lần sửa đổi: 1951, 1962, 1974, 1983, 1993, 2007. • UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007: Còn 39 điều khoản so với 49 điều khoản của UCP 500 (1993). v1.0015108211 18
- 2.2. TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA UCP 600 • UCP 600 không mang tính chất pháp lý bắt buộc. • Tất cả phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị. • UCP chỉ có hiệu lực pháp lý bắt buộc khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP. • Các bên có thể thỏa thuận trong L/C: Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi 1 hoặc 1 số điều khoản trong L/C. Bổ sung những điều khoản không đề cập trong UCP vào L/C. • Nếu UCP xung đột với luật quốc gia luật quốc gia vượt UCP về mặt pháp lý. • Trong giao dịch L/C, các bên phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó mới đến các điều khoản của UCP. v1.0015108211 19
- 3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA UCP 600 3.1. Các định nghĩa 3.2. Trách nhiệm của các Ngân hàng 3.3. Một số lưu ý khác trong UCP 600 v1.0015108211 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Phương (ĐH Ngoại thương)
11 p | 242 | 12
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 1 - TS. Nguyễn Thị Diệu Chi
28 p | 138 | 11
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 2 - Nguyễn Thị Thanh Phương (ĐH Ngoại thương)
5 p | 236 | 10
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - ThS. Đinh Thị Hà Thu
5 p | 115 | 8
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
29 p | 57 | 8
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 3 - TS. Nguyễn Thị Diệu Chi
34 p | 45 | 7
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
28 p | 22 | 6
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế - Vũ Văn Trung
87 p | 49 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Thị Thiều Quang
38 p | 12 | 4
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 6 - TS. Phan Thị Linh
52 p | 6 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 5 - TS. Phan Thị Linh
37 p | 10 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - TS. Phan Thị Linh
83 p | 9 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 3 - TS. Phan Thị Linh
48 p | 13 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 2 - TS. Phan Thị Linh
68 p | 6 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 7 - TS. Phan Thị Linh
99 p | 6 | 3
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Trần Tú Anh
5 p | 20 | 2
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - ThS. Nguyễn Trần Tú Anh
9 p | 21 | 2
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - TS. Phan Thị Linh
24 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn