Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7.1 - Nguyễn Thị Mai Huyên
lượt xem 2
download
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Chương 7.1: Các định chế tài chính, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu được khái niệm, đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại; ngân hàng đầu tư; hiểu được khái niệm, đặc điểm hoạt động của quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm; hiểu được khái niệm, đặc điểm hoạt động của một số định chế tài chính khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7.1 - Nguyễn Thị Mai Huyên
- 23-Feb-2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: Nguyễn Thị Mai Huyên 1 CHƯƠNG 7 CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH 2 MỤC TIÊU CHƯƠNG 7 ✓ Hiểu được khái niệm, đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại; ngân hàng đầu tư. ✓ Hiểu được khái niệm, đặc điểm hoạt động của quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm ✓ Hiểu được khái niệm, đặc điểm hoạt động của một số định chế tài chính khác 3 1
- 23-Feb-2018 NỘI DUNG CHƯƠNG 7 7.1 Ngân hàng thương mại 7.2 Ngân hàng đầu tư 7.3 Quỹ đầu tư 3 7.4 Công ty tài chính 7.5 Công ty bảo hiểm 3 4 7.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7.1.1 Khái niệm 7.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại 5 7.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 6 2
- 23-Feb-2018 7.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7.1.1 Khái niệm Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: – Nhận tiền gửi – Cấp tín dụng – Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 7 7.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại ➢ Nghiệp vụ tài sản nợ ➢ Nghiệp vụ tài sản có ➢ Nghiệp vụ trung gian hoa hồng 8 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản nợ Là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động và vốn vay. 9 3
- 23-Feb-2018 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản nợ Nghiệp vụ tài sản Nợ bao gồm: ▪ Nghiệp vụ tạo vốn tự có ▪ Nghiệp vụ huy động vốn ▪ Nghiệp vụ vay vốn 10 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản nợ ▪ Nghiệp vụ tạo vốn tự có: đây là vốn giúp hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các cấu thành trong vốn tự có bao gồm: vốn điều lệ; các quỹ; lợi nhuận chưa phân phối. 11 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản nợ ▪ Nghiệp vụ huy động vốn: ngân hàng thực hiện huy động vốn thông qua: ✓ Nhận tiền gửi (tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp…để hình thành quỹ cho vay); ✓ Phát hành giấy tờ có giá (các loại giấy nợ như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…). ✓… 12 4
- 23-Feb-2018 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản nợ • Nghiệp vụ vay vốn: NHTM có thể vay các ĐCTC khác thông qua việc chiết khấu, vay qua đêm… nhằm bổ sung thanh khoản, đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển liên tục, hoặc vay NHTW dưới hình thức tái chiết khấu các GTCG, cho vay cầm cố, thế chấp… nếu như việc huy động từ các ĐCTC không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. 13 Hình 7.1: Nguồn vốn của ngân hàng Tiền gửi thanh toán 9% 8% Tiền gửi tiết kiệm 17% 30% Tiền gửi kỳ hạn Vốn vay 36% Các nguồn khác Nguồn: Madura (2009) 14 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản có Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn vào các hoạt động: cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ… 15 5
- 23-Feb-2018 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản có Nghiệp vụ tài sản có bao gồm: ▪ Nghiệp vụ ngân quỹ ▪ Nghiệp vụ cấp tín dụng ▪ Nghiệp vụ đầu tư ▪ Nghiệp tài sản có khác 16 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản có ▪ Nghiệp vụ ngân quỹ: NHTM phải dự trữ một phần nguồn vốn của mình để đảm bảo an toàn cho khả năng thanh toán thường xuyên và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Dự trữ của ngân hàng bao gồm: tiền mặt tại quỹ; tiền gửi tại các ngân hàng khác; tiền gửi tại NHTW; dự trữ các GTCG ngắn hạn. 17 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản có ▪ Nghiệp vụ cấp tín dụng: Các hình thức cấp tín dụng mà các ngân hàng thương mại thực hiện (hoặc triển khai thông qua công ty con theo như luật định) bao gồm cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu. 18 6
- 23-Feb-2018 ➢ Nghiệp vụ tài sản có ▪ Nghiệp vụ đầu tư: Các ngân hàng sử dụng vốn của mình đề đầu tư trực tiếp và gián tiếp. ✓ Đầu tư trực tiếp: hùn vốn liên doanh, cấp vốn thành lập các công ty con (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm…) ✓ Đầu tư gián tiếp: mua các trái phiếu chính phủ (như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái, tín phiếu Ngân hàng trung ương…) hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp. 19 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ tài sản có ▪ Nghiệp vụ tài sản có khác: Ngân hàng thương mại sử dụng vốn vào đầu tư vàng, ngoại tệ, mua sắm tài sản (như toà nhà ngân hàng, các máy vi tính, những trang thiết bị khác…) để phục vụ kinh doanh ngân hàng. 20 Hình 7.2: Các kênh sử dụng nguồn vốn của NHTM (Tính theo tỷ lệ trên tổng tài sản) Cho vay tiêu dùng 10% 9% Cho vay bất động sản 14% Chứng khoán 30% Cho vay thương mại 10% Tiền mặt và tài sản không sinh lãi Cho vay khác 27% Nguồn: Madura (2009) 21 7
- 23-Feb-2018 7.1.2 CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NHTM ➢ Nghiệp vụ trung gian hoa hồng Nghiệp vụ trung gian hoa hồng không trực tiếp tạo lập nguồn vốn và tài sản cho ngân hàng thương mại, ví dụ chuyển tiền; thư tín dụng; uỷ thác, quản lý ngân quỹ; mua bán hộ công trái, kim quý, ngoại tệ; cho thuê két sắt; tư vấn; thanh lý tài sản… 22 7.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 7.2.1 Khái niệm 7.2.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng đầu tư 23 7.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 7.2.1 Khái niệm NHĐT là một định chế tài chính chuyên tư vấn và thực hiện huy động vốn giúp các tổ chức trên thị trường vốn. NHĐT giúp khách hàng phát hành các loại chứng khoán ra thị trường nhằm huy động các nguồn vốn dài hạn cần thiết. Các loại chứng khoán phát hành gồm chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. 24 8
