intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK - ThS. Phan Bình Tuy

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:256

223
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK do ThS. Phan Bình Tuy biên soạn nhằm giúp cho các bạn biết được người khai hải quan; điều kiện là đại lý hải quan; nhân viên đại lý hải quan; quy định về kiểm tra sau thông quan; giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK - ThS. Phan Bình Tuy

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG  TÀI CHÍNH ­ HẢI QUAN  THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK Ths. Phan Bình Tuy Phó chi cục trưởng Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn Khu vực 4
  2. CƠ SỞ PHÁP LÝ •  Luật Hải quan – 2014 •  Nghị định 08/2015/NĐ­CP • Thông tư 12/2015/TT­BTC về Đại lý hải quan • Thông  tư  13/2015/TT­BTC  về  Kiểm  soát  SHTT trong lĩnh vực HQ • Thông tư 14/2015/TT­BTC về Phân loại hàng  hóa XNK • Thông  tư  38/2015/TT­BTC  về  TTHQ,  Thuế  XNK, Quản lý thuế
  3. CƠ SỞ PHÁP LÝ •   Thông  tư  39/2015/TT­BTC  về  Trị  giá  tính  thuế • Thông  tư  42/2015/TT­BTC  về  TTHQ  đối  với  phương tiện vận tải XNC • Thông  tư  49/2015/TT­BTC  về  TTHQ  bưu  phẩm • Thông  tư  liên  tịch  64/2015/TTLT­BTC­BCT­ BCA­BQP  về  hóa  đơn,  chứng  từ  hàng  hóa  NK lưu thông trên thị trường • Thông tư 72/2015/TT­BTC về DN ưu tiên 
  4.  Nghị định 08/2015/NĐ-CP • Gồm 9 Chương, 111 Điều, • Thay thế các Nghị định: 1. Số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005; 2. Số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012; 3. Số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 4. Số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 5. Số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007; 6. Quyết định 19/2011/QĐ-TTg, 7. Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg 8. Bãi bỏ một số điều của Nghị định 83/2013/NĐ- CP
  5.  Thông tư 38/2015/TT-BTC • Gồm 9 Chương, 149 Điều, • Thay thế các Thông tư: 1. Số 94/2014/TT-BTC ngày 17/7/2014; 2. Số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014; 3. Số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013; 4. Số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012; 5. Số 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012; 6. Số 183/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012; 7. Số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012; 8. Số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011; 9. Số 45/2011/TT-BTC ngày 19/5/2011; 10. Số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007; 11. Số 13/2014/TT-BTC ngày 14/1/2014; 12. Số 175/2013/TT-BTC ngày 19/11/2013
  6. MỘT SỐ  QUY ĐỊNH CHUNG
  7. Người khai hải quan 1.  Chủ  hàng  hoá  XK,NK.  Trường  hợp  chủ  hàng  hóa  là  thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì  phải thực hiện TTHQ thông qua đại lý HQ 2. Chủ phương tiện, người điều khiển PTVT xuất cảnh, nhập  cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ PTVT ủy quyền. 3.  Người  được  chủ  hàng  hóa  ủy  quyền  trong  trường  hợp  hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi  trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh. 4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa. 5. Đại lý làm thủ tục hải quan. 6. DN cung  ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển  phát  nhanh  quốc  tế  trừ  trường  hợp  chủ  hàng  có  yêu  cầu  khác.
  8. Điều kiện là đại lý hải quan a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc  Giấy  chứng  nhận  đăng  ký  doanh  nghiệp  có  ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng  hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan; b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; c)  Có  hạ  tầng  công  nghệ  thông  tin  đáp  ứng  điều  kiện để thực hiện khai hải quan  điện tử và các  điều kiện khác theo quy định.
  9. Nhân viên đại lý hải quan  a) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở  lên; b) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; c)  Được  cơ  quan  hải  quan  cấp  mã  số  nhân  viên  đại lý làm thủ tục hải quan.  Tổng  cục  trưởng  TCHQ  quyết  định  việc  công  nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm  thủ tục hải quan; cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai  hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý  làm thủ tục hải quan.
  10. Áp dụng quản lý rủi ro  1. CQHQ áp dụng QLRR để quyết định việc kiểm tra, giám  sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ  hoạt  động  phòng,  chống  buôn  lậu  và  vận  chuyển  trái  phép hàng hóa qua biên giới. 2. QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc  thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ  chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải  quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện  pháp quản lý hải quan phù hợp. 3.  CQHQ  quản  lý,  ứng  dụng  hệ  thống  thông  tin  nghiệp  vụ  để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng  QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
  11. Đánh giá tuân thủ pháp luật  của doanh nghiệp a) Doanh nghiệp ưu tiên; b) Doanh nghiệp tuân thủ; c) Doanh nghiệp không tuân thủ;
  12. Doanh nghiệp ưu tiên 1. Tuân thủ pháp luật về HQ, thuế trong 2 năm 2. Chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiêm toa ̉ ́n 3. DN phải thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám  sát, kiểm soát vận hành thực tế của DN 4. Điều kiện về kim ngạch: a) DN XNK đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;  b) DN XK hàng hóa sản xuất tại Việt Nam  đạt kim ngạch  40 triệu USD/năm;  c)  DN XK  hàng  hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc  nuôi,  trồng  tại  Việt  Nam  đạt  kim  ngạch  30  triệu  USD/năm; d)  Đại  lý  hải  quan:  số  tờ  khai  làm  thủ  tục  hải  quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
  13. Doanh nghiệp tuân thủ 1) Trong thời gian 1 năm không: • Trốn  thuế,  gian  lận  thuế,  buôn  lậu  và  vận  chuyển  trái  phép hàng hóa qua biên giới • Các  hành  vi  vi  phạm  hành  chính  có  hình  thức,  mức  xử  phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng HQ 2)  Không  còn  nợ  thuế  quá  hạn,  tiền  chậm  nộp,  tiền  phạt  đối với hàng hóa XK,NK tại thời điểm đánh giá;
  14. Doanh nghiệp không tuân thủ 1) Trong thời gian 1 năm, có hành vi: • Trốn  thuế,  gian  lận  thuế,  buôn  lậu  và  vận  chuyển  trái  phép hàng hóa qua biên giới; • Các  hành  vi  vi  phạm  hành  chính  có  hình  thức,  mức  xử  phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng HQ; 2) Nợ thuế quá hạn quá 90  ngày đối với hàng  Xk,NK kể từ  ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đánh giá.
  15. Chế độ kiểm tra đối với  DN ưu tiên       Việc  kiểm  tra  hải  quan  đối  với  hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh  của  doanh  nghiệp  ưu  tiên  được  thực  hiện  theo  Thông tư riêng của Bộ Tài chính.
  16.   Chế độ kiểm tra đối với  DN tuân thủ 1/Kiểm tra hồ sơ: • Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan; • Lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải  quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở  phân tích, đánh giá rủi ro; • Hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên  ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ.
  17. Chế độ kiểm tra đối với  DN tuân thủ 2/ Kiểm tra thực tế hàng hóa: • Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan; • Lựa  chọn  không  quá  1%  trên  tổng  tờ  khai  hải  quan  hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  trên  cơ  sở  phân tích, đánh giá rủi ro; • Theo  quy  định  của  pháp  luật  chuyên  ngành  phải  kiểm tra thực tế hàng hóa. 3/Kiểm  tra  đánh  giá  tuân  thủ:  CQHQ  kiểm  tra  đánh  giá  tuân  thủ  không  quá  5%  trên  tổng  số  doanh nghiệp tuân thủ
  18. Chế độ kiểm tra đối với  DN không tuân thủ 1) Kiểm tra trực tiếp hồ sơ: • Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan • Hàng hóa theo quy  định của pháp luật  chuyên  ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ • Lựa chọn kiểm tra không quá 50% trên tổng tờ  khai hải quan hàng hóa XK, NK trên cơ sở phân  tích, đánh giá rủi ro;
  19. Chế độ kiểm tra đối với  DN không tuân thủ 2/ Kiểm tra thực tế hàng hóa: • Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan; • Theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải  kiểm tra thực tế hàng hóa. • Lựa  chọn  kiểm  tra  thực  tế  hàng  hóa  không  quá  20%  trên  tổng  tờ  khai  hải  quan  hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  trên  cơ  sở  kết  quả  phân  tích,  đánh giá rủi ro.
  20. Cơ chế một cửa quốc gia 1. DN khai thông tin, nộp chứng từ điện tử để thực hiện thủ  tục  hải  quan  và  thủ  tục  hành  chính  thông  qua  Cổng  thông tin một cửa quốc gia.  2. CQNN tiếp nhận và xử lý thông tin của  DN; phản hồi kết  quả  xử  lý  cho  DN;  trao  đổi  thông  tin  thủ  tục  hành  chính  giữa  các  CQNN  với  nhau  thông  qua  Cổng  thông  tin  một  cửa quốc gia. 3. DN tiếp nhận kết quả xử lý từ các CQNN thông qua Cổng  thông tin một cửa quốc gia. 4.  CQHQ  căn  cứ  kết  quả  xử  lý  của  các  CQNN  để  thông  quan  hàng  hóa  và  phản  hồi  kết  quả  cho  DN  thông  qua  Cổng thông tin một cửa quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2