Bài giảng Thống kê kinh tế - ĐH Lâm Nghiệp
lượt xem 7
download
Môn Thống kê kinh tế là môn học trong khung chương trình đào tạo ngành kế toán và các ngành kinh tế khác của trường Đại học Lâm Nghiệp. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thống kê kinh tế trong nền kinh tế. Kết cấu bài giảng gồm 5 chương nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán và một số ngành kinh tế khác thuộc hệ đào tạo của trường Đại học Lâm Nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thống kê kinh tế - ĐH Lâm Nghiệp
- THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG THS. VÕ THỊ HẢI HIỀN THèNG K£ KINH TÕ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
- THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, THS. VÕ THỊ HẢI HIỀN BÀI GIẢNG THỐNG KÊ KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 1
- 2
- LỜI NÓI ĐẦU Thống kê kinh tế là một trong những bộ phận quan trọng nhất, cấu thành khoa học thống kê, đồng thời cũng là một trong các hoạt động chính của cơ quan thống kê quốc gia với chức năng đảm bảo thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Môn Thống kê kinh tế là môn học trong khung chương trình đào tạo ngành kế toán và các ngành kinh tế khác của trường Đại học Lâm Nghiệp. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thống kê kinh tế trong nền kinh tế. Kết cấu bài giảng gồm 5 chương nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán và một số ngành kinh tế khác thuộc hệ đào tạo của trường Đại học Lâm Nghiệp. Bài giảng Thống kê kinh tế do tập thể tác giả Bộ môn Tài chính kế toán, biên soạn bao gồm: - Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Hương biên soạn chương 2, chương 3; - Thạc sỹ Võ Thị Hải Hiền biên soạn chương 1, chương 4 và chương 5; Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng kết hợp cơ sở lý luận gắn liền với thực tiễn để đảm bảo tính thời sự và khoa học.Tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế còn gặp phải. Do vậy, tập thể tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần xuất bản tới Bài giảng được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CCQD Của cải quốc dân CPI Chỉ số giá tiêu dùng CPSX Chi phí sản xuất DT Doanh thu ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm trong nước GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian ICOR Hệ số sinh lời vốn đầu tư ISIC Hệ thống ngành kinh tế tiêu chuẩn quốc tế KTQD Kinh tế quốc dân KTXH Kinh tế xã hội KVTC Khu vực thể chế SNA Hệ thống tài khoản quốc gia TDCC Tiêu dùng cuối cùng TDTG Tiêu dùng trung gian TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VA Giá trị gia tăng VAT Thuế giá trị gia tăng VĐT Vốn đầu tư VSIS Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 4
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ KINH TẾ 1.1. Những vấn đề chung về thống kê kinh tế 1.1.1.Vị trí, vai trò của thống kê kinh tế 1.1.1.1.Vị trí của thống kê kinh tế Sản xuất xã hội phát triển không ngừng theo sự phát triển của xã hội loài người. Sản xuất càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội càng cao, sự hợp tác và liên kết trong sản xuất càng mở rộng. Sự hợp tác và liên kết trong sản xuất không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế, các ngành, các địa phương trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi thế giới theo các phương thức khác nhau.Trong bối cảnh đó, sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết, nhất là trên bình diện vĩ mô. Muốn quản lý và điều tiết của nhà nước nền xã hội, nhất là trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần nắm vững được những thông tin kinh tế cần thiết. Vì thế, thống kê kinh tế - với tư cách là công cụ để nhận thức và quản lý quá trình sản xuất nói riêng, quản lý kinh tế nói chung, đã ra đời khá sớm và không ngừng phát triển. Thống kê kinh tế ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội. Trong các chế độ nô lệ, phong kiến, thống kê kinh tế chỉ mới