- 23-Feb-2018 7.2.2 Các nghiệp vụ của NHĐT NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ ➢ Vốn vay có đảm bảo: thực hiện bằng Repo thuận chiều; đi vay chứng khoán; Vay không có tài sản đảm bảo: vay các NHTM; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu… ➢ Vốn chủ sở hữu NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ ➢ Cho vay có đảm bảo repo ngược, cho vay chứng khoán, cho vay ký quỹ ➢ Cho vay không đảm bảo: tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ.. ➢ Đầu tư: đầu tư TSTC và đầu tư TSCĐ 25 7.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 7.2.2 Các nghiệp vụ của NHĐT NGHIỆP VỤ TRUNG GIAN HOA HỒNG ➢ Bảo lãnh phát hành chứng khoán ➢ Tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập… ➢ Môi giới ➢ Quản lý đầu tư… 26 7.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ => Về bản chất NHĐT là công ty chứng khoán, nhưng ở mức độ phát triển cao hơn với các loại nghiệp vụ đa dạng hơn. 27 9
- 23-Feb-2018 7.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ Các nghiệp vụ chính của NHĐT: ➢ Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking) ➢ Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading) ➢ Nghiệp vụ nghiên cứu (Research) ➢ Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (Merchant Banking) ➢ Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management) ➢ Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage) 28 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ NHĐT (Investment Banking) – Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng, do đó có thể coi là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp. – Ngoài ra còn có dịch vụ tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. 29 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ đầu tư (Sales & Trading) Bao gồm môi giới và đầu tư. Cụ thể: - Nghiệp vụ môi giới: thường được áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán niêm yết, trong đó ngân hàng đóng vai trò là người đứng ra nhận lệnh, kiểm tra lệnh và truyền lệnh đi cho khách hàng. - Nghiệp vụ đầu tư: bao gômg nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng và nghiệp vụ tự doanh. 30 10
- 23-Feb-2018 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ nghiên cứu (Research) • Nghiệp vụ nghiên cứu nhằm mục đích theo dõi tình hình hoạt động của các cty niêm yết trên thị trường giúp các nhà đầu tư có thể ra được các quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. • Các sản phẩm nghiên cứu bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản phẩm. 31 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ NH bán buôn (Merchant Banking) • Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là loại nghiệp vụ đầu tư song có đối tượng chủ yếu là các sản phẩm thay thế. • Các sản phẩm thay thế như đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính (leveraged finance), các thỏa thuận tín dụng lớn như cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án. 32 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ NH bán buôn (Merchant Banking) Ngoài ra, Một mảng quan trọng của ngân hàng bán buôn là đầu tư vốn tư nhân (private equity). Đây là việc NHĐT đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng để phát triển, làm tăng giá trị thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động. Quá trình đầu tư sẽ kết thúc bằng việc thoái vốn thông qua niêm yết doanh nghiệp được đầu tư lên thị trường chứng khoán hoặc bán cho một bên thứ ba. 33 11
- 23-Feb-2018 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ quản lý đầu tư (Investment Management) Quản lý đầu tư bao gồm: nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản. ✓Quản lý tài sản: quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng tổ chức. ✓Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân (private banking): dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản cho các khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có. 34 CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA NHĐT ➢ Nghiệp vụ nhà môi giới chính (Prime Brokerage) Nghiệp vụ nhà môi giới chính là nghiệp vụ phục vụ các quỹ đầu cơ. Ngày nay nghiệp vụ này rất đa dạng từ xin cấp phép, thiết lập cơ sở hạ tầng, cho thuê văn phòng, kêu gọi nhà đầu tư, thu xếp vốn (thông qua nghiệp vụ repo, cho vay chứng khoán, …), quản trị rủi ro, quản lý dòng tiền thanh khoản, cung cấp giải pháp công nghệ, môi giới đầu tư, thanh toán, lưu ký… cho các quỹ đầu cơ 35 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thị trường tài chính - GV.Lê Trung Hiếu
49 p | 1067 | 254
-
Bài giảng Thị trường tài chính ( Financial Markets )
122 p | 600 | 159
-
Bài giảng Thị trường tài chính ( Bùi Ngọc Toản) - Chương 3: Thị trường vốn
6 p | 379 | 63
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Bài 1: Tổng quan các thị trường và định chế tài chính
43 p | 410 | 49
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Bài 6: Thị trường cổ phiếu
22 p | 398 | 36
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính
16 p | 226 | 30
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và định chế tài chính
24 p | 422 | 30
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Bài 4: Thị trường tiền
23 p | 382 | 27
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Bài 9: Thị trường phái sinh
28 p | 362 | 26
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 7: Thị trường trái phiếu
19 p | 349 | 26
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 2: Cơ sở lãi suất của thị trường tài chính
26 p | 235 | 20
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 1 - ThS. Bùi Ngọc Toản
5 p | 258 | 17
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Bài 10: Thị trường quyền Options Markets
24 p | 268 | 15
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Thị trường tiền tệ và định chế tài chính trung gian - Lê Văn Lâm
47 p | 105 | 7
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếuial Markets
21 p | 9 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 1 - MA. Nguyễn Thị Hải Bình
33 p | 8 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Giới thiệu học phần - ThS. Bùi Ngọc Toản
5 p | 114 | 4
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 2 - Nguyễn Thị Mai Huyên
42 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn