intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thanh toán quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

87
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng Thanh toán quốc tế có kết cấu nội dung gồm 7 chương, nội dung tài liệu gồm có: Những vấn đề cơ bản trong thanh toán quốc tế, các phương tiện thanh toán trong thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KINH TẾ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> MÔN: THANH TOÁN<br /> QUỐC TẾ<br /> (Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br /> <br /> Lưu hành nội bộ - Năm 2014<br /> <br /> DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br /> B/L:<br /> <br /> Bill of Lading<br /> <br /> CIF:<br /> <br /> Cost, Insurance and Freight<br /> <br /> C/O:<br /> <br /> Certificate of Origin<br /> <br /> FOB:<br /> <br /> Free On Board<br /> <br /> L/C:<br /> <br /> Letter of Credit<br /> <br /> NHđCĐ:<br /> <br /> Ngân hàng được chỉ định<br /> <br /> NHNT:<br /> <br /> Ngân hàng nhờ thu<br /> <br /> NHPH:<br /> <br /> Ngân hàng phát hành<br /> <br /> NHTB:<br /> <br /> Ngân hàng thông báo<br /> <br /> NHTH:<br /> <br /> Ngân hàng thu hộ<br /> <br /> NHXN:<br /> <br /> Ngân hàng xác nhận<br /> <br /> TNHH:<br /> <br /> Trách nhiệm hữu hạn<br /> <br /> UCP:<br /> <br /> Uniform Customs and Practice for Documentary Credits<br /> <br /> URC:<br /> <br /> Uniform Rules for Collection<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ<br /> 1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế<br /> thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao<br /> đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.<br /> 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế<br />  Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan<br /> hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc<br /> tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.<br />  Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế<br /> phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh<br /> nghiệp.<br />  Đối với các ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch<br /> vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.<br /> 1.2. Cơ sở của thanh toán quốc tế<br /> Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương.<br /> Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế và<br /> ngược lại, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu nói đến ngoại thương. Hoạt động<br /> ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động<br /> phái sinh.<br /> 1.3. Những điều kiện quy định trong thanh toán quốc tế<br /> 1.3.1. Điều kiện tiền tệ<br /> Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc qui định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước<br /> nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời qui<br /> định cách xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực<br /> hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hóa và thanh toán.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1.3.1.1. Lựa chọn tiền tệ<br /> Đồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thỏa<br /> thuận giữa 2 bên mua và bán.<br /> Nhìn chung, đồng tiền được chọn phải là những đồng tiền tự do chuyển đổi<br /> (Free convertible currency), có độ uy tín và có độ ổn định cao, vì chỉ những đồng<br /> tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, và người sở hữu<br /> loại tiền đó được tự do chuyển đổi, hoặc được chuyển đổi sang đồng tiền khác với<br /> điều kiện dễ dàng hơn.<br /> Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD, EURO,<br /> GBP, JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác.<br /> 1.3.1.2. Lựa chọn phương pháp đảm bảo hối đoái cho tiền tệ<br /> a. Điều kiện đảm bảo ngoại hối<br /> Điều kiện đảm bảo ngoại hối là trường hợp hai bên mua bán sẽ thỏa thuận lựa<br /> chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền được lựa chọn<br /> trong thanh toán để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán.<br /> Trước 1 ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này để đối chiếu với tỷ<br /> giá đã xác định, nếu có sự thay đổi sẽ điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng theo sự biến<br /> động đó.<br /> b. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ<br /> Khi lựa chọn đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ, sau khi các bên đã thỏa thuận<br /> thống nhất số ngoại tệ chọn đưa vào rổ tiền tệ thì sẽ xác định tỷ giá trung bình của<br /> cả “rổ” tiền tệ này với đồng tiền đã lựa chọn trong thanh toán tại thời điểm ký hợp<br /> đồng. Trước một ngày kết thúc hợp đồng thanh toán thì lấy lại tỷ giá này. Đối chiếu<br /> sự biến động và điều chỉnh giá trị hợp đồng thanh toán theo sự biến động cho tương<br /> thích.<br /> 1.3.2. Điều kiện địa điểm thanh toán<br /> Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận được tiền còn người mua trả tiền.<br /> Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu<br /> hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.3.3. Điều kiện thời gian thanh toán<br /> Điều kiện về thời gian thanh toán quy định khi nào thì người nhập khẩu phải<br /> trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu lấy thời điểm giao hàng làm mốc, thì thời gian<br /> thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau, hoặc kết hợp các cách<br /> này.<br /> 1.3.3.1. Trả tiền trước<br /> Nghĩa là bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho bên xuất khẩu trước<br /> khi giao nhận hàng hóa. Mục đích trả trước là để người nhập khẩu cung cấp tín<br /> dụng thương mại cho người xuất khẩu, hoặc để ràng buộc người nhập khẩu phải<br /> thực hiện hợp đồng.<br /> 1.3.3.2. Trả tiền ngay<br /> Trả tiền ngay là điều kiện để xác định việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ<br /> và việc trả tiền của người nhận phải được tiến hành đồng thời. Người mua trả tiền<br /> cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.<br /> 1.3.3.3. Trả tiền sau<br /> Trả tiền sau là hình thức bán chịu hàng hóa cho người mua, đây cũng chính là<br /> tín dụng thương mại mà người bán (người xuất khẩu) cung cấp cho người mua<br /> (người nhập khẩu). Người mua trả tiền cho người bán sau khi giao hàng một thời<br /> hạn nhất định (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…).<br /> Các cách trả sau:<br /> - Trả sau 1 lần khi đáo hạn<br /> - Trả sau nhiều lần<br /> 1.3.3.4. Thời gian thanh toán hỗn hợp<br /> Tùy theo tính chất của hợp đồng, tính chất của loại hàng hóa mà điều kiện thời<br /> gian thanh toán có thể vận dụng 1 trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các<br /> cách.<br /> Ví dụ: 1 hợp đồng bán máy móc thiết bị ghi:<br />  10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người bán trong thời hạn 15 ngày sau ngày<br /> ký hợp đồng. (trả trước)<br />  10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người bán ngay sau khi giao hàng (trả ngay)<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2