tiến hành thống kê các chỉ tiêu hiện vật, đơn giản. Thống kê kinh tế phát triển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức cũng như phương pháp luận và hệ thống chỉ tiêu trong các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Hệ thống thống kê kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phục vụ đắc lực cho công tác kế hoạch hoá, cho quản lý trong một thời gian dài và đã đạt những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, có rất nhiều hạn chế, chủ yếu tính các chỉ tiêu kinh tế trong lĩnh vực sản xuất vật chất, nặng nề về hình thái hiện vật, có nhiều khó khăn trong so sánh quốc tế. Hệ thống thống kê kinh tế theo cơ chế thị trường phát triển đa dạng, xâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, quan tâm cả hình thái hiện vật lẫn giá trị. Trong điều kiện mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế, đưa Việt Nam hoà nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp luận tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế theo hướng so sánh được với thống kê nước ngoài và quốc tế là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, góp phần đưa trình độ thống kê Việt Nam dần tiến 5
- kịp trình độ thống kê thế giới và khu vực. Thống kê kinh tế (theo nghĩa rộng) có nhiều bộ phận (ngành). Một bộ phận đi sâu nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp gọi là Thống kê kinh tế vi mô (thống kê doanh nghiệp).Bộ phận khác nghiên cứu hiện tượng chung của nền kinh tế, phục vụ quản lý nền kinh tế trên bình diện vĩ mô. Đó là thống kê kinh tế vĩ mô (thống kê kinh tế). Thống kê kinh tế vi mô và Thống kê kinh tế vĩ mô có quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. 1.1.1.2. Vai trò của thông tin kinh tế, xã hội trong nền kinh tế Trong hệ thống thông tin phục vụ quản lý, thông tin thống kê nói chung, thông tin thống kê kinh tế nói riêng (thông tin về nguồn lực của nền kinh tế, thị trường,liên doanh, liên kết, kết quả hoạt động sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế) giữ vị trí quan trọng. Thống kê nói chung thống kê kinh tế nói riêng, như Lê Nin nói, là một trong những công cụ sắc bén nhất, hùng mạnh nhất để nhận thức hiện tượng kinh tế - xã hội. Chúng cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác để quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Những thông tin này nêu rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, khả năng tiềm tàng của nền kinh tế. Chúng cung cấp những thông tin về sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai (dự đoán ngắn hạn) của đất nước trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Đó là những thông tin cực kỳ cần thiết cho lãnh đạo và chỉ đạo nền kinh tế, làm căn cứ cho hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế đều có cơ quan thống kê riêng của mình. Trong cơ chế thị trường, yêu cầu thông tin nhanh, chính xác lại càng quan trọng đối với quản lý sản xuất- kinh doanh ở tầm vi mô cũng như ở tầm vĩ mô. Đặc biệt, tổ chức và quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô đòi hỏi những thông tin kinh tế- xã hội tổng hợp, thu được từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, thống kê kinh tế - một bộ phận của khoa học thống kê ngày càng trở nên cần thiết, quan trọng trong nền kinh tế thị trường. 6
- 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế Thống kê kinh tế là một bộ phận của thống kê học - một môn khoa học xã hội, tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận khác. Nó vừa giống vừa khác với bộ phận khác. Điều đó được thể hiện trước hết ở đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Thống kê kinh tế là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn diễn ra trong toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Đặc trưng của thống kê kinh tế là nghiên cứu mặt lượng. Nhưng mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế không tách rời nhau, trái lại giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau.Thống