intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 5 - GV. Nguyễn Thu Hà

Chia sẻ: Fdgvxcc Fdgvxcc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

252
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chương 5 Thị trường cổ phiếu thuộc bài giảng thị trường tài chính và các định chế tài chính nhằm trình bày về cổ phiếu và thị trường cổ phiếu, phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp, giao dịch cổ phiếu trên thị trường thứ cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 5 - GV. Nguyễn Thu Hà

  1. CHƯƠNG 5 THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU (6 tiết)
  2. Những nội dung chính I. Cổ phiếu và thị trường cổ phiếu III. Phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp IV. Giao dịch cổ phiếu trên thị trường thứ cấp
  3. Cổ phiếu • Khái niệm: là một chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của chủ thể phát hành. • Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư (cổ đông) trở thành những chủ sở hữu đối với công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền đã bỏ ra để mua cổ phiếu. • Khi công ty bị phá sản, cổ đông chỉ nhận được những gì sau khi công ty đã trang trải xong các khoản nghĩa vụ khác như thuế, nợ ngân hàng, trái phiếu. • Cổ phiếu là công cụ tài chính không có thời hạn.
  4. Thị trường cổ phiếu • Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp • Thị trường tập trung (sở giao dịch) và thị trường phi tập trung (OTC)
  5. Vai trò của thị trường cổ phiếu • Tạo kênh huy động và phân phối vốn cho nền kinh tế. • Tạo kênh đầu tư mới cho người dân. Huy động vốn nhàn rỗi đưa vào sản xuất, kinh doanh. • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài • Giúp doanh nghiệp đa dạng nguồn vốn. • Tăng tính thanh khoản cho các loại cổ phiếu. • Nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
  6. Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi  Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) (common stock): • Là loại cổ phiếu phổ biến nhất. Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường là người chủ sở hữu của công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. • Là chứng nhận góp vốn không có kỳ hạn và không hoàn vốn vào công ty cổ phần. • Cổ tức không cố định, tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. • Cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý.
  7. Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Quyền lợi của cổ đông cổ phiếu thường: • Quyền hưởng cổ tức • Quyền mua cổ phiếu mới: khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới nhằm tăng vốn. • Quyền bỏ phiếu (biểu quyết) tại đại hội đồng cổ đông • Quyền được chia tài sản thanh lý
  8. Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi  Cổ phiếu ưu đãi (prefered stock): • Cổ phiếu ưu đãi vừa có đặc điểm giống cổ phiếu thường vừa có đặc điểm giống trái phiếu. Đó là loại giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn. • Cổ phiếu ưu đãi ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá hoặc một mức cổ tức tuyệt đối tối đa.
  9. Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi  Cổ phiếu ưu đãi (prefered stock): • Cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn không có thời hạn. Phần góp vốn qua việc mua cổ phiếu của nhà đầu tư không được hoàn trả. • Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, là căn cứ để xác định mức cổ tức và cũng là căn cứ có giá trị khi người chủ sở hữu muốn chuyển thành tiền mặt hay cổ phiếu thường. • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. • Cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông nhưng sau người có trái phiếu khi công ty phá sản
  10. Phát hành cổ phiếu trên TT sơ cấp Phát hành riêng lẻ: phát hành trong phạm vi một số người nhất định với những điều kiện hạn chế. Phát hành ra công chúng: cổ phiếu được bán rộng rãi cho một số lượng lớn nhà đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định cổ phiếu phải được phân phối cho nhà đầu tư nhỏ. Sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp, cổ phiếu sẽ được giao dịch trên SGDCK nếu đáp ứng được các quy định của SGDCK. Nếu không, cổ phiếu sẽ được giao dịch trên thị trường OTC.
  11. Phát hành ra công chúng • Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) : cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được chào bán rộng rãi ra công chúng đầu tư • Chào bán sơ cấp: là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi nhà đầu tư. • Các công ty phát hành thường ủy thác cho các cty chứng khoán làm nghiệp vụ phát hành  nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 11
  12. Bảo lãnh phát hành  Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.  Bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán 12
  13. Bảo lãnh phát hành  Bảo lãnh bao tiêu (với cam kết chắc chắn)  Bảo lãnh theo phương thức dự phòng  Bảo lãnh với cố gắng cao nhất  Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không  Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa 13
  14. III. Giao dịch cổ phiếu trên TT thứ cấp 1. Giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC 2. Giao dịch cổ phiếu trên sở giao dịch - Các loại lệnh giao dịch - Hệ thống giao dịch - Phương thức giao dịch - Phương thức giao dịch tại Việt Nam - Giao dịch ký quỹ
  15. Giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC Đặc điểm (theo nghĩa rộng) • Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung. • Là mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư. • Các hoạt động giao dịch được diễn ra tại các quầy của các ngân hàng và các công ty chứng khoán được trải rộng khắp nơi. • Giá cả và thanh toán được hình thành trên cơ sở thương lượng. • Tiềm ẩn rủi ro cao.
  16. Giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC  Đặc điểm (theo nghĩa hẹp): • Hình thức tổ chức thị trường: phi tập trung • Cơ chế xác lập giá: đấu giá theo giá (quote-driven) • Hệ thống các nhà tạo lập thị trường (dealers, market makers): các nhà tạo lập thị trường có nhiệm vụ liên tục tạo tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ một khối lượng chứng khoán nhất định mà họ làm tạo lập để sẵn sàng mua hoặc bán với khách hàng và hưởng chênh lệch giữa giá mua và giá bán  giao dịch diễn ra giữa nhà tạo lập thị trường và nhà đầu tư.
  17. Giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC  Đặc điểm (theo nghĩa hẹp): • Phương thức thanh toán: thỏa thuận • Tổ chức chặt chẽ sử dụng kỹ thuật cao thông qua mạng máy tính diện rộng, tiện lợi cho giao dịch. • Cổ phiếu giao dịch trên OTC: là cổ phiếu của công ty vừa và nhỏ, có độ rủi ro cao.
  18. Giao dịch cổ phiếu trên sở giao dịch • SGDCK là một thị trường trong đó giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính. • Các thành viên của SGDCK tham gia giao dịch trên sàn hoặc thông qua hệ thống giao dịch đã được điện toán hóa, theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian giao dịch và địa điểm cụ thế. • Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng, đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết do SGDCK đặt ra.
  19. Các loại lệnh giao dịch • Lệnh giới hạn (LO) • Lệnh thị trường (MP) • Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO) • Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ATC) • Lệnh dừng (stop order) 19
  20. Lệnh giới hạn (Limit order)  Lệnh ghi một mức giá cụ thể, là mức giá giới hạn đối với việc thực hiện giao dịch.  Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ VD: mua 1000 cp DHG với giá 109.000 đ  mua tối đa với giá 109.000 đ Bán 2000 cp VNM với giá 90.000 đ  Bán tối thiểu với giá 90.000 đ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0