kê kinh tế nghiên cứu mặt lượng và thông qua mặt lượng (khối lượng, quy mô, tốc độ phát triển, quan hệ tỷ lệ...) của các hiện tượng kinh tế mà nêu lên bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Nói Thống kê kinh tế nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất có nghĩa là nghiên cứu các quy luật số lượng, không nghiên cứu mặt chất, cũng không nghiên cứu mặt lượng một cách tách biệt, mà dùng con số, số lượng để biểu hiện bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Điều đó cũng có nghĩa là con số thống kê kinh tế là con số có nội dung kinh tế cụ thể, được xác định bởi nội dung kinh tế đó. Do đó, con số của thống kê kinh tế bao giờ cũng chứa đựng nội dung kinh tế - xã hội cụ thể, rõ ràng và bao giờ cũng có đơn vị tính phù hợp. Để tạo ra các con số của thống kê kinh tế, các nhà thống kê cần hiểu rõ nội dung kinh tế của con số cần xác định. Để sử dụng có hiệu quả con số thống kê, các nhà kinh doanh và quản trị cần hiểu đúng con số thống kê kinh tế xét về mặt nội dung kinh tế của nó. Đây là điểm khác biệt giữa thống kê nói chung và các khoa học khác. Quán triệt điều này để tránh việc biến hoạt động thống kê thành trò chơi con số và tạo ra các con số chính xác của một khối lượng không chính xác. Điều đáng chú ý là thống kê kinh tế phải nghiên cứu số lớn các hiện tượng để những nhân tố không bản chất được bù trừ và triệt tiêu, mặt bản chất của hiện tượng mới được thể hiện rõ nét, tính quy luật của hiện tượng mới được khẳng định. Như vậy, thống kê kinh tế nghiên cứu hiện tượng số lớn, không nghiên cứu hiện tượng cá biệt, bỏ qua các hiện tượng cá biệt, đặc thù mà có nghĩa là thống 7
- kê kinh tế chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng số lớn. Thống kê kinh tế nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiên tượng kinh tế - xã hội. Điều này có nghĩa là thống kê kinh tế chỉ nghiên cứu hiện tượng tự nhiên và kỹ thuật. Nó chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên và kỹ thuật đến hiện tượng kinh tế - xã hội. 1.1.3. Một số khái niệm cơ bản 1.1.3.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể Tổng thể thống kê là tập hợp các đơn vị (hay phần tử)thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nào đó. Các đơn vị này gọi là đơn vị tổng thể, như vậy thực chất việc xác định tổng thể là xác định các đơn vị tổng thể. Ví dụ tổng thể dân số Việt Nam, đơn vị tổng thể là mỗi công dân Việt Nam; tổng thể các doanh nghiệp công nghiệp của Hà Nội, đơn vị tổng thể là từng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường trú của Hà Nội tại một thời điểm xác định nào đó. Trường hợp các đơn vị cấu thành tổng thể có thể thấy được bằng trực quan gọi là tổng thể bộc lộ.Ví dụ số lượng sinh viên K61 Kế toán, dân số của huyện Chương Mỹ… Trường hợp các đơn vị cấu thành tổng thể không thể thấy được bằng trực quan gọi là tổng thể tiềm ẩn.Ví dụ số lượng người yêu thích bóng đá… Tổng thể bao gồm những đơn vị giống nhau ở một số đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu gọi là tổng thể đồng chất, ngược lại gọi là tổng thể không đồng chất. Tổng thể bao gồm tất cả các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu gọi là tổng thể chung, chỉ bao gồm một bộ phận gọi là tổng thể bộ phận, tổng thể bao gồm một số đơn vị được chọn ra theo phương pháp lấy mẫu gọi là tổng thể mẫu.Tổng thể cũng có thể là hữu hạn, có thể là vô hạn, ví dụ tổng thể trẻ em sơ sinh, tổng thể khách hàng đã sử dụng sản phẩm của nhà máy…Vì vậy khi xác định tổng thể thống kê không chỉ giới hạn về thực thể (tổng thể gì) mà còn phải giới hạn về không gian và thời gian. 1.1.3.2. Tiêu thức thống kê Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể.Ví dụ khi nghiên cứu dân số theo các tiêu thức giới tính, tuổi,khi nghiên cứu 8
- doanh nghiệp theo các tiêu thức vốn, lao động… Theo đặc điểm tồn tại của hiện tượng tiêu thức thống kê chia thành hai loại: tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian, nó phản ánh hiện tượng tồn tại bao giờ và ở đâu (của ai). Theo thực thể tức bản chất của hiện tượng, tiêu thức thống kê chia thành hai loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng con số, ví dụ tiêu thức giới tính, nghề nghiệp… Tiêu thức thuộc tính có thể biểu hiện trực tiếp (nam, nữ) hay gián tiếp (nhân cách…) Tiêu thức số lượng là tiêu thức biểu hiện trực tiếp bằng con số, ví dụ tuổi, chiều cao, sản lượng… Các trị số cụ thể khác nhau của tiêu thức số lượng gọi là lượng biến.Ví dụ tuổi là tiêu thức số lượng,nhưng tuổi không phải là lượng biến, lượng biến là 15 tuổi, 20 tuổi…Lượng biến có thể phân thành hai loại: lượng biến rời rạc và lượng biến liên tục. Lượng biến rời rạc là lượng biến mà các giá trị của nó có thể là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được bằng số nguyên, ví dụ số lượng sinh viên nghỉ học, số vụ khủng bố… Lượng biến liên tục là lượng biến mà các giá trị của nó có thể lấp kín cả một khoảng trên trục số, ví dụ trọng lượng, chiều cao của người, năng suất lao động… Tiêu thức thực thể khi chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau gọi là tiêu thức thay phiên, ví dụ giới tính nam, nữ. Tiêu thức giúp xác định rõ từng đơn vị tổng thể cũng như tổng thể thống kê, nhờ đó có thể phân biệt đơn vị này với đơn vị khác, tổng thể này với tổng thể khác. 1.1.3.3. Chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong thời gian và địa điểm cụ thể. Chỉ tiêu thống kê có hai mặt khái niệm và mức độ. Khái niệm có nội dung là định nghĩa và giới hạn về thuộc tính, thời gian và không gian. Mức độ phản ánh quy mô, cường độ của hiện tượng và được đo bằng các thang đo khác nhau. Chỉ tiêu thống kê thường mang tính tổng hợp, phản ánh mặt lượng của nhiều đơn vị, nhiều hiện tượng cá biệt. Căn cứ theo các tiêu thức khác nhau để phân loại thì chỉ tiêu thống kê có 9
- thể được phân thành các loại khác nhau. Theo nội dung có thể chia các chỉ tiêu thành hai loại chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu khối lượng là các chỉ tiêu biểu hiện quy mô của tổng thể, ví dụ doanh thu lợi nhuận, dân số, lao động. Chỉ tiêu chất lượng là các chỉ tiêu biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, mối quan hệ so sánh của tổng thể, ví dụ giá thành biểu hiện quan hệ so sánh giữa tổng chi phí sản xuất với số lượng sản phẩm, đồng thời phản ánh trình độ phổ biến về mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm đã được sản xuất ra. Chỉ tiêu chất lượng mang ý nghĩa phân tích, trị số của nó được xác định chủ yếu từ việc so sánh giữa các chỉ tiêu khối lượng. Theo đặc điểm về thời gian có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ. Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm. Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định. Theo hình thức biểu hiện (đơn vị tính), có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên, chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. Ví dụ sản lượng sản xuất của công ty A năm 2015 là 2.050 sản phẩm, doanh thu là 20 tỷ đồng. 1.1.3.4. Thang đo trong thống kê Để lượng hóa hiện tượng nghiên cứu, thống kê dùng các loại thang đo phù hợp với tính chất của dữ liệu. Thống kê sử dụng 4 loại thang đo sau đây: Thang đo định danh là mã số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức, thường dùng cho các tiêu thức thuộc tính.Ví dụ nam 1, nữ 2, hoặc các câu trả lời trong phỏng vấn “có – không”, các con số không có quan hệ hơn kém.Thang đo này dùng để đếm tần số của biểu hiện tiêu thức. Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém, nhưng sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau.Ví dụ: huân chương hạng nhất, nhì, ba, huy chương vàng, bạc, đồng… Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0 nên không so sánh được tỷ lệ giữa các số đo. Ví dụ nhiệt độ 32oC < 35oC và 52oC < 55oC cho phép đo chính xác sự khác nhau giữa hai khoảng bất kỳ, việc cộng trừ các con số là có ý nghĩa. Khoảng cách đều là yêu 10
- cầu với thang đo nhưng biểu hiện của tiêu thức thì không nhất thiết phải bằng nhau. Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối (số không là điểm gốc), để có thể so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đó. Điểm 0 được coi là điểm xuất phát của số đó. 1.1.4.Các đại lượng thường dùng trong thống kê Mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng kinh tế xã hội thường được biểu hiện ở các đại lượng (mức độ) khác nhau. Mức độ đầu tiên được biểu hiện trong thống kê là số tuyệt đối. 1.1.4.1. Số tuyệt đối a.Khái niệm - Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. - Số tuyệt đối nói lên số đơn vị của tổng thể hay của bộ phận (số doanh nghiệp, số công nhân, số sinh viên…) hoặc các trị số một tiêu thức nào đó (giá trị sản xuất nông nghiệp, tổng chi phí sản xuất…). Ví dụ: Số lượng sinh viên lớp nguyên lý thống kê L05 – K60 kế toán là 95người, doanh thu của công ty A năm 2015 là 150 tỷ đồng… Các con số thống kê trên đều là số tuyệt đối. b. Ý nghĩa - Số tuyệt đối trong thống kê có ý nghĩa quan trọng cho mọi công tác nghiên cứu kinh tế, vì thông qua số tuyệt đối sẽ có một nhận thức cụ thể về quy mô, khốilượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu. - Nhờ số tuyệt đối có thể biết cụ thể nguồn tài nguyên, các tiềm năng của nền kinh tế quốc dân, các kết quả phát triển kinh tế, văn hoá, các thành quả lao động màmọi người đã phấn đấu đạt được. - Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để tính các số tương đối và số bình quân. - Số tuyệt đối trong thống kê còn là căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và tổ chức chỉ đạo thực hiện chúng. Do có ý nghĩa quan trọng như vậy, thống kê học coi số tuyệt đối là loại chỉ tiêu cơ bản nhất. 11
- c.Đặc điểm - Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một nội dung kinh tế - xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định và nó khác với các đại lượng tuyệt đối trong toán học. - Số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số lựa chọn tùy tiện mà phải thông qua điều tra thực tế và tổng hợp một cách khoa học. Cũng có khi còn phải dùng các phương pháp tính toán khác nhau mới có được số tuyệt đối. Ví dụ: Muốn có được số liệu vềnguyên vật liệu tồn kho phải căn cứ vào sổ sách và kiểm kê thực tế. d.Đơn vị tính Tùy theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu, số tuyệt đối có thể được tính bằng đơn vị tự nhiên, đơn vị thời gian lao động và đơn vị tiền tệ. - Đơn vị tự nhiên (đơn vị hiện vật) là đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện tượng, các hiện tượng này có thể được tính theo chiều dài, theo diện tích, theo trọng lượng, theo dung tích, theo số đơn vị tổng thể (cái, con, chiếc...), số người, số sự kiện, số hiện tượng. Trong một số trường hợpphải sử dụng đơn vị kép để tính toán như sản lượng điện (kw/h). Trong sản xuất những sản phẩm giống nhau về giá trị sử dụng nhưng khác nhau về kích thước, trọng lượng, công suất… người ta dùng đơn vị hiện vật tiêu chuẩn. Ví dụ: Máy kéo có công suất tiêu chuẩn 15 mã lực… - Đơn vị thời gian lao động như giờ công, ngày công… thường dùng để tính lượng lao động hao phí để sản xuất ra những sản phẩm không thể tổng hợp hoặc so với nhau bằng các đơn vị tính toán khác hoặc những sản phẩm phức tạp do nhiều người lao động thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đơn vị này thường dùng trong công tác định mức thời gian cho sản xuất, tính năng suất lao động, quản lý thời gian lao động của đơn vị. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để biểu hiện giá trị sản phẩm. Nó giúp cho việc tổng hợp nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng và đơn vị đo lường khác nhau. Tuy nhiên, do giá cả hàng hóa luôn thay đổi, đơn vị tiền tệ trở nên không có tính chất so sánh được qua thời gian. 12
- e. Các loại số tuyệt đối Tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu và khả năng thu thập tài liệu trong những điều kiện về thời gian khác nhau, có thể phân biệt 2 loại số tuyệt đối sau: Số tuyệt đối thời điểm - Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Ví dụ: Giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp vào ngày 31/12/N là 20 triệu đồng. Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm nhất định. Các số tuyệt đối thời điểm không được cộng dồn vì trước và sau thời điểm nghiên cứu trạng thái của hiện tượng có thể khác. Số tuyệt đối thời kỳ - Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định. Ví dụ: Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm 2015 là 2 nghìn tấn. Số tuyệt đối thời kỳ hình thành do sự tích lũy về mặt lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu và có thể cộng lại được với nhau, thời gian càng dài thì trị số của chỉ tiêu (sự tích lũy về mặt lượng)càng lớn. 1.1.4.2. Số tương đối a.Khái niệm - Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng nghiên cứu. Đó có thể là kết quả của việc so sánh giữa 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian và không gian hoặc giữa 2 mứcđộ khác loại nhưng có liên quan với nhau. Ví dụ: So sánh tổng doanh thu của công ty A năm 2015 với năm 2014; cơ cấu giới tính lớp K60 kế toán là 95% nữ, 5% là nam… b. Ý nghĩa - Trong phân tích thống kê, số tương đối được sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử nhất định. - Số tương đối trong thống kê cũng nêu lên mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu.Tuy nhiên, trong khi các số 13
- tuyệt đối chỉ mới khái quát được qui mô, khối lượng của hiện tượng thì số tương đối giúp ta đi sâu vào đặc điểm của hiện tượng một cách có phân tích. - Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch, số tương đối luôn giữ vai trò quan trọng. c.Đặc điểm - Số tương đối trong thống kê không phải là con số thu thập được qua điều tra mà là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu đã có (nó phụ thuộc vào số tuyệt đối). - Bất kỳ số tương đối nào cũng có gốc so sánh, tùy mục đích nghiên cứu khác nhau mà ta chọn gốc so sánh khác nhau. Số tương đối được tính bằng phép so sánh,do đó phản ánh hiện tượng một cách có phê phán, trong khi đó số tuyệt đối thìkhông làm được. - Hình thức biểu hiện: số lần, %, đơn vị kép (ví dụ: kg/người, người/km2...) Căn cứ theo nội dung mà số tương đối phản ánh,có thể chia thành 5 loại sốtương đối sau đây: d. Phân loại Số tương đối động thái - Số tương đối động thái (tốc độ phát triển) là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau. - Số tương đối động thái biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. - Số tương đối động thái được sử dụng rộng rãi trong phân tích thống kê vì nó xác định xu hướng biến đổi, tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. - Đơn vị tính của loại hình số tương đối động thái là số lần hoặc phần trăm. Công thức tính: y1 % 100 Trong đó: y0 θ(%): Số tương đối động thái; y1: Mức độ của hiện tượng ở kì nghiên cứu; y0: Mức độ của hiện tượng ở kì gốc; Kỳ gốc ở đây có thể là kỳ liền trước đó (gốc liên hoàn) hoặc là một kỳ nào đó được chọn để so sánh (gốc cố định). 14
- Số tương đối kế hoạch Số tương đối kế hoạch dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vềmột chỉ tiêu kinh tế - xã hội nào đó. Có 2 loại số tương đối kế hoạch. * Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là quan hệ tỷ lệ giữa mức kỳ kế hoạch (tức là mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch)với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kế hoạch hoặc ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh, thường được biểu hiện bằng đơn vị phần trăm (%). - Công thức tính: yk k 100 y0 Trong đó: θk: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch; yk : Mức độ đặt ra trong kỳ kế hoạch về chỉ tiêu nào đó; y0 : Mức độ đạt được ở kỳ gốc (kỳ trước) về chỉ tiêu tương ứng với chỉ tiêu so sánh. Số tương đối hoàn thành kế hoạch - Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa mức thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêukinh tế - xã hội nào đó, thường được biểu hiện bằng đơn vị %. - Công thức tính: y1 T 100 yk Trong đó: θT: Số tương đối thực hiện kế hoạch; y1: Mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch về chỉ tiêu nào đó; yk : Mức độ đặt ra trong kỳ kế hoạch về chỉ tiêu nào đó. Chú ý: - Đối với những chỉ tiêu mà kế hoạch dự kiến tăng là chiều hướng tốt thì số tương đối trên 100% là hoàn thành vượt mức kế hoạch, dưới 100% là không hoàn thành kế hoạch. - Ngược lại,những chỉ tiêu kế hoạch giảm là chiều hướng tốt như giá thành,tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thì số tương đối dưới 100% là hoàn thànhvuợt mức, trên 100% là không hoàn thành kế hoạch. 15
- - Muốn tính số tương đối kế hoạch chính xác cần đảm bảo tính chất so sánh được giữa mức độ kế hoạch và mức độ thực tế (giống nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính, về chỉ tiêu, về đơn vị tính, về phạm vi độ dài và thời gian màmức độ phản ánh). Số tương đối kết cấu Số tương đối kết cấu xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể, là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể, nó biểu hiện bằng đơn vị %. yi kc n 100 y i 1 i Trong đó: θkc: Số tương đối kết cấu (tỷ trọng); yi : Mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ về chỉ tiêu nào đó; i = (1,2,…,n) là thứ tự các bộ phận. Số tương đối cường độ - Số tương đối cường độ biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định, được xác định bằng cách so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. - Mức độ của hiện tượng mà ta cần nghiên cứu trình độ phổ biến của nó được đặt ở tử số, còn mức độ của hiện tượng có quan hệ được đặt ở mẫu số. - Nhìn chung, khi tính số tương đối cường độ phải tùy thuộc mục đích nghiên cứu và mối quan hệ giữa hai hiện tượng để tiến hành so sánh cho phù hợp, đơn vị tính của nó là đơn vị kép, do đơn vị của tử số và mẫu số hợp thành. Số tương đối không gian - Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian và được tính bằng phép so sánh, đánh giá chênh lệch về mức độ giữa hai bộ phận trong một tổng thể hoặc giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian. Ví dụ: So sánh giá cả của một loại hàng hoá giữa hai thị trường, so sánh khối lượng sản phẩm giữa hai xí nghiệp trong cùng một ngành.Tác dụng của sự so sánh này nhằm nêu lên ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau đối với mức 16
- độ của hiện tượng nghiên cứu. - Ngoài ra, còn có thể so sánh các chỉ tiêu cùng loại của hai nước khác nhau trong so sánh quốc tế. - Khi tính đến số tương đối không gian cần tính đến tính chất so sánh được giữa các chỉ tiêu. 1.1.4.3. Số bình quân a. Khái niệm - Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. - Việc tính toán số bình quân trong thống kê xuất phát từ tính chất của hiệntượng nghiên cứu.Một tổng thể thống kê thường bao gồm nhiều đơn vị, giữa chúng có những biểu hiện cụ thể về lượng theo các tiêu thức và thường chênh lệch nhau. Những chênh lệch này do nhiều nguyên nhân tác động tới. Bên cạnh những nguyên nhân chung quyết định đặc điểm cơ bản của hiện tượng, còn có những nguyên nhân riêng ảnh hưởng đến từng đơn vị mà cần tìm một mức độ có tính chất đại biểu nhất, có khả năng khái quát đặc điểm chung của cả tổng thể, mức độ đó chính là số bình quân. b. Ý nghĩa Số bình quân thông dụng trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế-xã hội như lập các chương trình, dự án, kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm nêu lên đặc điểm điển hình của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê học thường dùng các loại số bình quân sau: Số bình quân cộng Số bình quân cộng được tính bằng cách lấy tổng các lượng biến của tiêu thức chia cho tổng số đơn vị tổng thể. Công thức tính: x x1 x2 ... xn xi n n Trong đó: xi(i = 1, 2, …, n) - Các lượng biến; x 17
- - -Số bình quân; n - Số đơn vị tổng thể. Số bình quân cộng gia quyền Vận dụng khi các lượng biến có tần số khác nhau. Nên muốn tính số bình quân cộng, trước hết phải nhân từng lượng biến (xi) với tần số (fi) tương ứng rồi cộng lại và đem chia cho tổng số các đơn vị tổng thể (tổng các tần số). Bằng cách tính này, ta tính được số bình quân cộng gia quyền (còn gọi là số bình quân cộng có trọng số). Công thức: x1 f 1 x2 f 2 ... f n xn x f f ... f 1 2 n Trong đó: xi- Các lượng biến; fi- Tần số(i = 1, 2, …, n); x - Số bình quân. Số bình quân điều hòa Số bình quân điều hòa cũng có nội dung kinh tế như số bình quân cộng, tính bằng cách đem chia tổng các lượng biến của tiêu thức cho số đơn vị tổng thể. Số bình quân điều hòa gia quyền: Công thức: n M 1 M 2 ... M n M i 1 i X n M1 M 2 Mn Mi X1 X 2 .... Xn X i 1 i Trong đó: Mi : Quyền số(i = 1, 2, …, n); Xi: Các lượng biến; X : Số bình quân. Số bình quân điều hòa giản đơn: Số bình quân điều hòa giản đơn là trường hợp đặc biệt của số bình quân điều hoà gia quyền khi các quyền số Mi bằng nhau tức là M1 = M2 = ... = Mn = M. 18
- Công thức: n x n 1 xi i 1 c. Số bình quân nhân Số bình quân nhân là số bình quân của những lượng biến có quan hệ tích số. Số bình quân nhân được dùng để tính tốc độ phát triển bình quân về mức độcủa hiện tượng trong một khoảng thời gian nào đó. Sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian được thống kê xác định thông qua số tương đối động thái (còn được gọi là tốc độ phát triển). Để có được trị số biểu thị tổng quát (chung nhất) về biến động mức độ của hiện tượng, cần sử dụng chỉ tiêu bình quân. Nhưng do các lượng biến (tốc độ phát triển từng kỳ)của tiêu thức nghiên cứu lại có mối quan hệ tích số với nhau nên ta không thể sử dụng mô hình số bình quân cộng. - Tùy thuộc vào sự xuất hiện của các lượng biến trong dãy số ta có: n y t n 1 t 1 . t 2 ... t n n 1 t i n 1 n i1 y 1 t i t1f1 .t2f2 ....tnfn f m fi t fi t i i 1 Trong đó: y1: Mức độ của hiện tượng đầu tiên; yn: Mức độ của hiện tượng thứ n; ti: Tốc độ phát triển từng kỳ (i = 1, 2, …, n); fi: Quyền số (Tần suất) (i = 1, 2, …, n); t : Tốc độ phát triển bình quân. 1.1.4.4. Khoảng biến thiên Là độ lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu. R = xmax- xmin 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 2: Thu thập dữ liệu thống kê
16 p | 291 | 20
-
Bài giảng Thống kê kinh tế: Phần 1 – Nguyễn Văn Vũ An
69 p | 169 | 17
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 6: Ước lượng
7 p | 264 | 14
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - ĐH Phạm Văn Đồng
77 p | 53 | 10
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 3: Tóm tắt và trình bày dữ liệu
9 p | 114 | 9
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 1: Giới thiệu môn học
9 p | 103 | 7
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 2: Thống kê dân số và lao động
17 p | 67 | 6
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 2: Thống kê dân số và lao động (Năm 2022)
19 p | 24 | 5
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 7: Thống kê năng suất
5 p | 32 | 4
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 3: Thống kê của cải quốc dân (Năm 2022)
26 p | 21 | 3
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 4: Thống kê kết quả sản xuất (Năm 2022)
15 p | 12 | 3
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của thống kê kinh tế (Năm 2022)
23 p | 14 | 3
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 4&5: Thống kê kết quả sản xuất
21 p | 31 | 3
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 6: Bảng cân đối liên ngành
10 p | 43 | 3
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 3: Thống kê của cải quốc dân
13 p | 46 | 3
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 5: Thống kê ngân sách nhà nước, tiền tệ và tín dụng (Năm 2022)
13 p | 14 | 2
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 1: Những vấn đề chung của thống kê kinh tế
40 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn